Hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 30 - 35)

1. Ngôn ngữ

Mỗi một bộ môn nghệ thuật có một cách khám phá và thể hiện cuộc sống khác nhau. Hội hoạ, điêu khắc thể hiện cuộc sống bằng đường nét, hình khối, màu sắc. Âm nhạc thể hiện cuộc sống bằng âm thanh ... Còn văn học thể hiện cuộc sống thông qua hình tượng và bằng hệ thống ngôn từ nghệ thuật .

Xuân Diệu là người luôn có ý thức vận dụng sáng tạo ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ ấy nằm trong tổng thể nghệ thuật, và cũng là đặc điểm nằm trong phong cách. Nó được sinh thành vận động và biến chuyển trong suốt qúa trình sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu quan niệm rằng mỗi nhà thơ “ phải là nhà kỹ thuật lớn của ngôn ngữ ”. Ông có lối viết như cựa quậy trong từng câu chữ. Ngôn ngữ cùng với hình ảnh tạo nên vẻ lấp lánh sắc màu cho những bài thơ, câu thơ của Xuân Diệu.

Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Xuân Diệu thể hiện trước hết ở chỗ ông dùng tiếng Việt để sáng tác thơ. Điều đó đã chứng tỏ tình yêu của ông đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Xuân Diệu viết những câu thơ bằng tiếng Việt nhưng dưới một hình thơ phương Tây:

Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

( Đây mùa thu tới ) Chính hôm nay gió dại tới trên đồi Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát Trời đã thắm lẽ đâu vườn cứ nhạt ? Đắn đo gì cho lỡ mộng song đôi !

( Tặng thơ ) Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà Buồn ở sông xanh nghe đã lại Mơ hồ trong một tiếng chim qua

( Thu )

Những câu thơ có phần khác lạ so với thơ ca truyền thống ấy ban đầu có thể khiến người ta tưởng như “ nghô nghê ” và Tây một cách sống sượng. Nhưng rồi “ ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu .” Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ một cái gì rất Việt Nam đã quyến rũ ta ” [ 8-150 ] .Sử dụng tiếng Việt thuần khiết, một ngôn ngữ chuẩn mực nhưng Xuân Diệu đã sáng tạo những cấu trúc ngôn ngữ mới làm giàu có thêm tiếng Việt, mở rộng khẳ năng biểu đạt của tiếng Việt trong thơ và trong đời sống làm cho đời sống tâm hồn Việt thêm phong phú, thêm giàu có .

Đọc thơ Xuân Diệu ta cảm nhận được một số ngôn ngữ của đời sống tự nhiên bình dị mà khoẻ khoắn. Những câu thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói rất dễ nhớ, rất dễ thuộc :

Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để chia tan Người gần để li biệt

( Hoa nở để mà tàn ) Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ ,

Một giây cũng cam, một phút cũng đành ; Khổ tôi hát, loài người xin chớ phụ ! Cô hãy dịu dàng, chầm chậm, thưa anh!

( Lời thơ vào tập gửi hương ) Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

Anh cho em kèm với một lá thư Em không lấy và tình anh đã mất Tình đã cho không lấy lại bao giờ

( Tình thứ nhất )

Những câu thơ không cần cầu kỳ, gọt giũa nhưng vẫn đầy chất thơ tạo nên những hình ảnh sinh động :

- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

- Lá liễu dài như một nét mi

- Giờ tàn như những cánh hoa rơi

Thơ Xuân Diệu thường tạo nên một thế giới đầy sức sống, sức xuân luôn rao rực tươi vui nhờ vào tài năng sử dụng từ láy. Các từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm như: rạo rực, rung rinh, run rẩy, chon von, chót vót, hây hây,

mỏng manh, mơ màng, quấn quýt, rạng rỡ, xiêu xiêu, lả lả, nhỏ nhỏ, lướt lướt ..

Ví dụ như:

- Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều - Lòng anh rạo rực không duyên cớ

Khi nắng chiều tơ dỡn với cành

Từ láy là từ loại mà các nhà thơ Việt Nam ưa dùng, vì nó vừa tạo ra nhạc điệu cho câu thơ vừa diễn tả được những sắc thái, cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình, của tâm hồn Việt Nam .

Như vậy, bên cạnh nhà thơ Nguyễn Bính- thi sĩ của đồng quê - với những lời thơ mộc mạc, dung dị :” Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u mình với chúng mình chân quê “, ta cũng bắt gặp một Xuân Diệu với ngôn ngữ

thơ bình dị. Hơn thế nữa Xuân Diệu còn tiếp thu ảnh hưởng thơ phương Tây để làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói ngôn ngữ thơ Xuân Diệu là ngôn ngữ Việt Nam của một nhà thơ uyên bác, suốt đời không ngừng học hỏi và sáng tạo nghệ thuật. Ta thấy rằng, giữ gìn tính dân tộc “ không thể là đành tâm yêu mến một cảnh đói nghèo ”, xét ở phương diện ngôn ngữ, từ quan niệm đến sáng tác của Xuân Diệu là nhất quán.

2. Thể thơ

Thơ Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thơ ca. Thơ Pháp giúp nhà thơ hiện đại hoá hình thức và nội dung. Thơ Đường mang đến cho thơ Xuân Diệu vẻ sang trọng, kín đáo. Thơ ca dân gian đã góp phần tạo thêm cho ông một ngòi bút nữa, “ ngòi bút mang hơi thở dân gian ”

Xuân Diệu rất yêu thể thơ lục bát của dân tộc. Ông có ý thức học tập ca dao, học ở cái nhuần nhuyễn, trong sáng, cái hơi thở thoải mái dễ nhớ, dễ thuộc :

Yêu thương mà chẳng nói năng

Nhớ nhung mà chẳng than rằng nhớ nhung Giữa đêm, lòng lạnh vô cùng

Mơ màng trên gối hoa dung gần gần ( Im lặng )

Không gian nhơ có dây tơ

Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn

( Chiều ) Khóm lau buồn thổi cô liêu

Đứng ba đường cái, nhìn theo bốn trời Đường đi không biết đâu nơi

Cỏ xuôi mương dõi bước người viễn vông ( Ngã ba )

Với thơ ca cổ điển, Xuân Diệu học nhiều ở “ Bà chúa thơ Nôm ” Hồ Xuân Hương phong cách ngôn ngữ, ở Nguyễn Du cái sắc sảo mặn mà, ở Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều sự cởi mở ,sâu sắc và cái nhìn tinh tế. Xuân Diệu đã nhiều lần ca ngợi cái hay của sự ít lời, nhiều ý của thơ cổ. Trong thơ, Xuân Diệu cũng thường dùng thể thơ 7 chữ ( cải biến của thơ thất ngôn ) và thể thơ 5 chữ ( cải biến của thơ ngũ ngôn ):

Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đến đã lâu rồi Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi

( Nguyên Đán ) Đương lúc hoàng hôn xuống Là giờ viễn khách đi

Nước đượm màu li biệt Trời vương hương biệt li

( Viễn khách )

Xuân Diệu không những học tập thơ lục bát truyền thống, thơ Đường mà cùng với các nhà thơ mới khác như Nguyễn Bính, Huy Cận, Lưu Trọng Lư... đã đưa hai thể thơ này phát triển lên đến đỉnh cao với rất nhiều sáng tạo .

Bài “ Huyền diệu “ và “ Lời kĩ nữ “ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ cổ phong và thơ tượng trưng của Baudelaire. Vì thế đã tạo nên những câu thơ mềm mại, uyển chuyển :

Say người như rượu tối tân hôn Như hương thấm tận qua xương tuỷ Âm điệu, thần tiên, thấm tân hồn

( Huyền diệu )

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi. Đêm nay rằm : yến tiệc sáng trên trời Khách không ở, lòng em cô độc quá

( Lời kĩ nữ )

Ngoài ra Xuân Diệu còn thành công ở thể thơ 8 chữ. Thể thơ này là một sự sáng tạo của các nhà thơ mới làm phong phú thêm các thể thơ của văn học dân tộc .

3. Giọng điệu

Giọng điệu là một trong những yếu tố làm nên phong cách của một nhà văn, nhà thơ. Qua giọng điệu, ta có thể thấy được thái độ, tình cảm,, lập trường tư tưởng của họ. Một tác giả lớn bao giờ cũng có ý thức tạo cho mình một phong cách có giọng điệu độc đáo .

Thơ Xuân Diệu có cái gốc truyền thống rất sâu, không những ở cách thức này, cách thức khác của thơ mà còn ở nhạc điệu tâm hồn riêng của người Việt Nam thấm nhuần trong ấy. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng ta bắt gặp nhiều giọng điệu khác nhau nhưng cơ bản vẫn là giọng tha thiết, mời gọi, say sưa, nồng nàn của một trái tim khát khao giao cảm. Điều ấy không chỉ được thể hiện trong lúc vui mừng, hạnh phúc hay lúc thiết tha mong được hoà hợp với cuộc đời mà ngay cả những lúc buồn đau, bế tắc, cô đơn, lạc loài : “ Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết “[ 8-106 ] :

Vì khốn nỗi ! tôi vẫn còn tin mãi Sự nhầm kia, tôi không thể không yêu Dẫu không tin, tôi vẫn cứ yêu nhiều Khi người nói, tiếng người êm ái quá

(Dối trá ) Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng

( Vội vàng )

Giọng điệu ” tha thiết , nồng nàn “ ấy đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc vì nó đã mang lại những nét độc đáo, riêng biệt cho thơ Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w