Loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật đƣợc xác định.

Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử dụng đất chính (Major type of land use) hoặc có thể đƣợc mô tả chi tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type-LUT).

* Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất các cây trồng hàng năm, cây lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi…

Tuy nhiên trong đánh giá đất (LE- Land Evaluation), nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất qua các loại hình sử dụng đất chính thì chƣa đủ, sẽ có những câu hỏi nhƣ sau đƣợc đƣa ra trong quá trình đánh giá đất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Những loại cây trồng hay những giống loài cây gì sẽ đƣợc trồng? điều này rất quan trọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác nhau.

- Các loại phân bón đƣợc dùng đã đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của các loài cây trồng chƣa? Đôi khi sử dụng phân bón không hợp lý còn giảm độ phì của đất.

Để trả lời đƣợc những vấn đề nêu trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn trong việc sử dụng đất, vì vậy một khái niệm “ Loại hình sử dụng đất” (LUT) đƣợc đề cập trong LE.

* Loại hình sử dụng đất (Land Use type – LUT): Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất đƣợc mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai nhƣ sức kéo trong làm đất, đầu tƣ vật tƣ kỹ thuật … và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật nhƣ định hƣớng thị trƣờng, vốn, thâm canh, lao động vấn đề sở hữu đất đai. Không phải các thuộc tính trên đều đƣợc đề cập đến nhƣ nhau trong một dự án LE mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của dịa phƣơng cũng nhƣ cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêud của mỗi dự án LE khác.

1.4.2. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở của việc đánh giá các hiệu quả ta đánh giá sự bền vững của các các loại hình sử dụng đất. Để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu trí sau đây:

* Bền vững về mặt kinh tế

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diên tích là thƣớc đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một loại hình sử dụng đất. Sau khi thu hoạch tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng trong trƣờng hợp tổng giá trị dƣới mức bình quân của vùng sẽ làm cho ngƣời sử dụng đất sẽ không có lãi, lỗ vốn. Dẫn đến việc sử dụng hệ thống cây trồng đó không hiệu quả và không có tính bền vững về kinh tế [7].

* Bền vững về mặt xã hội:

Bền vững ở mặt xã hội đƣợc thể hiện ở lao động, thu nhập và sự chấp nhận của ngƣời dân đối với loại hình sử dụng đất hiện tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chúng ta quan tâm đến vấn đề loại hình sử dụng đất có thu hút đƣợc nguồn lao động trong nông nghiệp hay không? Có tăng thu nhập, tăng năng suất lao động và đảm bảo đời sống xã hội cho ngƣời dân hay không?

Nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu của ngƣời nông dân thì loại hình sử dụng đất đó sẽ dành đƣợc sự quan tâm trƣớc tiên của ngƣời dân và sản phẩm thu đƣợc phải thoả mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân,

* Bảo vệ môi trƣờng

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đƣợc độ phì của đất, ngăn ngừa thoái hoá đất, xói mòn rửa trôi, cải tạo đất, tăng độ xốp, tăng độ màu mỡ đặc biệt là phải bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Ngoài ra cũng phải chú trọng đến vấn đề đa dạng về chủng loại cây, luân canh cây trồng giữa các mùa một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)