Truyền thống và hiện đại trong “tính cách An nam”

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 35 - 38)

CỦA THƠ XUÂN DIỆU

Nhiều người cho rằng Xuân Diệu là nhà thơ Tây nhất trong các nhà thơ mới. Điều này liệu đã bao quát được những đặc điểm của thơ Xuân Diệu hay chưa ?

Nếu xét ở góc độ cách tân thơ thì thơ Xuân Diệu là hiện tượng rõ nhất chịu ảnh hưởng phương Tây nhiều nhất. Chẳng hạn như Xuân Diệu ca ngợi tình yêu của Rimbaud và Verlaine :

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine Hai chàng thi sĩ choáng hơi men

( Tình trai )

Hay Xuân Diệu có một cách nói mới :

Yêu là chết ở trong lòng một ít ( Yêu )

Vài miếng đêm u uất lẫn trong cành (Tương tư chiều )

Về nội dung thì Xuân Diệu ca ngợi cái tôi cá nhân, lấy cái tôi cá nhân làm hình tượng trung tâm của thơ ca.

Nhưng những cách tân theo lối Tây đó không phải là “ quái thai “ của thời đại Tây hoá thơ Việt, không phải là vong bản, mất gốc. Các yếu tố cách tân kiểu Tây đó được biểu hiện hài hoà với các yếu tố mang “ tính cách An nam”. Nó thực sự được Việt hoá và người đọc Việt Nam không những dễ dành chấp nhận mà còn thấy ngạc nhiên thú vị .Yếu tố mới ảnh hưởng của phương Tây trong thơ Xuân Diệu đã kết hợp hài hoà với tự nhiên với “ tính cách An nam”. Như thế có nghĩa là nó đã tìm được đất sống trong thơ Việt, không phải chịu số phận “ chết ngay từ khi gieo giống “

Hiện tượng này phù hợp với quan niệm của Xuân Diệu về “ tính cách An nam”. Đó là “ tính cách An nam” không chỉ là cái cổ xưa, bất biến mà còn năng động biến đổi theo dòng lịch sử. Tính cách An nam trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám vừa kết hợp cái truyền thống ngàn xưa với cảm hứng, tâm trạng, ý thức thẩm mỹ của con người Việt Nam thời đại Xuân Diệu. Đây là một quan niệm đúng đắn, tiến bộ của Xuân Diệu về tính dân tộc trong văn học.

Với những quan niệm sáng tác đúng đắn và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhiệt thành, sau cách mạng, Xuân Diệu đã tìm thấy tình yêu, hạnh phúc trong cái ta chung rộng lớn của cuộc đời. Ông yêu đất nước, yêu cuộc đời, gắn bó tha thiết với nhân dân. Với tư cách là nhà thơ, ông đã là người sớm nhất thể hiện tư cách công dân trong một loạt sáng tác dài hơi “

Ngọn quốc kỳ” và “ Hội nghị non sông ”, ghi nhận trực tiếp những sự kiện lớn

lao và những cảm xúc thiêng liêng trong đời sông dân tộc. “ Tính cách An nam ” vì thế vẫn được thể hiện rất rõ trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng. Khi ở tuổi ngoài 60, Xuân Diệu đã nói một cách tổng hợp về đời làm thơ và quan

niệm về thơ của ông :” Tôi muốn nói rằng tôi là cũ và tôi là hiện đại, và cả hai phương pháp sáng tác, hai “hồn thơ ”, hai giai đoạn lịch sử của nước tôi hoà lẫn trong tôi ... Tôi không chút nào từ bỏ các sáng tác về trước của mình ... Tôi tìm thấy một hạnh phúc giàu có hơn, trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn trong khi ở với cha tôi là Nhân dân và mẹ tôi là Tổ quốc “ [9-13].

KẾT LUẬN

Cả cuộc đời Xuân Diệu đã dốc hết tâm lực cho cuộc sống, cho văn chương :”Tay hay làm lụng mắt hay kiếm tìm “. Cái vốn phong phú của con người đa tài và uyên bác ấy đã lấn sân sang nhiều địa hạt. Ở lĩnh vực nào ông cũng có nhiều đóng góp cho nền văn học. Đi vào tìm hiểu “Tính cách An nam ” trong văn chương qua quan niệm và trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám “, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Xuân Diệu đã cho rằng văn chương Việt Nam phải mang đậm tính dân tộc Việt Nam. Tính dân tộc trong văn học không phải là một hiện tượng đứng yên, bất biến mà là một hiện tượng lịch sử có phát triển, biến đổi. Quan niệm của Xuân Diệu về “tính cách An nam ” trong văn chương ( hay là tính dân tộc Việt Nam ) là hoàn toàn đúng đắn và mang tính khoa học .

Từ quan niệm lý thuyết đến sáng tác thực tiễn của Xuân

Diệu là hoàn toàn nhất quán. Cái cần giữ của tinh hoa truyền thống thì phải giữ ; cái cần bồi bổ sáng tạo cho phong phú thêm tính dân tộc cũng đã được Xuân Diệu thực hiện trong sáng tác .Chính vì vậy đi vào thơ Xuân Diệu ta bắt gặp một tâm hồn Việt Nam với những nét tiêu biểu cho linh hồn nòi giống, một cấu trúc thơ Việt Nam theo xu hướng mới của thời đại.

Quan niệm của Xuân Diệu về “ tính cách An nam” trong văn chương có ý nghĩa đương đại vô cùng to lớn. Nước ta đang ở vào thế kỉ XXI - thế kỉ hội nhập hoá, đa phương hoá với thế giới. Vì thế không hội nhập mở cửa thì nước ta sẽ mãi mãi hèn kém, lạc hậu về nhiều mặt trong đó có văn học. Nhưng hội nhập không đúng thì chúng ta sẽ bị tha hoá, đánh mất đi cái bản sắc của mình. Đây là một thách thức lớn cho nền văn học nước ta .

Trong hoàn cảnh đó , quan niệm và sáng tác của Xuân Diệu trở thành bài học sâu sắc và hiệu quả cho giới sáng tác và phê bình đương đại để tiếp tục làm giàu có thêm phạm trù tính dân tộc và bảo vệ đến cùng “tính cách An nam ” trong văn chương. Điều đó đã thể hiện tài năng và bản lĩnh thi sĩ trước những biến động của thời đại. Chỉ những ai có lập trường tiến bộ và ý thức trau dồi bản lĩnh dân tộc thì mới có được sự sáng tạo đích thực trong văn chương. Như vậy, quan niệm của Xuân Diệu về tính dân tộc trong văn chương đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học nước nhà theo chiều hướng đúng đắn. Quan niệm của Xuân Diệu cũng phù hợp với chủ trương của Đảng ta về việc xây dựng “ một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ”. Với những đóng góp của mình, Xuân Diệu tất yếu phải có một vị trí xứng đáng,

trang trọng trong nền văn học Việt Nam, “ một cây nằm xuống cả khoảng trời trống vắng”( Hà Xuân Trường).

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Thành Duy:Về tính dân tộc trong văn học, NXB Khoa học xã hội, 1982 2. Tuyển tập Tản Đà, NXB VHHN, 1986

3. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam : Lí luận văn học (tập 1), NXBGD, 1987

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi : Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD ,1992

5. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên ): Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam (Tập 4), NXB VHHN, 1997.

6. Huy Cận, Hà Minh Đức: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, NXB GD ,1997.

7. Hà Minh Đức: Một thời đại trong thi ca, NXB KHXHHN, 1997. 8. Hoài Thanh, Hoài Chân : Thi nhân Việt Nam, NXB VHHN, 1998.

9. Lưu Khánh Thơ (chủ biên) : Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, NXB GD , 2001.

10.Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Hoành Khung :Văn học Việt Nam (1900-1945), NXB GD, 2001.

11.Nguyển Bao (biên soạn ): Toàn tập Xuân Diệu ( Tập 1 ), NXB VH, 2001. 12.Nguyễn Bao :Toàn tập Xuân Diệu (Tập 5) ,NXB VH, 2001.

13.Nguyễn Bao :Toàn tập Xuân Diệu (Tập 6), NXB VH, 2001.

14.Phan Cự Đệ : Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), NXB VH, 2002. 15.Mã Giang Lân :Thơ Xuân Diệu và những lời bình, NXB văn hoá thông tin,

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w