Thành tích

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Công trình Hàng không (Trang 73)

Là một doanh nghiệp nhà nớc thực hiện kết hợp nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng và lại hoạt động trên một thị trờng có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo công ty Công ty Công trình Hàng không đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển. Với bản chất là ngời lính đi làm kinh tế, lãnh đạo và tập thể công nhân viên Công ty Công trình Hàng không đã thực hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con ngời để không ngừng mở rộng về quy mô, phát triển năng lực, đầu t những thiết bị, công nghệ hiện đại, tìm kiếm những thị trờng mới và đã khẳng định đợc chỗ đứng của Công ty Công

trình Hàng không trên thị trờng xây dựng cơ bản nói chung cũng nh trong bản thân nội Tổng Công ty Hàng không nói riêng.

Thực tế cho thấy trong vòng những năm trở lại đây, Công ty Công trình Hàng không liên tục làm ăn có lãi, hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch và luôn là ngọn cờ đầu trong Tổng Công ty Hàng không. Mặc dù hiệu quả sử dụng tài sản sản xuất kinh doanh của công ty có thể cha theo kịp tốc độ huy động và sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh song sự mở rộng vẫn đem lại sự tăng trởng trong doanh thu cũng nh lợi nhuận của Công ty Công trình Hàng không .

Tuy nhiên, xuất phát từ một đơn vị quốc phòng nay đi làm nhiệm vụ kinh tế khi bớc vào lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này Công ty Công trình Hàng không cũng đã phải vật lộn với những khó khăn thử thách trong công tác quản lý tài chính mà trong đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một trong những khó khăn chủ chốt .

Thành tích nổi bật trong việc quản lý và sử dụng TSLĐ là công ty đã cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu TSLĐ cho sự tăng trởng nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh . Công ty bằng nhiều biện pháp khác nhau đã luôn đảm bảo ứng trớc một khối lợng TSLĐ rất lớn trong việc xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài. Chính việc quản lý và sử dụng TSLĐ một cách linh động, uyển chuyển đã không những giúp công ty vợt qua những khó khăn trở ngại mà còn góp phần không nhỏ trong việc phát triển của công ty, thể hiện ở việc tăng doanh thu trong năm 1999 về số tuyệt đối là 24.914.886.000 đ, với tỷ lệ tăng là 48,75%; thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách tăng 86,75% với số tiền tăng lên là 209.870.000 đ, đời sống của cán bộ công nhân viên đợc nâng cao; các chi nhánh và văn phòng đại diện đợc mở rộng thêm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng... không những hoạt động trên thị trờng trong nớc mà còn vơn ra thực hiện các công trình ở nớc ngoài mà gần

đây là hợp đồng cải tạo và mở rộng sân bay Savanakhet tại nớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.

2. Hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua đã liên tục có những cố gắng vợt bậc nhng trong hoạt động quản lý và sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không vẫn còn bộc lộ một số điều bất cập nhất định. Nguyên nhân của những mặt hạn chế này bao gồm cả những lý do chủ quan lẫn khách quan: Những khó khăn từ phía thị trờng tác động khiến công ty phải đa ra các giải pháp tình thế cha phù hợp, do mối quan hệ giữa Công ty Công trình Hàng không và các nhà cung cấp...và một phần còn là do những khiếm khuyết mà bản thân công ty đã phạm phải trong công tác quản lý tài chính. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, Công ty Công trình Hàng không cần tiếp tục tháo gỡ những hạn chế sau :

2.1. Công tác đảm bảo thanh toán

Khi phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không ta đã thấy rằng việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cha thực sự tốt. Ngoài hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện thời) mang tính chất khái quát, các hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời là những chỉ tiêu chi tiết hơn đều cha đạt đợc mức tối u (chỉ xấp xỉ 0,1 - 0,2). Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nếu nh Công ty Công trình Hàng không vấp phải những biến động lớn của thị trờng. Tất nhiên, là một doanh nghiệp nhà nớc thực hiện kết hợp nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng, Công ty Công trình Hàng không có thể trông đợi vào sự giúp đỡ của các ngân hàng thơng mại cũng nh sự ứng cứu của Tổng Công ty Hàng không cùng với các thành viên khác, ngoài ra còn có thể từ bộ chủ quản. Nhng đây sẽ là vấn đề nổi cộm trong cạnh tranh khi môi trờng kinh tế của nớc ta

đang trong giai đoạn đợc cải thiện nhằm làm cho các chủ thể kinh tế thực sự bình đẳng với nhau trên thị trờng.

Một trong những nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của Công ty Công trình Hàng không không ổn định là sự hạn chế trong việc kế hoạch hoá ngân quỹ nói riêng và kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Trong công tác quản lý tài chính ngắn hạn, Công ty Công trình Hàng không chỉ mới dừng lại ở việc lập Báo cáo lu chuyển tiền tệ (theo phơng pháp trực tiếp ) theo quý, xác định các luồng tiền vào, ra cho toàn bộ công ty và các chi nhánh chứ cha lập kế hoạch thu chi ngân quỹ theo các công trình hoặc cụ thể đến từng tuần, từng tháng... Muốn làm đợc điều này, Công ty Công trình Hàng không cần xác định đợc các luồng tiền thu vào và chi ra trong từng khoảng thời gian tơng ứng mà đay lại là việc cha thể có đợc trong công tác quản lý tài chính tại Công ty Công trình Hàng không nói riêng cũng nh nhiều doanh nghiệp xây dựng khác nói chun. Lợng tiền vào phụ thuộc vào công tác thanh toán nên tơng đối khó khăn trong việc dự đoán nhng lợng tiền ra phụ thuộc vào nhu cầu của các đơn vị trực tiếp sản xuất (các đội thi công) nên việc lập kế hoạch là hoàn toàn có thể đợc. Hiện nay, các đội thi công này cha dự đoán cụ thể đợc nhu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ thi công theo tiến độ mà hoàn toàn mang tính bị động.

Chính vì vậy nên nhiều khi các nhu cầu phát sinh dồn dập nhất là trong mùa xây dựng khiến Công ty Công trình Hàng không buộc phải chiếm dụng vốn từ nhiều khác nhau, làm giảm tính lành mạnh trong hoạt động tài chính của công ty.

2.2 Quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Nh ta đã biết, năm 1999 tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của công ty đã giảm 0.03 vòng so với năm 1998, gây lãng phí một lợng vật t của công ty là 2.491.216.000 đ .

Nguyên nhân của tồn tại này là do công ty cha có kế hoạch dự trữ vật t phù hợp, dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn. Hơn nữa hoạt động xây dựng cơ bản thờng buộc doanh nghiệp phải duy trì một lợng vốn ứng trớc lớn mà trong đó có một bộ phận không nhỏ nằm trong giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Để chuẩn bị tiến hành thi công một công trình công ty phải đầu t huy động trang thiết bị, vật t , máy móc và nhân lực cho quá trình thi công. Lợng vốn dồn vào công trình mà đặc biệt là những công trình có khối lợng thi công lớn, yêu cầu chất lợng và kỹ thuật cao không phải là ít. Việc kéo dài thời gian ngừng thi công (thời gian chết ) sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng các yếu tố khác nh trang thiết bị, vật t, nhân lực... Một số chi phí khác nh chi phí thuê máy móc, thiết bị, vật t (thuê cẩu, thuê cốp pha, giàn giáo...), chi phí tiền lơng công nhân chờ việc, chi phí mua vật t chờ sử dụng sẽ tăng lên, do phải kéo dài thời gian thanh toán làm tăng lợng vốn đa vào quá trình sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn giảm.

2.3 Quản lý các khoản phải thu

Trong phần "Phân tích hiệu quả sử dụng các loại tài sản của công ty" ở trên đã cho ta thấy tình hình thu hồi công nợ của công ty trong năm 1999 là không tốt. Cụ thể tốc độ thu hồi công nợ năm 1999 là 3,77 vòng giảm 0,1 vòng so với năm 1998. Điều này đợc lý giải nh sau:

Mối quan hệ tài chính giữa Công ty Công trình Hàng không và chủ đầu t (bên A)là mối quan hệ thanh quyết toán các công trình, hạng mục công trình mà công ty đã hoàn thành thi công bàn giao cho chủ đầu t. Tuy chỉ ngắn gọn nh vậy nhng trên thực tế từ khi Công ty Công trình Hàng không hoàn thành thi công cho đến khi đợc thanh toán đầy đủ là một quá trình kéo dài và rất phức tạp. Nguyên nhân của hiện tợng này chủ yếu là do những rắc rối trong những thủ tục trong việc thanh quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao. Mặc dù Công ty Công trình Hàng không có một thuận lợi là đợc trực tiếp ký kết

hợp đồng với các chủ đầu t và cũng đợc thanh toán trực tiếp không phải thông qua Tổng Công ty Hàng không nhng vẫn còn khá nhiều thủ tục rờm rà khác mà Công ty Công trình Hàng không phải vợt qua.

Công việc đầu tiên trong việc thanh quyết toán là bản thân công ty phải lập hồ sơ hoàn công đề nghị thanh toán. Với mục đích sớm đợc thanh toán thì công ty thờng hoàn thành hồ sơ nhanh chóng với sai sót không đáng kể. Tuy nhiên vì Công ty Công trình Hàng không chủ yếu thực hiện các công trình có nguồn vốn của Nhà Nớc nên công ty sau đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra để đảm bảo tính khách quan.Điều đáng nói ở đây là có tới hai cơ quan thẩm định là bộ đầu t thuộc Bộ Tài Chính và Cục Đầu T thuộc Bộ Quốc Phòng. Nếu hồ sơ quyết toán đã đợc một cơ quan thẩm định nhng chủ đầu t vì một lý do nào đó yêu cầu cơ quan kia thẩm định lại và không khớp nhau giữa hai kết quả thẩm định thì chắc chắn việc quyết toán sẽ bị đình lại cho đến lúc đạt đợc sự thống nhất của hai cơ quan. Sau khi đã đợc phê duyệt thì việc thanh toán thờng thuận lợi hơn vì chủ đầu t đã có căn cứ chính xác để trả tiền cho Công ty Công trình Hàng không.

Tuy nhiên, vẫn có một số trờng hợp sau khi đã có hồ sơ quyết toán đợc phê duyệt, việc thanh toán công nợ giữa bên A và Công ty Công trình Hàng không lại còn phải chờ nguồn vốn đợc cấp của bên chủ đầu t. Nguồn vốn này lại còn phụ thuộc vào kế hoạch phân bổ vốn của các cấp chủ quản bên A xuống cho công trình. Ngoài ra cũng phải kể đến trờng hợp bên A đã đợc cấp vốn nhng giữ lại để sử dụng cho mục đích khác gây trở ngại cho quá trình thanh toán.

Từ những thành tích đạt đợc và những tồn tại cần khắc phục trong quản lý và sử dụng TSLĐ. Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

II- Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không

Qua quá trình thực tế ở Công ty Công trình Hàng không, qua đánh giá phân tích tình hình kinh doanh của công ty nói chung, tình hình sử dụng TSLĐ của công ty nói riêng cùng với những kiến thức tiếp thu đợc trong quá trình học tập tại trờng Đại Học Thơng Mại, em xin mạnh dạn đa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ đối với công ty nh sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Công trình Hàng không (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w