Ảnh hưởng của nồng độ đường huyết với thời gian nằm điều trị:

Một phần của tài liệu Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đường huyết lúc nhập viện lên tiến triển và tiên lượng ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính được điều trị Alteplase đường tĩnh mạch (Trang 53)

- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu

3.6.3. Ảnh hưởng của nồng độ đường huyết với thời gian nằm điều trị:

Bảng 3.30 Ảnh hưởng của nồng độ đường huyết với thời gian nằm điều trị

Đường huyết Thời gian nằm điều trị Tỷ suất chênh (OR) p

≥ 7 ngày < 7 ngày

≥ 8 mmol/l 31 (64,6%) 39 (43,5%) 3,460 < 0,01

3,9 -< 8 mmol/l 17 (35,4%) 74 (56,5%)

Tổng 48 113

Nhận xét:

Nồng độ đường huyết khi nhập viện có ảnh hưởng đến thời gian nằm viện đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính được điều trị Alteplase đường tĩnh mạch. Những bệnh nhân có nồng độ đường huyết ≥ 8 mmol/l thì có nguy cơ nằm viện kéo dài hơn gấp 3,46 lần so với những bệnh nhân có đường máu 3,9 -< 8mmol/l. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01, 95% CI: 1,706 – 7,019).

3.6.4 Ảnh hưởng của nồng độ đường huyết với tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Bảng 3.31 Ảnh hưởng của nồng độ đường huyết với tỷ lệ tử vong

Tỷ lệ tử vong

Đường huyết

Sống Tử vong

Tỷ suất chênh (OR) Khoảng tin cậy 95%

(CI) p ≥ 8mmol/l 60 (40,3%) 10 (83,3%) 7,417 0,004 3,9 -< 8 mmol/l 89 (59,7%) 2 (16,7%) Tổng 149 12 Nhận xét:

- Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nghiên cứu là 7,5% (12/161). - Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân có đường huyết ≥ 8mmol/l cao hơn so với nhóm bệnh nhân có đường huyết 3,9 -<8 mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

- Nguy cơ tử vong của nhóm bệnh nhân có đường huyết ≥ 8mmol/l cao gấp 7,417 lần so với nhóm bệnh nhân có đường huyết 3,9 -<8mmol/l (p < 0,01, 95% CI: 1,569 – 35,051).

3.7 Liên quan giữa các yếu tố độc lập với tình trạng tử vong của các bệnh nhân nghiên cứu:

Để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng tử vong và các yếu tố độc lập, đồng thời kiểm soát các yếu tố gây nhiễu trong mô hình, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy đa biến logictis, bằng cách đưa các yếu tố có liên quan đến kết cục điều trị trong phân tích đơn biến vào mô hình, sử dụng phương pháp enter, kết quả chạy hồi quy thu được như sau:

Bảng 3.32 Mô hình hồi quy đa biến logictis

Nhận xét:

Trong các yếu tố có liên quan đến tình trạng tử vong, yếu tố đường huyết đóng vai trò quan trọng nhất. Những người có đường huyết ≥ 8mmol/l có nguy cơ tử vong cao gấp 21,9 lần những người có đường huyết 3,9- <8 mmol/l (p<0,05, 95%CI: 1,027 – 468.454).

Yếu tố Hệ số B P Tỷ suất chênh

OR

Khoảng tin cậy (95% CI)

Đường huyết 3,088 0,048 21,935 1,027 – 468,454

Điểm glasgow 2,465 0,026 11,762 1,336 – 103,555

Tái tắc mạch 0,569 0,666 1,767 0,133 - 23548

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành để tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ đường huyết lúc nhập viện với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như tác động lên tiến triển và tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính được điều trị Alteplase đường tĩnh mạch. Dựa vào các kết quả thu được trên 161 bệnh nhân nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 9 năm 2007, chúng tôi có những bàn luận sau đây:

Một phần của tài liệu Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đường huyết lúc nhập viện lên tiến triển và tiên lượng ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính được điều trị Alteplase đường tĩnh mạch (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w