Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những mặt thành công

Trong công tác CSSK trẻ điểm nổi bật mà quận Phú Nhuận đã làm được là thực hiện khá thành công chuyên đề “Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ” chất lượng bữa ăn được nâng lên, đảm bảo đủ lượng calo cung cấp cho trẻ trong ngày theo quy định, nhận thức của đội ngũ đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, trẻ được sinh hoạt trong môi trường sư phạm lành mạnh.

Công tác chăm sóc cho trẻ SDD, thừa cân, BP được quan tâm đặc biệt có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để giúp trẻ phát triển tầm vóc trí tuệ tốt.

Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có những tác động tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Các chuyên đề “tổ chức hoạt động vui chơi” các hoạt động lễ hội đều được các trường triển khai thực hiện khá tốt. Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm dạy học “dạy số đông” sang dạy cá thể “nhằm hiện đại hóa nhà trường từ nhận thức đến hành động, hoạt động dạy học của thầy cô chăm sóc đến từng học sinh bước đầu có thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong nhà trường và xã hội”. Giáo dục toàn diện đã được các trường quan tâm.

Công tác y tế học đường, an toàn trường học, công tác phòng chống bệnh dịch được triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM, 100% trường được thẩm định trường học an toàn phòng tránh tại nạn thương tích, dụng cụ y tế các trường khá đầy đủ, thuốc được trang bị theo danh mục. Các công tác quản lý bệnh học đường ngày càng chặt chẽ và có các biện pháp phối hộp điều trị kịp thời.

Công nghệ thông tin được áp dụng mạnh mẽ trong công tác quản lý và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ các bộ phận. Với những thành quả đạt được quận Phú Nhuận từng bước xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện

trường mầm non cung ứng dịch vụ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Trong năm 2012 – 2013, với sự nổ lực của toàn ngành quận Phú Nhuận đã được công nhận hoàn thành phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi với tỉ lệ huy động đạt 98%. Hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, đã đề ra.

2.4.2. Những mặt hạn chế

Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, bao cấp, những công tác tham mưu, đề xuất lên cấp trên được giải quyết chậm, đôi khi ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường.

KPDD nhiều trường đạt yêu cầu ở mức thấp, các chất dinh dưỡng vẫn chưa cân đối tốt. Việc quy định tính khẩu phần dinh dưỡng 1 tuần/1 tháng để kiểm tra chất lượng dinh dưỡng có đạt theo yêu cầu không dẫn đến tình trạng các trường tập trung vào tuần được kiểm tra thôi còn những tuần khác thì lơ là.

Thao tác vệ sinh trẻ yêu cầu trẻ thực hiện đúng theo quy trình không còn phù hợp với thực tế và sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, kỹ năng thao tác trẻ còn chậm, yếu, nên thường trẻ thực hiện không đạt yêu cầu.

Đa số các trường chưa trang bị đủ đồ dùng và bảo hộ vệ sinh cho giáo viên và nhân viên phục vụ, không đảm bảo an toàn và sức khỏe cho đội ngũ.

Một số lớp do học năng khiếu trong giờ hoạt động của trẻ nên giờ giấc ăn của trẻ chưa điều độ.

Đôi khi vẫn còn trường hợp giáo viên, nhân viên vi phạm suất ăn của cháu nhưng hiệu trưởng vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Nhất là khâu tiếp nhận thực phẩm, khâu chăm sóc trẻ trong các bữa ăn.

Đội ngũ cấp dưỡng có trình độ tay nghề trung bình và khá còn nhiều. Hầu như việc thực hiện sổ sách và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý chưa được sử dụng rộng rãi.

Khi chỉ đạo thực hiện còn có tình trạng chưa chấp hành nghiêm, đùn việc cho nhau. Thỉnh thoảng khi không có BGH thì lại có tình trạng xuề xòa, qua loa không đảm bảo thao tác, các quy trình đã xây dựng.

Lực lượng tham gia vào công tác kiểm tra cũng chưa làm hết chức năng. Việc đánh giá kết quả chỉ ở mức độ tương đối và việc xử lý các vụ việc vẫn còn mang nặng yếu tố tình cảm.

Tính tự giác của nhân viên phục vụ trong hoạt động nuôi dưỡng chưa cao. Hiệu trưởng chưa tìm ra giải pháp quản lý được việc ăn uống của trẻ khi trẻ về với gia đình.

2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Kết quả khảo sát và qua trao đổi, trò chuyện với các đối tượng có liên quan cho thấy những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Trường mầm non ngoài chịu sự quản lý về chuyên môn theo ngành dọc là các cơ quan quản lý giáo dục, còn chịu sự quản lý theo ngành ngang là chính quyền địa phương. Ở địa phương thường có những công tác ngoại khóa theo phong trào làm cho các kế hoạch hoạt động của nhà trường đôi khi rất bị động.

Do cơ chế quản lý của ta đôi chỗ còn nặng tính bao cấp, lạc hậu, người hiệu trưởng còn bị hạn chế khá nhiều trong việc thực hiện quyền thủ trưởng.

Rất nhiều phụ huynh còn chủ quan, ỷ lại vào nhà trường. Một số khác thì lại chưa quan tâm đúng mức, chưa chịu phối hợp cùng nhà trường trong việc nuôi dưỡng cháu theo khoa học.

từ UBND quận năm 2012 - 2013 tuy có thay đổi đôi chút, nhưng không còn phù hợp và không đủ đáp ứng trong thực tế.

Do cơ chế thị trường phát triển mạnh, nhân sự hợp đồng có tay nghề của các trường không ổn định nên tạo nên sự xáo trộn khá thường xuyên.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhiều hiệu trưởng trẻ mới được đề bạt chưa am hiểu nhiều về hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, chưa qua nghiệp vụ quản lý. Do vậy, còn lỏng lẽo trong công tác kiểm tra giám sát, còn có tâm lý ngần ngại trong xử lý vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của nhà trường. Nhiều hiệu trưởng đôi lúc còn xem nhẹ công tác giáo dục lòng yêu nghề, giáo dục đạo đức cho đội ngũ. Một vài hiệu trưởng có tuổi lại có tư tưởng chủ quan, yên vị, không nổ lực vượt khó, ngại tiếp cận với các thiết bị hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận đến quá trình khảo sát thực tế, với những số liệu cụ thể cho phép ta có những nhận định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ đạt ở mức khá tốt, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì giáo dục mầm non quận Phú Nhuận vẫn còn những hạn chế và bất cập, để công tác chăm sóc sức khỏe trẻ ngày càng đạt được chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu mong muốn của phụ huynh, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội thì cần có thêm một số biện pháp quản lý hiệu quả hơn nữa để đảm bảo giúp sức cho người hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình quản lý. Thực trạng tìm hiểu về quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ được trình bày ở trên chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất những biện pháp chăm sóc trẻ ngày càng hoàn thiện hơn ở giai đoạn sắp tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON,

QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74)