Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và tỷ lệ các típ dị sản ruột trong viêm niêm mạc dạ dày mạn tính (Trang 30)

- Thu thập các thông tin cá nhân trên phiếu xét nghiệm. - Nghiên cứu mô bệnh học.

Quá trình nội soi, sinh thiết được thực hiện tại khoa nội soi bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng máy nội soi ống mềm cửu sổ thẳng OLYMPUS 130

và VIDEOSCOPFUJINON. Kìm sinh thiết cỡ 7k và 9k (phù hợp với kênh sinh thiết của máy).

Bệnh phẩm sinh thiết lấy trong khi nội soi dạ dày được cố định ngay trong dung dịch formol 10%, thể tích dung dịch nhiều gấp 20-30 lần thể tích bệnh phẩm, thời gian cố định từ 8-24h tùy mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ. Sau đó được chuyển đúc, vùi và cắt mảnh hàng loạt dày 3 - 5µm, nhuộm mảnh cắt bằng phương pháp HE theo thường quy. Đánh giá tổn thương DSR.

- Nhuộm Periodic Acid Schiff (PAS): Đây là kỹ thuật nhuộm chất nhầy với nguyên lý dùng tác nhân oxy hóa là acid periodic để phá vỡ mối liên kết của 2 nguyên tử các bon (các nhóm glycol 1-2, hydro-1 amino-2, hydroxy-1 alkylamino-2, hydroxyl -1ceto-2…) làm xuất hiện các nhóm aldehyt. Các nhóm aldehyt này nhìn được nhờ phản ứng với thuốc thử Schiff.

Kết quả:

Nhân tế bào: xanh đen

Nấm, chất nhầy: hồng đậm tới đỏ Glycoprotein: đỏ

Glycogen: đỏ Chất nền: màu ve

- Nhuộm xanh alcian (alcian blue – AB)

Đây là kỹ thuật nhuộm xác định các loại chất nhầy khác nhau (loại acid, trung tính hoặc kiềm; thường được áp dụng cho các tổn thương đường tiêu hóa). Nguyên lý dựa vào tính chất thuốc nhuộm cation và hình thành các liên kết với các anion nhất định trong mô mang nhóm carboxyl hoặc nhóm sulfat, tạo nên các liên kết tĩnh điện cation-anion. Gốc photsphat của acid nhân không sẵn sàng liên kết với thuốc nhuộm alcian. Có thể nhuộm xanh alcian ở các độ pH khác nhau để phân biệt các chất nhầy axit.

Chất nhầy axit: màu xanh ngọc

Nhân tế bào: màu xanh nhạt

- Nhuộm alcian blue –PAS: Các chất nhầy trung tính và axit đều bắt màu phẩm nhuộm. Chất nhầy trung tính màu đỏ hồng, chất nhầy axit màu xanh trên cùng một tiêu bản được nhuộm.

Các kỹ thuật xét nghiệm mô bệnh học thường quy, PAS, nhuộm alcian blue và alcian blue- PAS được thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại học Y Hà Nội.

Nhận định kết quả dưới kính hiển vi quang học với các độ phóng đại khác nhau, phân loại viêm dạ dày mạn theo các tiêu chuẩn phân loại sau:

a. Đánh giá tổn thương viêm mạn tính

Ghi nhận tổn thương theo các vùng niêm mạc thân vị và hang vị. Tiêu chuẩn đánh giá các tổn thương của VDDMT dựa trên những tiêu chuẩn của hệ thống phân loại Sydney năm 1990 trên cơ sở phân loại Whitehead (1985). - Xác định mức độ viêm teo.

+ Viêm mạn tính nông: Tế bào biểu mô bề mặt chỉ loạn dưỡng hoặc bong tróc, các khe tuyến dài, số lượng tuyến không đổi, các tế bào viêm chỉ xâm nhập giới hạn 1/3 trên của khe tuyến.

+ Viêm teo mạn tính: Có sự phối hợp của các tổn thương biểu mô và của các tuyến. Số lượng tế bào tuyến và tế bào thành giảm, đặc biệt là giảm thể tích các tuyến. Các tế bào viêm (lympho bào và tương bào) xâm nhập toàn bộ chiều dày của niêm mạc. Người ta chia thành 3 mức độ viêm teo mạn tính:

 Viêm teo mạn tính nhẹ: Số lượng và thể tích các tuyến giảm ít, không có hoặc có DSR ít (vùng DSR hẹp), có xâm nhập lympho bào.

 Viêm teo mạn tính vừa: Số lượng và thể tích tuyến giảm nhiều nhưng chưa mất hoàn toàn. Mô liên kết tăng sinh làm các tuyến xa nhau, DSR rộng, mô đệm xâm nhập nhiều lympho bào và tương bào.

 Viêm teo mạn tính nặng: Số lượng và thể tích các tuyến giảm rất nhiều hoặc mất hoàn toàn. Các tuyến còn lại phân thành nhóm, chiều dày niêm mạc giảm rõ rệt. Mô liên kết tăng sinh rõ, xâm nhập viêm rõ rệt hơn, DSR rộng. - Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của VDDMT.

Chủ yếu dựa vào mức độ xâm nhiễm của BCĐNTT trên nền viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày ở trong mô đệm, các khe tuyến, biểu mô phủ bề mặt (đặc biệt là vùng cổ tuyến).

+ Hoạt động mạnh: Có hơn 20 BCĐNTT ở các vi trường có độ phóng đại 400 lần hoặc các BCĐNTT xếp thành đám, xâm nhập vào giữa các tế bào biểu mô và khe tuyến.

+ Hoạt động vừa: Có từ 10 đến dưới 20 BCĐNTT trên vi trường. + Hoạt động nhẹ: Có ít hơn 10 BCĐNTT.

+ Không hoạt động: Có rất ít BCĐNTT, chỉ có ở mô đệm, không có trong tuyến.

b. Đánh giá mức độ nhiễm HP trên mô bệnh học ở vật kính 100

Đếm số lượng vi khuẩn trên 5 vi trường có nhiều HP nhất, chia lấy số trung bình:

- Mức độ nặng, HP (+++): Khi có trên 50 vi khuẩn/ 1 vi trường ở hầu hết các vi trường.

- Mức độ vừa, HP (++): Khi có từ 25 – 50 vi khuẩn/ 1 vi trường. - Mức độ nhẹ, HP (+): Khi có ít hơn 25 vi khuẩn/ 1 vi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không nhiễm, HP (-): Khi không thấy vi khuẩn trên tất cả các vi trường.

c. Nghiên cứu DSR

Các trường hợp trên tiêu bản HE có tế bào hình đài chế nhầy sẽ được nhuộm thêm alcian blue ở hai độ pH và alcian blue – PAS để định típ DSR. - DSR hoàn toàn (típ I): Niêm mạc dạ dày biến đổi hoàn toàn sang niêm mạc ruột, giống tế bào ruột non bình thường, có các tế bào hấp thu với các bờ bàn chải rõ, tế bào hình đài tiết ra sialomucin và một vài tế bào paneth.

- DSR không hoàn toàn: Có tế bào hình đài chế nhầy, không có tế bào paneth, tế bào hấp thu không thành thục với riềm bàn chải ngắn và không có enzyme tiêu hóa. Các tế bào này được gọi là các tế bào trung gian chứa glycoprotein acid hoặc sulfomucin như đại tràng. DSR không hoàn toàn gồm:

+ DSR típ II: Niêm mạc có DSR vẫn còn giữ các tính chất của niêm mạc dạ dày gồm các tế bào hình đài tiết sialomucin và các tế bào hình trụ (trung gian) tiết chất nhầy trung tính và chất nhầy acid, có rất ít tế bào hấp thu hoặc không có tế bào hấp thu, cấu trúc các tuyến bị biến đổi với mức độ nhẹ.

+ DSR típ III: Gần giống típ II nhưng sulfomucin nhiều hơn, các tế bào trung gian tiết sulfomucin và các tế bào hình đài chế nhầy (tiết sulfomucin hoặc sialomucin). Biến đổi cấu trúc nhiều hơn, khe tuyến ngoằn ngoèo chia nhánh và các tế bào hình trụ kém biệt hóa hơn có nhân tăng sắc, lớn, không đều. Các đặc điểm mô học của típ III ở vật kính nhỏ có thể nhầm với loạn sản mức độ thấp.

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.

Các số liệu được thể hiện bằng bảng tỷ số phần trăm. Sử dụng kiểm định χ2 để tính p khi p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này là nghiên cứu hồi cứu, không can thiệp trực tiếp vào kết quả chẩn đoán của BN, không làm sai lạc hồ sơ bệnh án, chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, với mong muốn góp phần phục vụ BN tốt hơn, không sử dụng cho những mục đích khác. Các thông tin của BN được giữ bí mật.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN BỐ BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH THEO NHÓM TUỔI VÀ GIỚI

Bảng 3.1. Phân bố BN viêm dạ dày mạn tính theo nhóm tuổi và giới

Tuổi Giới < 30 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 Tổng n % n % n % n % n % n % Nam 3 2,9 5 4,9 15 14,6 31 30,1 49 47,5 103 52,8 Nữ 2 2,2 9 9,8 13 14,1 29 31,5 39 42,4 92 47,2 Tổng 5 2,6 14 7,2 28 14,4 60 30,8 88 45,0 195 100,0

Nhận xét: BN trẻ tuổi nhất là 16 tuổi, BN lớn tuổi nhất là 82 tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 56,2 ± 9,5 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ VDDMT cao nhất là ≥ 60 (45,0%), tiếp đến là nhóm 50-59 tuổi (30,8%), nhóm có tỷ lệ VDDMT thấp nhất là < 30 tuổi (2,6%). Tỷ lệ nam/nữ là 1.1/1.

3.2. TỶ LỆ CÁC TÍP VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH

3.2.1. Phân bố các típ viêm dạ dày theo vị trí

Bảng 3.2. Phân bố các típ viêm dạ dày theo vị trí

Vị trí Típ Thân vị Hang vị Tổng n % n % n % Viêm mạn tính nông 15 28,3 38 71,7 53 27,2 Viêm teo mạn tính Viêm teo nhẹ 2 2,5 79 97,5 81 41,5

Viêm teo vừa 2 3,6 53 96,4 55 28,2

Viêm teo nặng 0 0,0 6 100,0 6 3,1

Tổng 19 9,7 176 90,3 195 100,0

Nhận xét:

- Có 19 trường hợp viêm ở thân vị (chiếm 9,7%), 176 trường hợp viêm ở hang vị (chiếm 90,3%).

- Ở thân vị chủ yếu là viêm mạn tính nông (78,9%), còn ở hang vị chủ yếu là viêm teo mạn tính (81,3%).

- Không gặp trường hợp viêm teo nặng nào ở thân vị.

Ảnh 3.1. Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, teo nhẹ, hoạt động nhẹ. HE x 100 BN Bùi Văn B, nam 60 tuổi, mã số: 6122-12.

Ảnh 3.2. Viêm niêm mạc hang vị mạn tính, teo vừa, hoạt động vừa. HE x 100 BN Vũ Thị H, 54 tuổi, mã số: 6614-12. 3.2.2. Tỷ lệ nhiễm HP Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HP HP Vị trí Có HP Không có HP Tổng n % n % n % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thân vị 5 26,3 14 73,7 19 9,7

Hang vị 62 35,2 114 64,8 176 90,3

Tổng 67 34,4 128 65,6 195 100,0

Nhận xét:

- Tỷ lệ nhiễm HP chung là 34,4%.

- Tỷ lệ nhiễm HP ở hang vị là 35,2% cao hơn ở thân vị là 26,3%.

Ảnh 3.3. Nhiễm HP (+++) ở niêm mạc hang vị (mũi tên). Giemsa x 100. BN Nguyễn Đình T, nam 62 tuổi, mã số: 2398-13.

3.2.3. Mối liên quan giữa nhiễm HP với mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa nhiễm HP với mức độ hoạt động của viêm dạ dày

Mức HĐ HP Không HĐ HĐ nhẹ HĐ vừa HĐ mạnh Tổng n % n % n % n % n % Có HP 13 19,4 11 16,4 19 28,4 24 35,8 67 34,4 Không có HP 38 29,7 64 50,0 15 11,7 11 8,6 128 65,6 Tổng 51 26,2 75 38,5 34 17,4 35 17,9 195 100,0 Nhận xét:

- Tỷ lệ viêm hoạt động ở nhóm BN dương tính với HP là 80,6%, cao hơn so với ở nhóm âm tính với HP (70,3%).

- Ở nhóm BN nhiễm HP, tỷ lệ viêm hoạt động mạnh là cao nhất (35,8%) sau đó đến viêm hoạt động vừa (28,4%).

3.3. PHÂN BỐ DỊ SẢN RUỘT VÀ HP Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH

3.3.1. Tỷ lệ các típ dị sản ruột

Bảng 3.5. Tỷ lệ các típ DSR

DSR hoàn toàn (DSR típ I)

DSR không hoàn toàn

Tổng DSR típ II DSR típ III

Số lượng 68 27 9 104

Tỷ lệ % 65,4 26,0 8,6 100,0

Nhận xét: Trong số 104 BN có DSR thì DSR hoàn toàn (típ I) chiếm tỷ lệ cao nhất (65,4%), thấp nhất là DSR típ III chiếm 8,6%.

3.3.2. Sự phân bố các típ dị sản ruột theo vị trí viêm dạ dày mạn tính

DSR Vị trí DSR típ I DSR típ II DSR típ III Tổng n % n % n % n % Thân vị 3 100,0 0 0,0 0 0,0 3 2,9 Hang vị 65 64,4 27 26,7 9 8,9 101 97,1 Tổng 68 65,4 27 26,0 9 8,6 104 100,0 Nhận xét: - Ở thân vị có bốn trường hợp có DSR thì tất cả là típ I.

- Ở hang vị chủ yếu là DSR típ I, chiếm tỷ lệ 64.4%, tiếp đến là típ II (26,7%), thấp nhất là típ III, chỉ chiếm 8,6%.

3.3.3. Sự phân bố dị sản ruột ở các típ viêm dạ dày mạn tính

Bảng 3.7. Sự phân bố DSR ở các típ viêm dạ dày mạn tính

Típ DSR

Viêm nông Teo nhẹ Teo vừa Teo nặng Tổng

n % n % n % n % n % Không có DSR 39 42,9 37 40, 6 14 15, 4 1 1,1 91 46,7 Có DSR 14 13,5 44 42, 3 41 39, 4 5 4,8 104 53,3 Tổng 53 27,2 81 41, 5 55 28, 2 6 3,1 195 100,0

Nhận xét: Nhóm BN có DSR có tỷ lệ viêm teo cao hơn BN không có DSR (tương ứng là 85,7% và 57,8%).Trong nhóm có DSR, tỷ lệ DSR cao nhất ở những BN viêm mạn teo nhẹ và viêm mạn teo vừa (tương ứng là 42,3% và 39,4%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh 3.4. DSR ở thân vị, BN Bùi Văn B, nam 60 tuổi, mã số: 6122-12. HE x 100.

Ảnh 3.5. DSR ở hang vị, BN Lương T.Thu T, nữ 48 tuổi, mã số: 2840-13. HE x 100.

Ảnh 3.6a. DSR hoàn toàn: PAS (+) mạnh (mũi tên xanh), mũi tên đỏ là chất nhầy bề mặt biểu mô phủ x 400. BN Vũ Thị H, nữ 44 tuổi, mã số: 6614-12.

Ảnh 3.6b. DSR hoàn toàn: BA-pH 0,5 (+) mạnh (mũi tên) x 400. BN Vũ Thị H, nữ 44 tuổi, mã số: 6614-12.

Ảnh 3.7. DSR không hoàn toàn, PAS (+) nhẹ (mũi tên) x 400). BN Vũ Xuân T, nam 63 tuổi, mã số: 197-13. Ảnh 3.8. DSR không hoàn toàn, AB pH 0,5 (+) nhẹ (mũi tên) x 100. BN Vũ Xuân T, nam 63 tuổi, mã số: 197-13. Ảnh 3.9. DSR không hoàn toàn. Nhuộm phối hợp AB- PAS. Chất nhầy trung tính biểu mô niêm mạc dạ dày bắt màu đỏ (mũi tên xanh), vùng DSR các tế bào bắt màu tím (mũi tên đỏ). BN Vũ Xuân T, nam 63 tuổi, mã số: 197-13.

Bảng 3.8. Tỷ lệ HP ở các típ viêm dạ dày mạn tính

Típ HP

Viêm nông Teo nhẹ Teo vừa Teo nặng Tổng

n % n % n % n % n %

Có HP 12 17,9 28 41,8 26 38,8 1 1,5 67 34,4

Không có HP 41 32,0 53 41,4 29 22,7 5 3,9 128 65,6

Tổng 53 27,2 81 41,5 55 28,2 6 3,1 195 100,0

Nhận xét:

- Ở BN nhiễm HP có tỷ lệ viêm teo cao hơn ở những BN không nhiễm HP (tỷ lệ này tương ứng là 82,1% và 68,0%).

- Ở BN dương tính với HP, tỷ lệ các típ viêm teo nhẹ và vừa là cao nhất (tương ứng là 41,8% và 38,8%).

3.3.5. Mối liên quan giữa dị sản ruột và HP

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa DSR và HP

Không có DSR Có DSR Tổng

n % n % n %

Có HP 34 50,7 33 49,3 67 34,4

Không có HP 57 44,5 71 55,5 128 65,6

Tổng 91 46,7 104 53,3 195 100,0

Nhận xét: Ở những BN không có HP, tỷ lệ gặp DSR (55,5%) cao hơn so với những BN có HP (49,3%).

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. VỀ PHÂN BỐ BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH THEO NHÓM TUỔI VÀ GIỚI

Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi và lớn tuổi nhất là 82 tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 56,2 ± 9,5 tuổi. Tỷ lệ VDDMT gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi ≥ 60 và 50-59 tuổi, lần lượt chiếm tỷ lệ là 45,0% và 30,8%. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả của một số nghiên cứu đã được công bố. Ở nghiên cứu của Lê Trung Thọ và CS, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 40-49 và 30-39 (tương ứng là 27,71% và 23,39%), còn tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm ≥ 60 tuổi chỉ chiếm 8,43% [2]. Theo nhiều tác giả, tuổi mắc bệnh trung bình từ 40-45 tuổi, lứa tuổi thường gặp VDDMT là 30-59 chiếm tỷ lệ 51-77,7% [2], [24], ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 52,3%. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ VDDMT có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi từ 2,6% ở lứa tuổi nhỏ hơn 30 đến 45,0% ở lứa tuổi từ 60 trở lên. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu đã được công bố, theo Asaka M nghiên cứu trên số liệu thu thập từ nhiều trung tâm ở Nhật Bản, tỷ lệ VDDMT tăng từ 9,4% ở lứa tuổi nhỏ hơn 20 tuổi lên trên 70% ở lứa tuổi từ 50 trở lên [36]. Tương tự, trong nước Nguyễn Xuân Huyên cũng nhận thấy tỷ lệ VDDMT tăng lên rõ rệt theo tuổi [21]. Theo Kurata J.H. năm 1994, tỷ lệ mắc VDDMT ở Mỹ ở độ tuổi 30 chiếm 33% và khoảng 50% ở độ tuổi từ 40 trở lên [18]. Theo một số tác giả, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ VDDMT cũng tăng theo tuổi và có thể đạt đến 100% ở lứa tuổi trên 50 ở một số nước [13], [41]. Theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và tỷ lệ các típ dị sản ruột trong viêm niêm mạc dạ dày mạn tính (Trang 30)