Tài, chất liệu

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 25 - 27)

1. Đề tài thiên nhiên

Đề tài thiên nhiên là đề tài truyền thống của văn học Việt Nam. Nước Việt Nam ta, non sông một dải, từ Lạng Sơn đến Cà Mau núi rừng trùng điệp, đồng ruộng bát ngát, sông biển chan hoà đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thi sĩ. Ca dao cũng thường nói về đề tài này :

Làng tôi có luỹ tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải, nhãn, hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

Rồi thơ ca trung đại cũng lấy thiên nhiên để gửi gắm lòng mình ( tả cảnh ngụ tình ) .

Phong trào Thơ mới cũng mang theo hơi thở và sinh lực ấy. Các nhà thơ mới do bất mãn với hiện thực đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến nên họ thường đi sâu khai thác những đề tài có xu hướng thoát li hiện thực : cái tôi, thế gíới thần tiên, quá khứ, lạc thú tình yêu ... Đặc biệt là đề tài về thiên nhiên đất nước Việt Nam cũng được nhiều nhà thơ mới quan tâm trong đó có Xuân Diệu.

Đề tài về thiên nhiên chiếm số lượng khá lớn trong hai tập “ Thơ thơ “ và “ Gửi hương cho gió ”. Trong “ Thơ thơ “ có : Nụ cười xuân, Trăng, Nhị hồ,

Đây mùa thu tới, Chiều, Ca tụng, Núi xa, Đi thuyền ... trong “ Gửi hương cho gió” có : Nguyệt Cầm, Buồm Trăng, Thu, Bụi mưa mờ cũ,, Hè ...

Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy có hoa nở, chim ca, có vẻ đẹp lung linh của trăng, sự huyền diệu của mùa thu ... Thiên nhiên ở đây vừa có vẻ đẹp trong sáng lại vừa ẩn chứa nỗi buồn man mác. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu là thiên nhiên của đất nước Việt Nam chứ không phải ở một nơi nào khác.

2. Đề tài sự sống, tuổi trẻ và tình yêu

Thơ ca là nơi hội tụ tinh thần, tình cảm và cũng là nơi chứa đựng nhiều nhất dư âm của cuộc đời. Thơ không phải là cái gì huyền bí cao siêu bởi vì nó quan tâm rất nhiều đề tài của sự sống con người và xã hội. Thơ phản ánh tình

cha con, tình anh em, tình thầy trò, tình vợ chồng, tình bạn ...Trong trường tình ấy, tình yêu có một vị trí đặc biệt quan trọng.

Tình yêu là tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng, thường đem lại nhiều niềm vui nỗi buồn và nhiều kỷ niệm sâu sắc cho cuộc đời mỗi con người. Tình yêu được xem là đề tài muôn thửa khơi nguồn và in đậm dấu vết trong văn học qua nhiều thế kỉ .Tình yêu không bao giờ dừng lại, nó cũng như ” sự sống không bao giờ chán nản “ ( Xuân Diệu). Đó cũng là hiện tượng dĩ nhiên sống mãi như quy luật của đất trời, tạo vật. Con người không những sống mà còn muốn diễn đạt sự sống, không những yêu mà còn có nhu cầu diễn đạt tình yêu. Người Việt Nam chúng ta cũng vậy .

Tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn của những nhà thơ luôn khát khao cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ. Truyện Kiều ( Nguyễn Du ), Lục Vân Tiên ( Nguyễn Đình Chiểu ) và nhiều tác phẩm khác đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc những mối tình bất hủ.

Đến phong trào Thơ mới, thơ tình yêu đã có một bước tiến đáng kể, những cung bậc tình cảm của tình yêu được biểu hiện rất phong phú. Nếu ở thời kì đầu, tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư còn nhiều vương vấn, sầu mộng : “ Ai bảo em là giai nhân. Cho đời anh đau khổ “ ( Một mùa đông ) thì Xuân

Diệu đã xem tình yêu như một thứ hương thơm mật ngọt mà tuổi trẻ có quyền tận hưởng.

Sự sống, tuổi trẻ và tình yêu, đó là những đề tài lớn trong thơ Xuân Diệu. “ Ông hoàng của thơ tình ” đã đốt lòng ham sống thành ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt như con sóng vỗ bờ không bao giờ biết mỏi .

Những bài thơ về tuổi trẻ và tình yêu của thanh niên nam nữ Việt Nam vì thế đã chiếm một số lượng lớn và có vị trí đặc biệt trong thơ Xuân Diệu. Ta có thể kể ra một số bài như : Gặp gỡ, Yêu, Phải nói, Xa cách, Hẹn hò, Vô biên,

Tương tư chiều, Dối trá, Mời yêu, Dại khờ, Tình cờ, Tình qua, Tình thứ nhất

.v.v... Là một nhà thơ luôn mang trong mình nỗi ao ước được tận hưởng vẻ đẹp của đời sống trần thế, Xuân Diệu đã chọn tình yêu để gửi gắm lòng yêu đời và nỗi khát khao sự sống của mình. Đối với ông, tình yêu là biểu tượng tràn đầy, rực rỡ nhất của tuổi thanh xuân và là hạt nhân của sự sống. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của người Việt Nam. Xuân Diệu không chỉ bộc lộ những cảm xúc tình yêu của mình mà còn phản ánh chân thực những cung bậc tình cảm, nói hộ tiếng lòng của những đôi lứa thanh niên Việt Nam khi bước vào tình yêu.

3. Chất liệu thơ ca

Có thể nói rằng, mọi đề tài thơ Xuân Diệu đều lấy chất liệu từ thiên nhiên, con người và cuộc sống Việt Nam. Xuân Diệu đã nói rằng : “ Ta được rộng phép mở mang trí não ta, tình cảm ta, làm cho “ con người “ của ta giàu thêm, miễn là ta đừng nói đến nho, chứ ta tha hồ nói sự say đắm ngây ngất, mê man cuồng bạo ; miễn là ta đừng tả con gà trống đứng trên chót nhà thờ, tả

những ruộng lúa mì, lúa mạch, chứ ta có thể phô diễn tất cả cái buồn xa vắng lạ lùng của tâm hồn mới, trước cảnh một buổi chiều quê ... “ [ 5-151 ] .

Trong thơ Xuân Diệu ta bắt gặp những chất liệu gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam : cây bàng “ Những cây bàng là những bộ xương cao “, cây liễu “ Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang “, mảnh vườn “Trong vườn sắc

đỏ rũa màu xanh “, cánh cò “ Con cò trên ruộng cánh phân vân “, lá khoai “ Lòng ta là một cơn mưa lũ. Đã gặp lòng em là lá khoai “. Rồi những dòng

sông, con thuyền, vầng trăng, ánh nắng ban mai, hoa lá, cỏ cây ... Tất cả những chất liệu đó đều mang đậm dấu ấn của “tính cách An nam “ mà Xuân Diệu luôn có ý thức giữ gìn và phát huy.

Một phần của tài liệu Tính cách an nam trong quan niệm và trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (Trang 25 - 27)