Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự quản lý tổn thất điện

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 85)

3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, giảm giá thành để tăng sức mạnh trên thị trường và tăng lợi nhuận cho đơn vị. Muốn phát triển doanh nghiệp thì trước tiên phải quan tâm đến yếu tố con người bởi chính con người lãnh đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Điện lực Hưng Yên cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, người lao động là nhân tố quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp. Trình độ, ý thức, trách nhiệm, khả năng làm việc của CBCNV trong Công ty không chỉ ảnh hưởng trực tiếp

đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành và lợi ích quốc gia.

Hiện nay, việc sắp xếp bố trí lao động ở một số đơn vị trong Công ty còn chưa hợp lý như bố trí những nhân viên mới được tuyển dụng chưa có thẻ kiểm tra viên điện lực thự hiện công tác kiểm tra sử dụng điện; phân công kiêm nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ như vừa thực hiện kiểm tra sử dụng điện hoặc chốt chỉ số công tơ vừa thực hiện các công việc khác nên hiệu quả công việc chưa cao.

Một số tiểu ban giảm TTĐN tại các đơn vị hoạt động chưa thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả. Một số tháng chưa đề ra được các biện pháp giảm tổn thất cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, chương trình kế hoạch lập còn sơ sài, không cụ thể số liệu và từng nội dung công việc trong các tháng tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong tổng số 678 lao động của Công ty Điện lực Hưng Yên có 532 người (chiếm 77,18% tổng số lao động) tham gia vào công tác quản lý tổn thất điện năng. Về tỷ lệ thì đây là một con số khá lớn, tuy nhiên, số lao động này ngoài thực hiện nhiệm vụ quản lý tổn thất điện năng còn thực hiện các công việc khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên như quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh bán điện, …. Vì vậy, số lao động này chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý tổn thất điện năng.

Trong tình hình hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang cơ cấu lại tổ chức và tạm dừng tuyển dụng lao động (kế hoạch đến năm 2020 không tuyển dụng thêm lao động). Vì vậy, trong thời gian tới Công ty không thể bổ sung thêm về số lượng lao động cho đội ngũ làm công tác quản lý tổn thất điện năng được.

Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý tổn thất điện năng trong thời gian tới thì Công ty cần thực hiện giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động thực hiện nhiệm vụ này.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp nâng cao năng lực nhân sự quản lý tổn thất điện năng. Thứ nhất, rà soát, bố trí lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc:

Các Điện lực cần phải bố trí những người có trình độ chuyên môn, có năng lực, kinh nghiệm và có thẻ kiểm tra viên điện lực để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sử

dụng điện; đồng thời cần phân công công việc hợp lý để đội ngũ này chỉ chuyên trách việc kiểm tra sử dụng điện mà không phải thực hiện các nhiệm vụ khác. Có như vậy, đội ngũ này mới có đủ thời gian để kiểm tra sử dụng điện của khách hàng và tham mưu về công tác giảm tổn thất điện năng.

Thứ hai, tăng cường tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ làm công tác quản lý tổn thất điện năng:

Phòng Tổ chức lao động phối hợp với các phòng Kỹ thuật, An Toàn, Điều độ, Kinh doanh điện năng, Kiểm tra giám sát mua bán điện, phòng Công gnheej Thông tin, các Điện lực trực thuộc tham mưu với Giám đốc Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi huấn như: đào tạo nghiệp vụ kiểm tra giám sát mua bán điện; nghiệp vụ treo tháo hệ thống đo đếm điện năng; tập huấn quy trình kinh doanh điện năng; tập huấn nghiệp vụ sử dụng chương trình tính toán tổn thất điện năng bằng phần mềm; vẽ sơ đồ lưới điện phục vụ tính toán tổn thất kỹ thuật PSS/Adept; tập huấn phần mềm liên quan đến tổn điện năng như CMIS, tập huấn khi có các thiết bị công nghệ mới đưa vào hoạt động phục vụ công tác quản lý tổn thất điện năng; phổ biến Luật, Nghị định, Thông tư của Nhà nước có liên quan công tác kinh doanh điện năng,…

Hàng năm, Công ty tổ chức các đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý tổn thất điện năng ở các đơn vị trong Tổng Công ty và trong Tập đoàn làm tốt công tác chống tổn thất điện năng như tổ chức đoàn đi học tập về công tác kiểm tra sử dụng điện, học tập về công tác quản lý hệ thống đo đếm,….

Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện thường xuyên phổ biến thông báo rút kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến các trường hợp vi phạm sử dụng điện để toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nắm được như hình thức ăn trộm điện, sơ đồ đấu nối câu móc điện, …

Thứ ba, luân chuyển cán bộ công nhân làm công tác quản lý tổn thất điện năng ở các khâu kiểm tra sử dụng điện, ghi chỉ số công tơ, treo tháo công tơ, quản lý vận hành.

thông qua việc phân công nhiệm vụ của từng người lao động. Phòng Tổ chức lao động tham mưu cho Giám đốc Công ty việc thực hiện luân chuyển lực lượng kiểm tra sử dụng điện giữa phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện và các Điện lực trực thuộc.

Thứ tư, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, nhận thức của CBCNV trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thông qua tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục nhằm làm thay đổi nhận thức của bản thân người lao động để họ thấy được việc chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định, quy phạm trong sản xuất, kinh doanh điện năng là vì lợi ích thiết thực của chính bản thân họ, sau đó mới là lợi ích chung của đơn vị, của Công ty. Như vậy sẽ tạo động lực cho người lao động trong việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện.

Thứ năm, thực hiện chế độ đãi ngộ khuyến khích người lao động, khích lệ cả về vật chất và tinh thần cho CBCNV trong quá trình đảm nhận công việc. Thể hiện qua việc xếp hệ số lương vị trí của đội ngũ làm công tác kiểm tra giám sát mua bán điện cao hơn hệ số lương vị trí của các công việc khác. Kịp thời khen thưởng (thưởng đột xuất, thưởng theo quý, theo năm) các cá nhân, tập thể khi họ phát hiện các vụ vi phạm sử dụng điện nhất là các vụ có hình thức ăn trộm điện tinh vi, sản lượng lớn. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm các CBCNV vi phạm nội quy, quy định, quy trình hoặc có hành vi thông đồng hoặc tiêu cực với khách hàng như trừ lương, cắt thưởng, xử lý kỷ luật.

Thứ sáu: Nâng cao chất lượng hoạt động của các tiểu ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng tại các Điện lực: Các tiểu ban chỉ đạo tổ chức họp rút kinh nghiệm thực hiện chương trình giảm tổn thất từng tháng, sơ kết quý, 6 tháng và tổng kết nă về thực hiện chương tình giảm tổn thất điện năng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w