Hiệu trưởng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Hiệu trưởng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

trường mầm non

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

1.4.1.1. Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe của trường

Kế hoạch hoạt động chung của trường thường do Hiệu trưởng xây dựng Để có thể quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường mầm non công việc đầu tiên của Hiệu trưởng là “lập kế hoạch”. Kế hoạch chăm sóc sức khỏe của trẻ được xây dựng dựa trên cơ sở yêu cầu của Chương trình

GDMN và điều kiện cụ thể của trường mầm non.

chăm sóc sức khỏe trẻ của năm học trước và những trọng tâm của năm học mới do bộ, sở, thành phố, quận, huyện, phòng giáo dục trực thuộc quản lý triển khai hướng dẫn (chung với kế hoạch thực hiện các mặt công tác của cả năm học của trường) có tham khảo bàn bạc với phó hiệu trưởng phụ trách khâu chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ. Kế hoạch phải nêu được

những công việc cụ thể của từng nội dung phải quản lý, các biện pháp tiến

hành, các yêu cầu, mức độ phải đạt. Tức là xác định trước mình phải làm gì? Khi nào làm? Đạt mức độ nào? Ai làm?

1.4.1.2. Kế hoạch của khâu chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ

Kế hoạch này thường do phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng dưới sự hướng dẫn của hiệu trưởng.

Kế hoạch này sẽ được cụ thể hóa và chi tiết hóa chung với kế hoạch của trường, thể hiện được những định mức cụ thể, lượng giá được những nhiệm vụ được giao đặc biệt phải xây dựng một hệ thống biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ đó.

a) Nhiệm vụ của khâu chăm sóc là

Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, học tập, vui chơi của trẻ. Chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ nhất là trong giai đoạn hiện nay các trường đang thực hiện chuyên đề “Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ” đảm bảo cung cấp đủ lượng Kilôcalo trong ngày theo quy định, đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn cho trẻ phòng chống SDD, thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng chiều cao, thực hiện đầy đủ các nội dung y tế học đường quy định.

Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ,thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính, hồ sơ sổ sách, đảm bảo công khai tai chính mỗi ngày.

b) Nội dung chính của kế hoạch khâu chăm sóc sức khỏe phải nêu được

Đặc điểm tình hình của trường, điểm mạnh, điểm yếu, tình hình sức khỏe của trẻ, chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ của năm năm học trước đạt

được ở mức độ nào? cụ thể phải phân loại sức khỏe trẻ, mức Kcalo đạt năm

học trước là bao nhiêu có cân đối không? Tình hình cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ.

Đề ra mục tiêu phải đạt vào cuối năm học, dựa vào kết quả phân loại tình hình sức khỏe trẻ ở trên để nêu các vấn đề cụ thể cần giải quyết, định ra chỉ tiêu, các chỉ tiêu này phải căn cứ trên các điều kiện phụ trợ, đảm bảo chỉ tiêu có tính khả thi, tránh đề ra các chỉ tiêu quá sức hoặc trong các điều kiện hoạt động quá khó khăn.

c) Quy trình xây dựng kế hoạch của khâu chăm sóc chăm sóc sức khỏe Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Hiệu trưởng phải cung cấp đầy đủ tài liệu, văn bản, chỉ đạo liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ để phó hiệu trưởng nắm, hiệu trưởng nghiên cứu kỹ những phần liên quan đến nhiệm vụ của khâu chăm sóc sức khỏe trẻ, điều tra cơ bản về tình hình giáo viên, về cơ sở vật chất, tổng hợp thông tin xử lý.

Bước 2: Phó hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch, tham khảo ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, các thành viên, các bộ phận có liên quan.

Bước 3: Thông qua dự thảo, tổ chức thảo luận nhằm thống nhất mục đích chương trình hành động, biện pháp và các chỉ tiêu đề ra.

Bước 4: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch của tổ, chỉ đạo bổ sung những điều cần thiết. Sau khi Hiệu trưởng duyệt xong kế hoạch của khâu chăm sóc sức khỏe rồi trên cơ sở đó từng thành viên trong các bộ phận tiến hành xây

dựng kế hoạch cá nhân.

1.4.1.3. Kế hoạch cá nhân

Nêu rõ trách nhiệm được giao: Các điều kiện đẻ thực hiện nhiệm vụ, khó khăn, nhiệm vụ, bản thân, cơ sở vật chất, trẻ. Các chỉ tiêu phấn đấu, đối với các giáo viên ngoài các công tác đề ra về mặt dạy có thêm các yêu cầu về công tác chăm sóc như: tại sao phải giữ sức khỏe, dạy trẻ giữ gìn sức khỏe bằng cách giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, luyện tập thể dục, thể thao, cách phòng bệnh khi thời tiết thay đổi, nề nếp sinh hoạt trong ngày, kết hợp với phụ huynh, giáo viên làm chung lớp như thế nào trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kết hợp giữa vui chơi, giải trí thế nào cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Riêng với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch cá nhân ghi rõ những việc mà mình trực tiếp làm, những việc nào mà mình chỉ đạo người khác làm, các biện pháp để nắm và theo dõi được các bộ phận thực hiện công tác thế nào.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

1.4.2.1. Triển khai kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ trong nhà trường và hội cha mẹ học sinh

Muốn kế hoạch được vận hành tốt theo đúng kế hoạch đề ra, hiệu trưởng phải làm thế nào cho mọi người thông suốt được kế hoạch, phải có sự thống nhất về kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ, các mục tiêu cần đạt vào cuối năm hay từng thời điểm, không phải kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe chỉ có các bộ phận trực tiếp biết đến mà các thành viên khác trong

trường cũng phải thông suốt. Hiệu trưởng phải biết và làm thế nào để phối

hợp được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, muốn làm được điều này thì trong kế hoạch hiệu trưởng phải đề ra được các yêu cầu cần phối hợp giữa các lực lượng, nhất là

huy động được sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh về cả vật chất và chất lượng chăm sóc trẻ

1.4.2.2. Xây dựng nề nếp kỷ cương trong mọi hoạt động của các bộ phận

Hiệu trưởng phải nắm rõ lịch hoạt động cụ thể của từng bộ phận. Yêu cầu mỗi người tự giác chấp hành theo lịch hoạt động, giờ nào việc nấy. Hiệu trưởng phân công với phó hiệu trưởng có mặt thường xuyên trong các giờ hoạt động sinh hoạt ăn, ngủ, vệ sinh, tập luyện, vui chơi của trẻ, kịp thời và có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn quy định.

Đảm bảo sự nhịp nhàng liên tục giữa các khâu trong dây chuyền hoạt động. Tránh chồng chéo cùng một người mà phân công một lúc nhiều hoặc tắc nghẽn ở một bộ phận nào đó làm ảnh hưởng đến khâu khác và cả dây chuyền hoạt động đến khi phải ngưng trệ. Kịp thời bổ sung người thay thế nếu có nhân sự ở bộ phận nào vắng.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lảnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường mầm non là hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học. Đối với Hiệu trưởng phải tổ chức chỉ đạo trên tất cả các mặt hoạt động của nhà trường.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch (chẳng hạn kế hoạch năm học), chúng ta phải xây dựng các kế hoạch tác nghiệp (cho quý, tháng, tuần,

ngày), cụ thể hóa các hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm:

Chỉ huy, ra các quyết định làm cho hoạt động nhà trường diễn ra thuận lợi theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu mong muốn.

Động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn, có sự khen thưởng bằng vật chất nếu thấy cần thiết.

Theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sữa chữa (nếu có).

Hỗ trợ kịp thời cho GV trong quá trình thực hiện kế hoạch.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non

Kiểm tra làmột hoạt động đo lường nhằm điều chỉnh các hoạt động của

cá nhân và của cán bộ quản lý để xác định rằng: Công việc và các hoạt động

tiến hành có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu hay không, chỉ ra những lệch lạc và đưa ra những tác động để điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Kiểm tra là chức năng của hiệu trưởng để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra đã thực tế chưa, đạt đến đâu, như thế nào, từ đó tìm ra biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ biết được điểm mạnh, yếu của cán bộ mình, phát hiện những điều bất hợp lý hay chưa hợp lý trong việc bố trí nhân lực, vật lực trong từng bộ phận của đơn vị mình. Kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá thi đua quá trình chăm sóc trẻ.

Đối với công tác chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non, việc kiểm tra của hiệu trưởng là rất cần thiết vì đây là công tác rất tỉ mỉ, dễ sai sót và có những sai sót khó phát hiện. Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra (định kỳ, đột xuất) và phải phối hợpvới các lực

lượng khác trong trường như công đoàn, ban sức khỏe trường học, cán bộ y tế,ban thanh tra nhân dân để tiến hành kiểm tra.

Để việc kiểm tra có chất lượng phải thực hiện các bước như:

Xây dựng được các tiêu chuẩn, ngoài những tiêu chuẩn chung do ngành quy định, mỗi trường dựa trên đó mà đề ra những tiêu chuẩn riêng phù hợp với hoàn cảnh của trường, lấy đó làm căn cứ để kiểm tra.

Đối chiếu những gì đã làm được với chuẩn, góp ý cách khắc phục những tồn tại đề ra những biện pháp giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình làm việc.

Hướng dẫn các nhân viên trong khâu chăm sóc sức khỏe trẻ và Giáo viên trên lớp sửa chữa những thiếu sót nhằm đưa chất lượng chăm sóc trẻ đạt yêu cầu đề ra của nhà trường, của ngành.

Sau những lần kiểm tra hiệu trưởng cần ghi lại kết quả để theo dõi tiếp quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả kiểm tra, là cơ sở đánh giá thi đua, khen thưởng hay kỷ luật

Kiểm tra là công việc khó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng kiểm tra và kinh nghiệm thực tế để kiểm tra được kỹ càng, phát hiện được những sai sót dù nhỏ nhất. Vì vậy hiệu trưởng cần bám sát thực tế, nắm vững công tác của các tổ chuyên môn, tích lũy nhiều kinh nghiệm có ích cho công tác kiểm tra của mình. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác và sâu sắc sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì tồn tại, thấy được những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w