GIÁO DỤC SINH VIÊN NHẬN THỨC ĐƯỢC TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH ĐỐ

Một phần của tài liệu tiểu luận về quan niệm tình yêu của sinh năm thứ nhất (Trang 42)

MÌNH ĐỐI VỚI BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

3.1. Tránh nhiệm với bản thân mình

Mỗi một người muốn cho bản thân mình ngày càng tiến bộ và hoàn thiện thì phải nhận thức được trách nhiệm với bản thân họ sẽ sống có mục đích để phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân mình. Nhận thức được trách nhiệm của chính mình đối với những người xung quanh, để mình sẽ trở thành một người có ích cho gia đình và cho xã hội.

với sinh viên, thì biết được trách nhiệm mình phải làm gì, phải sống như thế nào cho xứng đáng là người có giáo dục và được giáo dục, luôn cố gắng học tập rèn luyện bản thân, qua đó thấy vai trò của mình đối với tập thể lớp. cùng với đó thì cần giáo dục sinh viên thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa khác. Khi

thực hiện và thực hiện tốt nhiệm vụ ấy. Thực hiện trách nhiệm đó không chỉ cho tương lai của mình mà là của toàn xã hội, vì có khi cũng vì thiếu trách nhiệm của mình cũng làm ảnh hưởng đến toàn xã hôi và nhiều người khác.

3.2. Trách nhiệm đối với gia đình

Gia đình là nơi ta sinh ra, là nhà giáo dục đầu tiên cũng là nơi nuôi nấng tình yêu ta lớn lên, để có được như ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của cha mẹ và anh chị em. Vì thế chúng ta phải biết tôn trọng và có trách nhiệm đối với gia đình. Trách nhiệm đối với gia đình là làm sao cho cha mẹ được vui mừng, an tâm khi con bước vào con đường đại học nơi chốn thành thị náo nhiệt. Trước hết chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ, anh chị khi họ khuyên răn, dạy bảo cho mình những điều hay, điều phải đạo làm con. Bậc làm cha mẹ ai cũng mong con mình trưởng thành, hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, thể hiện sự quan tâm của mình tới mọi thành viên trong gia đình. Không được sống quá ích kỉ chỉ biết cho mình, trước khi hành động một việc gì thì cần nghĩ đến gia đình mình.

Đối với sinh viên, trách nhiệm đối với gia đình là hãy học tập và rèn luyện thật tốt để àm vui lòng mọi người. ở xa gia đình cuộc sống tự lập là sinh viên thì luôn tỉnh thức, sáng suốt, lập cho mình một nếp sống lành mạnh không làm ảnh hưởng đến gia đình.

Với tình yêu thì mình phải xem sao yêu thế nào cho phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến học tập, xây dựng tình yêu trong sáng thuần khiết, tránh buông thả trong tình yêu đưa đến những hậu quả không đáng có trong tình yêu, để không làm phiền cha mẹ. Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con mình trưởng thành và vững vàng trong cuộc sống. Hãy nhận thấy được trách nhiệm của mình đối vơi gia đình để thỏa lòng mong mỏi đó của họ cũng như hoàn thiện chính bản thân mình hơn.

3.3. Trách nhiệm đối với xã hội

Bản thân mỗi người là một thành viên của xã hội, mọi hoạt động của bản thân mình đều có những tác động nhất định đến sự phát triển và bình ổn của một xã hội. Sinh viên là thế hệ tri thức trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì thế sinh viên cần nhận thấy rõ trách nhiệm, vai trò vị trí của mình đối với xã hội để có hướng phấn đấu cho bản thân, phục vụ mục tiêu chung của xã hội.

trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Đối với sinh viên, nhiệm vụ học tập và rèn luyện được thực hiện tốt là mỗi người đang thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Mặt khác sinh viên cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, để làm cho môi trường xã hội đươc phát triển văn minh, trong sạch. Cùng với đó là sinh viên, thế hệ có tri thức cần xây dựng cho xã hội một nền văn hóa tiến bộ và lành mạnh. Điều đó đòi hỏi các sinh viên giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu được tinh hoa của nhân loại. Đặc biệt là trước những luồng văn hóa ngoại lai, sinh viên cần biết chon lọc những nền văn hóa tốt cho bản thân và toàn xã hội.

Sinh viên cần đặt lợi ích của xã hội lên lợi ích của cá nhân để cố gắng học tập cũng như phục vụ lợi ích cho xã hội. Giữ cho sinh viên lý tưởng chung là phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưa đất nước ta dần đi lên xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại sinh viên cần ý thức rõ trách nhiệm của chính bản thân mình để cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên để phục vụ lợi ích cho quốc gia, dân tộc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ thực trạng đã tìm hiểu cùng với cơ sở lý luận của vấn đề cho chúng ta nhận thức của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Sư phạm Huế về vấn đề tình yêu phần lớn đã có những hiểu biết cơ bản. thế nhưng, mới là sinh viên năm thứ nhất nên không ít sinh viên có những sinh viên có những suy nghĩ non yếu, thiếu chín chắn, nhận thức vấn đề còn có những quan niệm sai lầm. Đặc biệt là vấn đề tình dục trong tình yêu, sinh viên còn có những ý nghĩ bồng bột, có một số bạn tỏ ra không hề biết gì vấn đề này, có cả những sinh viên thể hiện về một lối sống buông thả, dễ dãi, đua đòi…

Trước thực trạng nhận thức sinh viên về vấn đề tình yêu đang còn nhiều thiếu sót, những suy nghĩ thiếu chín chắn sẽ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi bước vào tình yêu. Mặt khác, trước những ảnh hưởng của cơ chế thị trường, lối sống phương Tây sẽ dễ dàng đưa các sinh viên vào lối sống không lành mạnh, không đúng với những chuẩn mực của xã hội. Vì thế việc định hướng và điều chỉnh nhận thức, quan niêm của sinh viên trước vấn đề này rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.

Trước hết, chúng ta sẽ giúp cho sinh viên có được những nhận thức đúng đắn trong tình yêu và trong cuộc sống, để sinh viên vững vàng, chín chắn khi bước vào tình yêu, để sinh viên xây dựng cho mình những tình yêu đẹp. Tránh để cho sinh viên có những quan điêm sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho chính bản thân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc học tập, tương lai của mỗi người. Sinh viên là thế hệ trẻ, những nhà giáo, chủ nhân tương lai của đất nước, nếu có quan niệm sai lầm, những định hướng giá trị thiếu đúng đắn, không phù hợp với chuẩn mực xã hội sẽ làm cho những “chủ nhân” của đất nước trở nên không còn xứng đáng với vai trò, vị trí của mình. Họ là những nhà giáo tương lai, những người sẽ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, họ cũng có những nhận thức đúng đắn, tư tưởng vững vàng để là những nhà giáo chuẩn mực đào tạo ra những thế hệ trẻ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

việc định hướng những nhận thức những quan niệm đúng đắn cho các sinh viên và đưa ra những biện pháp thực hiện phù hợp để giáo dục cho sinh viên một cách đúng đắn và kịp thời. Mặt khác, mỗi sinh viên cũng cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mình về vấn đề này. Sinh viên cần có ý thức trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và đúng đắn để định hướng quan niệm của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với gia đình

Gia đình là ngôi trường giáo dục đầu tiên và gắn bó, gần gũi nhất đối với mọi người. Trách nhiệm và vai trò giáo dục của gia đình đối với mỗi thành viên là rất quan trọng. Đặc biệt gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng, tư vấn cho con cái trong việc lựa chọn, tìm hiểu bạn đời của mình. Các bậc cha mẹ là những người đi trước, những người từng trải nghiệm cuộc sống đó, vì vạy cha mẹ cũng phải biết định hướng cho con cái mình những quan niệm, những giá trị đúng đắn về tình yêu trong cuộc sống.

Trước những ảnh hưởng của môi trường xã hội mới, vai trò giáo dục, định hướng, tư vấn cho con cái là cực kỳ quan trọng. Mặc dù đối với sinh viên, hầu hết học xa gia đình, gia đình không có điều kiện gần gũi để giám sát, giáo dục nhưng cũng cần tạo điều kiện để quan tâm con cái lúc ở xa bằng nhiều cách để có những định hướng, những điều chỉnh kịp thời trong nhận thức và quan niệm của con em mình.

Cha mẹ là bậc sinh thành, nuôi dưỡng con em mình lớn lên nên hiểu con cái mình hơn bất cứ ai hết. vì thế từ việc tìm hiểu rõ con cái mình để lựa chọn những cách thức giáo dục phù hợp và hiệu quả. Mặt khác cũng cần tạo điều kiện để tiếp xúc, gần gũi con cái, biết lắng nghe những suy nghĩ của con cái, đặt mình vào vị trí con cái để hiểu con cái muốn gì, muốn bày tỏ, thể hiện để nắm bắt được những suy nghĩ định hướng, điều chỉnh phù hợp.

Tuy nhiên việc giáo dục, định hướng cho con cái những giá trị tốt đẹp là rất quan trọng nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận được hiệu quả giáo dục cao nếu có sự ép buộc tư tưởng đối với con cái. Đặc biệt là một số bậc làm cha làm mẹ vẫn

tự do, công bằng nhiều hơn trước và chúng ta cũng có quyền tôn trọng quyền đó của con cái. Định hướng những giá trị đúng đắn để con cái bước vào tình yêu, giúp con cái lựa chon bạn đời phù hợp, nhưng cha mẹ hãy chỉ là người tư vấn mà không nên ép buộc con cái trong tình yêu rằng phải chọn người này người kia. Hay là một số bậc cha mẹ có sự ngăn cấm quá khắt khe dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cũng là một điều không nên. Ví dụ, có những đôi yêu nhau bị gia đình ngăn cản, họ đã tìm đến cái chết, cũng có thể từ bỏ gia đình ra đi và không bao giờ trở về nữa.

Là những bậc làm cha, làm mẹ chúng ta hiểu hơn ai hết những gì cần có trong tình yêu. Hãy giúp con cái mình có những cách nhìn thấu đáo trong tình yêu, để có những quyết định đúng đắn, tránh những hậu quả do quan niệm sai lầm có thể gây ra. Gia đình đùn đẩy con cái mình vào vòng xoáy, hay những con đường cùng trong tình yêu để dẫn tới những đau khổ không đáng có. Ngay từ đầu hãy giáo dục con em mình tự ý thức, điều chỉnh bản thân trước cuộc sống và biết tiếp thu có chọn lọc những kiến thức cần thiết cho cuộc sống. Vào tuổi trưởng thành, hãy “dạy” cho con “ học về tình yêu” để con không bỡ ngỡ hay mù quáng, sai lầm trong cuộc sống và tình yêu. Và đặc biệt cha mẹ phải là người bạn thân thiết của con cái để lắng nghe tâm sự và điều chỉnh nhận thức của con cái một cách gần gũi nhất.

2.2. Đối với nhà trường

Với sinh viên, nhà trường là môi trường giáo dục chính, vì thế, việc giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng cho sinh viên cần được chú trọng. Thông qua các tổ chức, đoàn thể khác như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính giáo dục, các buổi học, sinh hoạt ngoại khóa dưới hình thức các câu lạc bộ…ví dụ các câu lạc bộ “ giọt máu hồng” “kỹ năng sống”…Tất cả để góp phần đem lại cho sinh viên những hiểu biết về tình yêu và những vấn đề có liên quan.

Nhà trường cần thường xuyên quan tâm tới đời sống sinh viên nội trú và ngoại trú. Từ đó có những biện pháp quản lý sinh viên nội trú và ngoại trú có hiệu quả hơn. Nhà trường có thể phối hợp với ban quản lý kí túc xá, các chủ trọ để có biện pháp quản lý sinh viên chặt chẽ hơn. Và có thể xem nếp sống ở ký túc xá, nhà trọ là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại sinh viên nhằm giúp sinh viên xây dựng một nếp sống lành mạnh. Nhà trường cũng có thể đưa ra những biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xử lý phạt sinh viên có lối sống buông thả, thiếu lành mạnh…

Trong nhà trường, mỗi khoa, mỗi lớp có thể lập thành những câu lạc bộ, những tổ chức để giành riêng cho việc giáo dục những kiến thức về tình yêu tình dục. Có thể tổ chức các buổi giao lưu giữa các sinh viên của các lớp, các khoa khác nhau để sinh viên có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những lý thuyết hoặc những câu chuyện thực tế. Sinh viên được tự do trao đổi, bày tỏ như vậy thì việc học hỏi tiếp nhận cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị cho sinh viên một cách thường xuyên, liên tục nhằm đạt được hiệu quả trong giáo dục.

2.3. Đối với xã hội

Xã hội là môi trường có những tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới mỗi người. Ảnh hưởng của xã hội thiếu sự chọn lọc hơn so với những yếu tố khác. Bởi vậy mà bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội không thể tránh khỏi.

Trong xã hội hiện đại, sinh viên lại học ở những thành phố đô thị phồn hoa, cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đặt ra không ít những thách thức và cám dỗ thế hệ trẻ. Vì thế, xã hội cần phải xậy dựng được môi trường tích cực lành mạnh, giảm thiểu tối đa các tệ nạn xã hội, có các biện pháp ngăn chặn những luồng văn hóa không phù hợp du nhập từ các nước trên Thế giới vào nước ta.

Các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương nơi sinh viên sinh sống và học tập cần lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động lành mạnh, để sinh viên nhận thức được những giá trị chân thực của cuộc sống. Từ đó, sinh viên sẽ xây dựng được cho mình những định hướng giá trị đúng đắn trong mọi vấn đề của cuộc sống.

2.4. Đối với bản thân

Sự tác động của yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội chỉ mang yếu tố có tác động quan trọng còn cái cốt yếu để quyết định là chính bản thân của mỗi người.

Đối với sinh viên, và đặc biệt là đối với sinh viên sư phạm cần nhận thức được rằng sau này mình là thầy, cô giáo, những nhà giáo dục ‘dùng chính nhân cách sống của mình để giáo dục nhân cách”. Vì vậy cần xây dựng cho mình và làm quen

giáo dục, có như vậy thì giáo dục mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Sinh viên cần ý thức được trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về tình yêu và các yếu tố liên quan tới nó. Sinh viên có thể trang bị cho mình bằng nhiều cách, qua sách báo, internet… Đồng thời tiếp thu sự giáo dục từ gia đình, nhà trường, bạn bè, đòi hỏi mỗi sinh viên cũng cần phải có sự chọn lọc sáng tạo để lựa chọn cho mình những giá trị đúng đắn và phù hợp nhất.

Bản thân mỗi người sẽ quyết định số phận của chính mình, vì vậy hãy tự mình trang bị cho chính mình những kiến thức cần thiết để tự tin và vững vàng hơn trước cuộc sống để tránh những quan niệm sai lầm, những luồng văn hóa không lành mạnh ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến bản thân mình.

Sinh viên cần ý thức được phải trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản vè tình yêu và các yếu tố liên quan tới nó. Sinh viên có thể tự trang bị cho mình bằng

Một phần của tài liệu tiểu luận về quan niệm tình yêu của sinh năm thứ nhất (Trang 42)