Giải pháp tăng cường công tác quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 93)

3.2.4.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý khách hàng a. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Hiện nay, cơ sở dữ liệu về khách hàng sử dụng điện ở Công ty Điện lực Hưng Yên còn một số tồn tại cần sớm khắc phục. Đó là, các thông tin về khách hàng được theo dõi chưa khoa học, nhiều khi thông tin trên chương trình sai khác với thực tế. Vì vậy, cần phải thực hiện phương án rà soát và chuẩn hóa tổng thể các thông tin của khách hàng liên quan trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như thông tin về thiết bị đo đếm, lộ hạ thế, số cột treo công tơ, sắp xếp lộ trình ghi chỉ số,…

b. Nội dung giải pháp rà soát và chuẩn hóa tổng thể thông tin khách hàng. - Chuẩn hóa thông tin thiết bị đo đếm, thông tin trạm biến áp.

- Chuẩn hóa số liệu lộ hạ thế, số cột, số hòm treo công tơ. - Chuẩn hóa, sắp xếp “lộ trình ghi chỉ số”

* Phân công thực hiện: Thứ nhất, công tác chuẩn bị:

Các Điện lực: Là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo phương án; Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân; kết xuất và in danh sách khách hàng cần rà soát các thông tin; rà soát và cập nhật các thông tin khách hàng vào bản mềm và gửi về Phòng Kinh doanh điện năng để tổng hợp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

Phòng Công nghệ thông tin xây dựng chức năng cho phép cập nhật số liệu sau rà soát và chuẩn hóa của các Điện lực vào cơ sở dữ liệu của chương trình CMIS.

- Chuẩn hóa thông tin thiết bị đo đếm, thông tin trạm biến áp:

Các Điện lực tổ chức rà soát, cập nhật thông tin phương tiện đo đếm vào file mẫu gửi về Phòng Kinh doanh.

Phòng Kinh doanh điện năng chủ trì đôn đốc nhận file mẫu (dạng mềm), kiểm tra, xác nhận đề nghị sửa sai thiết bị đo đếm của các Điện lực, phối hợp với phòng Công nghệ thông tin thực hiện sửa sai.

Phòng Công nghệ thông tin, phòng Kinh doanh và các Điện lực cập nhật lại thông tin thiết bị đo đếm, trạm biến áp sau rà soát từ file mềm vào chương trình CMIS.

- Chuẩn hóa số liệu lộ hạ thế, số cột, số hòm treo công tơ:

Các Điện lực tổ chức rà soát số cột, số hòm hộp, lộ hạ thế và cập nhật thông tin vào file mẫu gửi về phòng Kinh doanh điện năng và phòng Điều độ.

Phòng Điều độ phối hợp với phòng Kỹ thuật kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Điện lực chuẩn hóa thông tin số cột và lộ hạ thế.

Phòng Kinh doanh điện năng chủ trì đôn đốc các Điện lực chuẩn hóa lại thông tin địa chỉ khách hàng.

Phòng Công nghệ thông tin chủ trì phối hợp với phòng Kỹ thuật, phòng Điều độ, phòng Kinh doanh và các Điện lực cập nhật thông tin từ file mẫu vào cơ sở dữ liệu CMIS.

- Chuẩn hóa, sắp xếp “lộ trình ghi chỉ số”.

Các Điện lực tổ chức rà soát và cập nhật thông tin vào file mẫu gửi về phòng Kinh doanh điện năng.

Phòng Kinh doanh chủ trì đôn đốc các Điện lực sắp xếp lộ trình ghi chỉ số. Phòng Công nghệ thông tin, phòng Kinh doanh và cac Điện lực cập nhật thông tin từ file mẫu vào chương trình.

* Hiệu quả sử dụng giải pháp rà soát và chuẩn hoá tổng thể thông tin khách hàng:

Chuẩn hóa thông tin thiết bị đo đếm, thông tin trạm biến áp phục vụ công tác quản lý, thay thế thiết bị đo đếm.

Chuẩn hóa số liệu lộ hạ thế, số cột, số hòm treo công tơ phục vụ công tác quản lý tổn thất điện năng, quản lý dịch vụ và quản lý khách hàng.

Chuẩn hoá sắp xếp lộ trình, thứ tự ghi chỉ số phục vụ công tác ghi chỉ số bằng máy tính bảng.

3.2.4.2. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện: a. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Hiện nay, công tác kiểm tra sử dụng điện ở Công ty Điện lực Hưng Yên đã đạt được một số kết quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ như vẫn còn tình trạng bỏ sót hoặc chưa phát hiện được các vụ trộm cắp điện; c ông tác tuyên truyền và xử lý vi phạm sử dụng điện tại các Điện lực chưa được quan tâm, khi xử lý vi phạm sử dụng điện, đa số các Điện lực mới lập được hồ sơ để xử lý vi phạm và gửi sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt nhưng công tác phối hợp, theo dõi đôn đốc việc xử phạt của cơ quan chức năng chưa được thực hiện tốt, ....Vì vậy, Công ty cần phải thực hiện các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện.

b. Nội dung giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện

Thứ nhất, các Điện lực không sử dụng nhân lực của Đội kiểm tra giám sát mua bán điện tại đơn vị vào các công việc khác để dành thời gian cho công tác kiểm tra và tham mưu công tác giảm tổn thất tại các đơn vị. Thực hiện việc đào tạo luân chuyển nhân lực giữa bộ phận kiểm tra của Công ty với bộ phận kiểm tra của các Điện lực.

Thứ hai, tổ chức công tác kiểm tra sử dụng điện, tập trung kiểm tra mở hộp hệ thống đo đếm điện năng các khách hàng công nghiệp có sản lượng lớn hay các khách hàng là hợp tác xã nông nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện khách hàng tư gia khu vực tiếp nhận nguyên trạng đặc biệt là các khách hàng có sản lượng lớn.

Thứ ba, kiểm tra sử dụng điện phải thực hiện nghiêm túc để kịp thời phát hiện các hư hỏng của hệ thống đo đếm (công tơ kẹt, chết cháy, TI quá tải, non tải, mạch nhị thứ đấu sai, …) hay các hiện tượng bất thường khác có thể ảnh hưởng đến

hệ thống đo đếm.

Thứ tư, ngay từ đầu năm, các đơn vị phải triển khai thực hiện tốt phương án xử lý các trường hợp khách hàng có MBA vận hành non tải của Công ty nhằm góp phần giảm tổn thất điện năng.

Thứ năm, theo dõi tình hình vận hành tụ bù trung, hạ thế là tài sản của Công ty và tài sản của các khách hàng. Đề nghị khách hàng lắp bổ sung tụ bù hoặc thay thế các bình tụ bị hư hỏng, bị khô nhằm nâng cao hệ số công suất.

Thứ sáu, kiện toàn mô hình nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát mua bán điện từ Công ty tới các Điện lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng được yêu cầu về kiểm tra hợp đồng, kiểm tra khách hàng phát hiện kịp thời sai sót trong hệ thống đo đếm và tác nghiệp trong kinh doanh bán điện.

Thứ bảy, các Điện lực tiến hành rà soát và thực hiện nghiêm chế độ khoán quản lý kỹ thuật và khoán tổn thất điện năng, những đường dây và TBA thường xuyên có tổn thất điện năng cao, thực hiện luân chuyển CBCNV nhận giao khoán trên cơ sở giao khoán bằng mức mà tổ nhóm khác đang thực hiện và thực tế lưới điện.

3.2.4.3. Giải pháp tăng cường công tác Quản lý hệ thống đo đếm: a. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Công tác quản lý hệ thống đo đếm hiện nay ở Công ty Điện lực Hưng Yên còn một số tồn tại là tình trạng sự cố cháy hỏng công tơ nhưng chưa được phát hiện kịp thời; khắc phục sự cố chậm; công tơ đến hạn thay định kỳ, kiểm định định kỳ nhưng chưa được thay thế vẫn còn đang vận hành trên lưới; công tác báo cáo số liệu, quản lý thông tin thiết bị đo đếm thiếu chính xác; công tác phối hợp giữa các phòng chức năng và với Điện lực chưa tốt, dẫn đến việc đăng ký kế hoạch và dự báo nhu cầu công tơ sử dụng tại một số thời điểm chưa sát với thực tế.

Vì vậy, cần phải thực hiện giải pháp để tăng cường công tác quản lý hệ thống đo đếm.

b. Nội dung giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thông đo đếm.

lý hệ thống đo đếm theo mô hình 2 cấp, đảm bảo quản lý chính xác thông tin về hệ thống đo đếm.

Thứ hai, đối với kiểm định ban đầu công tơ, TU, TI: Phải đảm bảo chất lượng kiểm định ban đầu công tơ để công tơ đo đếm chính xác trong cả chu kỳ làm việc.

Thứ ba, đối với hệ thống đo đếm lắp đặt mới: Phải đảm bảo thiết kế lắp đặt hệ thống đo đếm bao gồm công tơ, TU, TI trung thế (sơ đồ sao đủ) và các thiết bị giám sát từ xa đảm bảo cấp chính xác, được niêm phong kẹp chì và có các giá trị định mức (dòng điện, điện áp, tỉ số biến,…) phù hợp với phụ tải. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu công tơ để đảm bảo sự giám sát chéo giữa các khâu nhằm đảm bảo không có sai sót (sơ đồ đấu dây, tỉ số biến,…) trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra đo đếm, thay thế định kỳ các thiết bị đo đếm điện năng đúng thời gian quy định (5 năm đối với công tơ 1 pha, 02 năm đối với công tơ 3 pha), nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng, độ chính xác cho hệ thống đo đếm điện năng. Chủ động kiểm tra, thay thế TI non tải, quá tải.

Thứ năm, thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm:

Thực hiện quy định về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm để đảm bảo các thiết bị trên lưới được niêm phong quản lý tốt, có cấp chính xác phù hợp đảm bảo đo đếm đúng. Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện và thay thế ngay thiết bị đo đếm bị sự cố, hư hỏng hoặc bị can thiệp trái phép trên lưới điện. Không được để công tơ kẹt cháy quá một chu kỳ ghi chỉ số.

Thứ sáu, củng cố nâng cấp hệ thống đo đếm:

Từng bước áp dụng công nghệ mới, lắp đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao cho phụ tải lớn. Thay thế công tơ điện tử 3 pha cho các phụ tải lớn; áp dụng các phương pháp đo xa, giám sát thiết bị đo đếm từ xa cho các phụ tải lớn nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện sai sót, sự cố trong đo đếm.

3.2.4.4. Giải pháp tăng cường quản lý công tác ghi chỉ số công tơ: a. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Xuất phát từ thực tế hiện nay, việc ghi chỉ số công tơ sử dụng bằng con người đến ghi chỉ số trực tiếp. Người GCS công tơ là nhân viên của Công ty phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, tính chuyên nghiệp chưa cao hoặc là một số thợ điện nông thôn làm dịch vụ với Công ty Điện lực Hưng Yên thiếu trung thực, thông đồng với khách hàng để lại điện năng để lấy cắp dẫn đến tổn thất điện năng. Việc chốt chỉ số tại các điểm đo đếm không đồng thời đã ảnh hưởng tới việc tính toán, nhận dạng tổn thất điện năng.

Do vậy, Công ty cần phải thực hiện giải pháp để tăng cường quản lý công tác ghi chỉ số công tơ.

b. Nội dung giải pháp

Thứ nhất, thực hiện lịch ghi chỉ số công tơ đúng lộ trình, chu kỳ theo quy định, đúng ngày đã thỏa thuận với khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng cùng giám sát, đảm bảo chính xác kết quả ghi chỉ số công tơ và kết quả sản lượng tính toán TTĐN.

Thứ hai, sắp xếp tổ chức lại đội ngũ nhân viên ghi chỉ số công tơ theo hướng chuyên nghiệp. Thực hiện luân chuyển nhân viên ghi chỉ số công tơ ở các khu vực khác nhau để hạn chế trường hợp nhân viên ghi chỉ số thông đồng với khách hàng để lại sản lượng điện năng.

Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lượng ghi chỉ số công tơ, đặc biệt đối với khu vực thuê dịch vụ điện nông thôn ghi chỉ số nhằm mục đích ghi chính xác, phát hiện kịp thời công tơ kẹt cháy, hư hỏng ngay trong quá trình ghi chỉ số để xử lý kịp thời.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với nhân viên ghi chỉ số công tơ. Thực hiện công tác phúc tra chỉ số công tơ độc lập với nhân viên ghi chỉ số công tơ để chủ động trong việc quản lý nội bộ và khách hàng một cách khách quan.

Thứ năm, sử dụng các công nghệ mới (sử dụng sào ghi chỉ số công tơ kết hợp với máy tính bảng) để ghi chỉ số công tơ.

Thiết bị ghi chỉ số gồm các bộ phận: phần sào có chiều dài 3m và có thể điều chỉnh độ dài, một camera, một máy tính bảng đã được cài đặt bên trong các dữ liệu

về khách hàng, 01 màn hiển thị LCD 4,3 inch, 01 nguồn DC 12V-4Ah ác quy khô, cùng một số linh phụ kiện khác.

Tổ chức ghi chỉ số bằng sào ghi chỉ số kết hợp với máy tính bảng như sau: Khi sử dụng sào ghi chỉ số có gắn camera, nhóm công tác đi ghi chỉ số gồm 2 nhân viên, mang theo sào ghi chỉ số, khi thực hiện ghi chỉ số cả 2 nhân viên đều đứng ở chân cột. Nhân viên thứ nhất: sử dụng sào ghi chỉ số, bật camera, điều chỉnh độ dài sào phù hợp với độ cao hòm công tơ, đưa camera lên ô kính hòm công tơ, camera sẽ quay hình ảnh và truyền hình ảnh về màn hình gắn trên than sào và đọc chỉ số từ màn hình cho nhân viên thứ hai; Nhân viên thứ hai: sử dụng máy tính bảng và nhập chỉ số do nhân viên thứ nhất đọc vào máy tính bảng.

Màn hình camera hiển thị được các thông tin như số seri công tơ, chỉ số công tơ, tình trạng làm việc của đĩa nhôm trên công tơ, thuận tiện cho việc ghi chỉ số công tơ và kiểm tra tình trạng làm việc của công tơ.

Để thực hiện được giải pháp này cần số vốn tương đối lớn nên Công ty Điện lực Hưng Yên cần lập kế hoạch triển khai sử dụng theo các giai đoạn.

Giai đoạn 1 (thí điểm): sử dụng thí điểm ở mỗi đơn vị 2 bộ thiết bị. Sau đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để triển khai tiếp.

Giai đoạn 2: Triển khai mở rộng sử dụng thêm ở các Điện lực. Giai đoạn 3: Triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh.

* Hiệu quả thực hiện giải pháp sử dụng sào ghi chỉ số công tơ kết hợp với máy tính bảng để ghi chỉ số công tơ:

- Đảm bảo tính chính xác trong ghi chỉ số công tơ; giảm tổn thất điện năng. - Tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tham gia giám sát chỉ số công tơ cùng ngành điện, giảm bớt tình trạng khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về chỉ số công tơ, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

- Cảnh báo các sản lượng bất thường ngay tại hiện trường sau khi nhập chỉ số vào chương trình.

- Đọc chỉ số công tơ này rất thuận lợi cho việc thực hiện ghi chỉ số công tơ, phúc tra chỉ số công tơ của người lao động, nhất là lao động nữ, lao động tuổi cao,

sức yếu. Năng suất lao động tăng, giảm đáng kể sức lực của người lao động. Môi trường lao động được cải thiện nhiều mặt.

- Do không phải trèo cao nên không xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn do ngã cao.

- Do không tiếp xúc trực tiếp với hòm công tơ nên không xuất hiện nguy cơ bị điện giật do dò điện ra hòm công tơ .

3.2.4.5. Giải pháp hiện đại hóa hệ thống đo đếm:

a. Giải pháp lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu từ xa tại đầu nguồn các TBA công cộng.

* Cơ sở lựa chọn giải pháp:

Hiện nay, Công ty còn 933 điểm đo đếm sử dụng công tơ 3 pha 1 biểu giá tại các đầu nguồn lộ tổng TBA công cộng phục vụ công tác theo dõi, quản lý tổn thất

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w