thông qua HĐNGLL
3.2.5.1. Mục tiêu
Nhằm đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh các hoạt động về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, HS, CMHS; Đánh giá công tác bồi dưỡng kỹ năng HĐNGLL ở các nhà trường; Đánh giá việc xây dựng nội dung HĐNGLL; Đánh giá việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐNGLL ở các trường rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
3.2.5.2. Nội dung
- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức HS. - Tổ chức kiểm tra đánh giá
- Xếp loại hạnh kiểm và học lực cuối kỳ, cuối năm
3.2.5.3. Cách thực hiện a) Đối với hịệu trưởng:
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở để HS phấn đấu, rèn luyện và tự đánh giá được hạnh kiểm, đạo đức của bản thân.
Công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng phải được thực hiện có kế hoạch, bài bản, thường xuyên, liên tục. Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của HS do giáo viên chủ nhiệm cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.
Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn những người có phẩm chất và năng lực tốt. Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm làm tốt những nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm quy định tại điều lệ trường trung học.
Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng của trường.
Tham mưu với các cấp chính quyền để giải quyết các vấn đề an ninh trật tự có liên quan đến HS của trường.
b) Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh: (học bạ, hoàn cảnh gia đình….), trao đổi với HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của HS.
Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp. Trao đổi với ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, CMHS để có thêm những thông tin về HS mà giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu.
Giáo viên chủ nhiệm cho HS tự kiểm điểm, nhận xét đối chiếu với tiêu chuẩn để tự xếp loại, sau đó cả lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp.
Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình HS đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả.
c) Đối với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Liên đội nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của từng Chi đội, xây dựng các biểu điểm thi đua giữa các lớp, xây dựng tiêu chuẩn đội viên của nhà trường...
Tích cực hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho HS, phản ánh kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học sinh của lớp.
Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét kỷ luật HS.
Trực tiếp tham gia giáo dục đạo đức HS thông qua các bài giảng và các hoạt động trên lớp trong giờ dạy.
d) Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội
Đánh giá ý thức học tập, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật và các qui định ở nơi cư trú của HS.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Tham khảo ý kiến của các lực lượng giáo dục khác trước xây dựng tiêu chí đánh giá.
Thống nhất về nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá.
Đánh giá chính xác, công khai, minh bạch việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng; biểu dương, khen thưởng, phát huy thành tích và uốn nắn, sửa chữa sai sót một cách kịp thời.
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý được đề xuất
3.3.1. Mục đích thăm dò
Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.
3.3.2. Nội dung thăm dò
Thứ nhất: Các biện pháp quản lý được đề xuất có thực sự cần thiết đối
với việc giáo dục đạo đức cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2 không?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp quản lý được đề xuất
có khả thi đối với giáo dục đạo đức cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2 không?
3.3.3. Cách thực hiện
Tác giả phát phiếu điều tra cho 59 đối tượng, bao gồm: 4 chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo, 7 Hiệu trưởng, 14 Phó Hiệu trưởng, 7 Tổng phụ trách Đội, 7 Tổ trưởng chuyên môn, 20 giáo viên chủ nhiệm của các trường THCS trên địa bàn quận 2.
Thu thập và xử lý dữ liệu thu được để rút ra kết luận về tính cần thiết và tính khả thi của đề tài nghiên cứu
3.3.4. Kết quả thăm dò
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL
1 Nâng cao nhận thức về hoạt động giáodục đạo đức cho HS THCS. 56 94,5 3 5,5 - - 2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNGLL
để giáo dục đạo đức cho HS THCS 40 67,8 14 23,7 5 8,5 3
Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức HS thông qua HĐNGLL
25 42,4 26 44,0 8 13,6 4 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và các lực lượng xã hội 24 40,7 22 37,3 13 22,0 5
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL
Kết quả khảo sát cho thấy có sự đánh giá cao về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất đối với việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (trung bình 87,8%)
Số ý kiến đánh giá ở mức độ không cần thiết chiếm tỉ lệ thấp (12,2%) Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất về cơ bản là thống nhất.
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
1 Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo
dục đạo đức cho HS THCS. 49 83,1 10 16,9 - -
2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNGLL để
giáo dục đạo đức cho HS THCS 27 45,8 30 50,8 2 3,4 3 Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch
giáo dục đạo đức HS thông qua HĐNGLL
24 40,7 31 52,4 4 6,9 4 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và các lực lượng xã hội 19 32,2 28 47,5 12 20,3 5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL
23 38,9 29 49,1 7 12,0
Kết quả thăm dò cho thấy tất cả 5 biện pháp trên đều có tính khả thi cao. Trong đó biện pháp 1, 2,3 có tính khả thi cao nhất, biện pháp 4,5 có một tỉ lệ nhỏ cho rằng không khả thi, vì biện pháp này còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên tính khả thi chưa cao.
Từ kết quả thăm dò trên, cho thấy: Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2 mà tác giả đã đề xuất đã được đa số các lực lựơng phối hợp tán thành. Các biện pháp được đưa ra hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Việc triển khai và thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ chắc chắn sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo chức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục đạo đức cho HS THCS, chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp mang tính cần thiết và khả thi cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho HS.
Việc quản lý tốt sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho HS sẽ tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.
Giáo dục đạo đức HS là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử– vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành giáo dục và đào tạo nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy: Đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhằm hình thành cho HS ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức XHCN. Để giáo dục đạo đức có hiệu quả thì cần đặc biệt quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS, trong đó thông qua HĐNGLL là phương tiện hữu hiệu nhất.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cho thấy: Công tác quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM đã có những chuyển biến tích cực, nhìn chung cán bộ quản lý- giáo viên- học sinh, các lực lượng xã hội nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác này còn quá nhiều hạn chế cần phải khắc phục thông qua các biện pháp quản lý mang tính khoa học, cần thiết và khả thi.
1.3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 5
biện pháp cơ bản nhằm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL ở các trường THCS quận 2, đó là:
Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh thông qua HĐNGLL
Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL
Kết quả thăm dò cho thấy tính cần thiết và tính khả thi cao của các biện pháp được đề xuất nói trên.
Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã được thực hiện. Đề tài đã hoàn thành.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
Cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạo đức cần trang bị cho HS ở từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông chặt chẽ. Những giá trị đạo đức ấy phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Nội dung chương trình môn giáo dục công dân cần xác định theo hướng tập trung vào những chuẩn mực đạo đức đã xác định, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi HS, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung và tăng cường hơn nữa những trang thiết bị, giáo cụ trực quan.
Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong việc giáo dục đạo đức HS.
Tài liệu tham khảo cần phong phú hơn, hàng năm trong chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên cần có nội dung về bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức HS thông qua HĐNGLL.
2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Cần biên soạn và phát hành các tài liệu tham khảo phục vụ yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh thông qua HĐNGLL. Đồng thời cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng vào chương trình giáo dục đạo đức HS.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức HS. Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý về công tác giáo dục đạo đức HS.
Tổ chức các hội nghị, chuyên đề, hội thảo về hoạt động quản lý và công tác giáo dục đạo đức HS để cán bộ- giáo viên giữa các trường học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
2.3. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Quận 2
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo về công tác giáo dục đạo đức HS. Hàng năm cần tổ chức báo cáo, đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác này.
Xây dựng và chỉ đạo điểm mô hình về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường trong quận
2.4. Đối với các trường THCS
Hiệu trưởng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chỉ đạo các lực lượng nghiêm túc thực hiện công tác giáo dục đạo đức HS.
Kiện toàn bộ máy, xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội.
Đẩy mạnh và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ giáo viên và HS.
Đề ra biện pháp giáo dục thích hợp cho từng đối tượng HS.
2.5. Đối với cha mẹ học sinh
Tham dự đầy đủ các cuộc họp do nhà trường chức. Liên hệ thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt kịp thời về tình hình học tập của HS.
Cha mẹ học sinh cần nhận thức đúng về trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cũng như việc nuôi dạy con em mình.
Luôn gương mẫu trong lối sống, tạo bầu không khí trong gia đình ấm cúng, để gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (20011), Điều lệ trường trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008) Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2011) Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS,
THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD ngày 12 tháng 12 năm 2011 của bộ giáo dục và đào tạo
4. Ban tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
5. Đặng Quốc Bảo (2007) Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
6. Đảng ủy phường Bình An, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế- xã hội năm
2012
7. Đảng ủy phường Bình An, Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm về tình hình
kinh tế- xã hội năm 2013
8. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Phạm Minh Hạc (2001) Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công
nghiệp hóa- hiện đại hóa,Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
10. Phạm Minh Hạc (2002) Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
11. Trần Kiểm (2004) Khoa học Quản lý Giáo dục một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục
12. Phạm Thành Nghị (2000) Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường
13. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 1,2 Nhà xuất bản Đại học sư phạm
14. Phòng GD & ĐT quận 2 (2012) Báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013 15. Quận ủy quận 2 (2010) Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ quận 2 lần thứ