Thực trạng hoạt động huy động vốn của công ty cổ phân Đông Bình

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở nghành tài chính ngân hàng Công Ty Cổ Phần Đông Bình (Trang 38)

Mục tiêu

Huy động vốn là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Đông Bình nói riêng. Trong mọi loại hình công ty, vốn phản ánh

nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Đông Bình phải huy động cho mình một lượng vốn nhất định để đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng… Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề này là vấn đề cấp bách, các phương thức huy động vốn cho công ty được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào công ty với mục tiêu là huy động được nguồn vốn lớn đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đông Bình.

Phương thức và công cụ huy động vốn

Trong doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Đông Bình nói riêng vốn đều có từ 2 nguồn chính là nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong được hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ (vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại…). Nguồn vốn bên ngoài hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua 2 hình thức là tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính hoặc tài trợ trực tiếp.

Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Đông Bình.

Vốn góp ban đầu : Để có vốn ban đầu dùng cho xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty, đa số các doanh nghiệp phải dùng từ nguồn tiền tự có, huy động gia đình và bạn bè hay góp vốn. Công ty cổ phần Đông Bình được thành lập dựa trên vốn góp của 2 Công ty may lớn là: Tổng công ty cổ phần may 10 và Tổng công ty may Đông Nai và một số cổ đông khác như bảng 1.1.

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu làm ăn có lãi thì công ty có thể sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Từ bảng 2.10 chúng ta có thể thấy rằng, từ năm 2010 đến năm 2011 hầu như lợi nhuận giữ lại đều nhỏ hơn 0 tuy nhiên đến năm 2012 lợi nhuận giữ lại lớn hơn 0. Điều này chứng tỏ rằng việc kinh doanh của công ty cổ phần Đông Bình đang trong quá trình đạt hiệu quả cao.

Huy động vốn vay của Công ty cổ phần Đông Bình.

Vay vốn tín dụng ngân hàng: Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân Công

ty cổ phần Đông Bình mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đa số các công ty hay doanh nghiệp đều huy động vốn từ ngân hàng dù ít hay nhiều để có thể đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của công ty.

Công ty cổ phần Đông Bình có huy động vốn vay của mình ở ngân hàng Đông Á. Tại đây Công ty cổ phần Đông Bình có thể vay vốn tín dụng trong khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn tín dụng là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo ra khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài. Với hình thức tài sản thế chấp đảm bảo, yêu cầu đặt ra cho Công ty cổ phần Đông Bình là phải sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Huy động vốn qua tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại được hình thành qua quan hệ mua bán chịu hoặc trả chậm, trả góp. Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định dưới hình thức tiền tệ và lãi suất.

Trong nền kinh tế thị trương hiện tượng thừa, thiếu vốn ở các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động tín dụng thương mại một mặt đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở nghành tài chính ngân hàng Công Ty Cổ Phần Đông Bình (Trang 38)