Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn các xã có tính đại diện cho các vùng của huyện Yên Sơn đƣợc chia ra làm 2 tiểu vùng. Do vậy trong đề tài này chúng tôi đã chọn 6 xã trên 2 tiểu vùng trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiểu vùng 1: Có địa hình vàn, tƣơng đối bằng phẳng bao gồm 7 xã - Tiểu vùng 2: Có địa hình cao, vàn cao bao gồm 24 xã và thị trấn.

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phƣơng pháp chọn ngẫu nghiên. Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích các cây trồng phổ biến, thuộc 6 xã đại diện cho 2 vùng. Mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ và tổng số hộ điều tra là 80 hộ theo phƣơng pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kế hoạch - tài chính.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc qua điều tra.

+ Điều tra bằng phƣơng pháp truyền thống (bộ câu hỏi) theo mẫu phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập đƣợc chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (LUT). Xử lý số liệu bằng chƣơng trình Excel. Kết quả đƣợc trình bày bằng các bảng, biểu đồ.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Dựa vào sự hiểu biết kinh nghiệm của ngƣời dân các hộ sản xuất giỏi, các cán bộ phụ trách kỹ thuật, tham khảo ý kiến của các phòng chức năng liên quan, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học về đánh giá khả năng phát triển sản xuất nông

nghiệp và khả năng phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đề

xuất định hƣớng phát triển.

2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành tổng hợp, nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí… và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên một ha của các LUT, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:

- Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chi phí đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ( chi phí vật chất và chi công lao động).

- Tổng thu nhập = Sản lƣợng x Đơn giá.

- Thu nhập hỗ hợp (TNHH) = Tổng thu nhập – Chi phí vật chất. - Thu nhập thuần (TNT) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.

- Hiệu quả kinh tế ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/Số công lao động. - Hiệu suất đồng vốn = Thu nhập hỗ hợp /Tổng chi phí.

* Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lƣợng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời sản xuất.

- Khả năng phù hợp với thị trƣờng tiêu thụ của các LUT ở thời điểm hiện tại và tƣơng lai.

- Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thể hiện ở mức độ đầu tƣ, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hiệu quả môi trƣờng

- Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật so sánh với tiêu chuẩn cho phép.

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (nhƣ khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dƣ cây trồng có chất lƣợng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Sơn xuất nông nghiệp của huyện Yên Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc và 1050 10’ đến 1050 40’ Kinh độ Đông.

Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa; - Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;

- Phía Nam giáp huyện Sơn Dƣơng và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); - Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2013 là 113.242,26ha.

Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đƣờng bộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 và các tuyến đƣờng thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250.

Huyện Yên Sơn có các dạng địa mạo nhƣ sau:

- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hƣởng của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mƣa thƣờng bị ngập nƣớc.

- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn.

- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dƣới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lƣơng thực. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Yên Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn

hàng năm khoảng 8.200 - 8.4000C

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm là 150ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung và các tháng mùa Hè (tháng 7, 8), có tháng lƣơng mƣa đạt đến 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1, 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng.

- Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, chiếm 86% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% tổng lƣợng mƣa của cả năm.

- Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 - 60giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng 140 - 160giờ.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có 2 hƣớng gió chính:

+ Mùa Đông là hƣớng gió Đông - Bắc hoặc Bắc; + Mùa Hè là hƣớng Đông - Nam hoặc Nam. Tốc độ các hƣớng gió thấp chỉ đạt 1m/s.

Tóm lại với tổng số giờ nắng lớn, lƣợng mƣa tƣơng đối dồi dào, chế độ nhiệt phong phú, huyện Yên Sơn có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng đa dạng từ Ôn đới đến Ắ nhiệt đới, nhiệt đới. Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt có phần tác động xấu nhƣng không đáng kể.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng chính của các sông:

- Sông Lô: Đây là con Sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung. Sông Lô là phụ lƣu của tả ngạn (bến Trác) của sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến Tuyên Quang chia huyện Yên Sơn thành 2

phần. Chiều dài của Sông là 470km (diện tích lƣu vực sông là 39.000km2) trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa bàn các xã: Chiêu Yên; Phúc Ninh; Tứ Quận; Thắng Quân; Tân Long; Thái Bình; và Tiến Bộ. Đây là phần hạ lƣu của sông, lòng sông rộng, ngay trong mùa cạn cũng có rộng tới 200m và sâu tới 1,5 - 3,0m. Lƣu lƣợng lớn nhất của sông đạt tới 11.700 m3/s, lƣu lƣợng thấp nhất của sông đạt 128m3/s. Đây là tuyết đƣờng thủy quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ;

- Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lƣu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44% diện tích của toàn bộ lƣu vực sông Lô. Sông có tổng chiều dài 297km (đoạn chảy qua huyên Yên Sơn dài 25km, qua địa bàn các xã: Phúc Ninh, Xuân Vân, Lực

Hành và Quý Quân). Diện tích lƣu vực của sông là 17.200km2

;

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Tạo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy vào Tuyên Quang qua địa phận huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang. Lòng sông nhỏ, hẹp khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn. Chiều dài của dòng sông là 170km, trong đó đoạn chảy quan đoạn Yên Sơn dài 39,0km (qua địa bàn các xã: Trung Minh; Hùng Lợi; Trung Sơn và Kim Quan). Diện tích lƣu vực

của sông là: 1.610km2

.

Ngoài 3 sông chính trên, địa bàn huyện Yên Sơn còn có các sông suối nhỏ: Ngòi Chinh, ngòi Sính, ngòi Là... tạo thành mạng lƣới lƣu vực sông chính. Đây là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân trong huyện. Hệ thống sông suối này chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không nhỏ, song do độ dốc lớn nhiều thác ghềnh nên cũng thƣờng gây ra nguy hiểm cho thuyền bè qua lại, gây lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mƣa cho những vùng có địa hình thấp.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cƣu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 năm 2001, cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nhóm đất chủ yếu với quy mô diện tích và phân bố nhƣ sau:

- Đất Phù sa ngòi suối (Py): Có khoảng 700 ha, phân bố rải rác ở các xã: Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan... Phần lớn loại đất này đƣợc sử dụng trồng 1 vụ hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P): có khoảng 800 ha, phân bố ở các xã ven Sông Lô (Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này đã đƣợc trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ lúa và các cây hoa màu hàng năm khác nhƣng năng suất thấp;

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Diện tích loại đất này có 12.529 ha phân bố phía Tây - Nam của huyện (gồm các xã: Chân Sơn, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm và Thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới, hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có sự biến động từ <50 cm đến >120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn chia cắt với các đồi đá cát phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế;

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích đất này có khoảng 35.000 ha. Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai ...) Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có biến động lớn từ <50 cm đến >120 cm. Đất thƣờng khô hạn, chặt rắn. Trên loại

đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc <250 có thể khai thác trồng cây ăn quả

và cây công nghiệp lâu năm;

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 1.400 ha, phân bố ở các xã Chiêu Yên, Tân Tiến, Tân Long ... Đất có tầng đất khá dày, khá tơi xốp, thƣờng có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao và cân đối, phù hợp với nhiều loài cây trồng dài ngày;

- Đất vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Fs): Loại đất này chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện với khoảng 60.000 ha, phân bố ở phần lớn các xã trong huyện (chỉ riêng các xã: Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê và Thị trấn Tân Bình) không có loại đất này. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt trung bình, độ dày tầng đất có các mức <50 cm; 50 - 120 cm và >120 cm. Đất này thích hợp với nhiều loại cây

công nghiệp dài ngày (chè) và các loại cây ăn quả. Vùng đồi núi có độ dốc > 250

C cần đƣợc bảo vệ và trồng rừng là chính; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chỉ có ở xã Kim Quan và xã Kim Phú. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần đƣợc cải tạo bổ sung lân, kali;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đất xám bạc màu (Ba): 2.928 ha, có ở các xã Kim Phú, Phú Lâm, Hoàng Khai ... loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu năng suất thấp;

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có diện tích 1.100 ha, phân bố rải rác ở phía Tây Nam của huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình ... ). Đất thƣờng đƣợc dùng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.

Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Yên Sơn khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái Nông - Lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chƣa hợp lý do sức ép dân số, tập quan canh tác và ý thức của con ngƣời... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn rửa trôi và suy thoái chất lƣợng đất vẫn thƣờng xuyên xẩy ra.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình ...) có trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt trong năm tƣơng đối cao, các xã còn lại trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mƣa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)