3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguyên tắc này nhằm đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm vào mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS nói riêng và việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức HS.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp quản lý được đề xuất trong luận văn phải căn cứ trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS các trường THCS, trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM từ đó phát hiện ra những biện pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả của công tác.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục đạo đức HS được xét trên Quy chế đánh giá, xếp loại HS và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thước đo của hiệu quả chính là những học sinh tốt nghiệp THPT có đầy đủ
các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục đã quy định.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS hiện nay ở các trường THCS Quận 2. Vì vậy, các biện pháp khi xây dựng phải được thăm dò tính khả thi trước khi vận dụng vào thực tiễn.