0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIÒ LÊN LỚP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 -65 )

sinh THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

3.2.1.1. Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ đảng viên, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho HS. Nhìn nhận được một cách sâu sắc về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường nói chung.

3.2.1.2. Nội dung

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ thấm nhuần mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS theo định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay.

a) Đối với cán bộ quản lý: nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng,

đức, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lý giáo dục đạo đức HS trong nhà trường nói riêng.

b) Đối với giáo viên là Tổng phụ trách Đội và bí thư đoàn: nắm vững

các văn bản chỉ đạo, từ đó cụ thể hóa vào chương trình hoạt động đoàn, đội sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

c) Đối với giáo viên bộ môn: nâng cao ý thức trách nhiệm, lồng ghép

giáo dục đạo đức HS thông qua bài giảng của mình, phải luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.

d) Đối với giáo viên chủ nhiệm: là người gần gũi với các em, có vai trò

quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách cho HS, phải là người cha, người mẹ thứ hai của HS, kịp thời nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em, để có biện pháp giáo dục phù hợp.

e) Đối với các lực lượng ngoài nhà trường: phổ biến những thông tin

hoạt động đến các lực lượng ngoài nhà trường giúp họ nắm được tình hình giáo dục, đồng thuận với nhà trường và phối hợp chặt chẽ với lực lượng trong nhà trường để tiến hành giáo dục HS.

3.2.1.3. Cách thực hiện

Đầu năm học lãnh đạo nhà trường căn cứ vào tình hình, đặc điểm của đơn vị lên kế hoạch cụ thể. Trực tiếp truyền đạt các văn bản của Đảng, của Nhà nước, của ngành tới cán bộ- giáo viên- công nhân viên- CMHS- HS và yêu cầu giáo viên, HS viết và ký cam kết vào đầu năm.

Trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn trường.

Các tổ trưởng chuyên môn, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền

phong Hồ Chí Minh và giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị, tổ chức mình phụ trách.

Phối hợp với hoạt động Đoàn– Đội, việc thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội thi, hội trại truyền thống, sinh hoạt chủ điểm gắn với các ngày truyền thống như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày sinh viên- học sinh 9/1, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3…ngày càng cụ thể hóa và đi vào chiều sâu.

Tăng cường và đẩy mạnh giáo dục trong đội viên – học sinh thông qua các môn học lịch sử, giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ, chương trình “Hành trình đến với bảo tàng”, các chuyến tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, di tích cách mạng… Khi thực hiện các chuyên đề “Về nguồn” đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đến suy nghĩ, tình cảm của HS, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, lý tưởng cách mạng, nhân cách của người đội viên, học sinh trong cuộc sống hôm nay. Đồng thời tổ chức cho đội viên, HS cắm trại dã ngoại tại các khu di tích lịch sử kết hợp với lễ kết nạp Đoàn đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp trong Đội viên, HS.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần có đủ các hệ thống văn bản theo quy định

Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, các lực lượng trong nhà trường phải được tập huấn, tuyên tuyền về chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải có nhận thức đúng, đồng thuận, gương mẫu trong mọi hoạt động nhà trường.

3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

3.2.2.1. Mục tiêu

Các thành viên của nhà trường nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả đối với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho HS. Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự mình rèn luyện đạo đức.

3.2.2.2. Nội dung

- Bồi dưỡng về kiến thức: phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, yêu cầu đổi mới và hình thức tổ chức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

- Bồi dưỡng về kỹ năng: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng đề ra mục tiêu, kỹ năng thiết kế hoạt động, kỹ năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động…kỹ năng kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho HS.

3.2.2.3. Cách thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến việc giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các đợt học tập chính trị, nghị quyết, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chi bộ, đồng thời hưởng ứng và thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tích cực tham gia cuộc vận động “Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”.

- Yêu cầu mỗi cá nhân phải xây dựng kế hoạch về chuyên môn nhiệm vụ cụ thể, các tổ nhóm chuyên môn đều có kế hoạch hoạt động chi tiết.

- Thường xuyên cử giáo viên tham dự các buổi hội thảo, chuyên đề, thao giảng cấp trường, cấp quận, cấp Thành phố nhằm học hỏi và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tự học, tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, có nhiều hình thức động viên, khen thưởng đối với cá nhân tích cực trong việc tự học. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực mình được phụ trách.

- Bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các mô hình mới, các bài múa, hát, sinh hoạt tập thể… bằng nhiều hình thức như tham gia các lớp tập huấn, tổ chức các hoạt động tập thể: hội xuân, đêm hội trăng rằm, ngày hội vì tuổi thơ… Với những hoạt động phong phú này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao các kỷ năng cần thiết nhằm thực hiện tốt vai trò của mình.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Đội ngũ giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu sau: - Đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng.

- Có năng lực tổ chức, khả năng thu hút học sinh tham gia phong trào. - Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tác phong sư phạm chuẩn mực.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIÒ LÊN LỚP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 -65 )

×