Giải pháp tăng cường công tác quản lý kỹ thuật – vận hành:

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 88)

3.2.2.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp.

Hiện nay, công tác quản lý kỹ thuật - vận hành ở Công ty Điện lực Hưng Yên đang có các tồn tại như: Chất lượng công tác kiểm tra định kỳ ngày đêm đường

dây, TBA của các Điện lực chưa tốt dẫn đến không phát hiện kịp thời các khiếm khuyết; Việc xử lý, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết của các bộ tụ bù trung, hạ thế chưa thường xuyên, vẫn còn có các bộ tụ bù trung thế bị rơi chì SI chưa đưa trở lại vận hành; số khách hàng phải trả tiền công suất phản kháng còn nhiều; chế độ vận hành các bộ tụ bù hạ thế của các khách hàng tại các Điện lực chưa được kiểm soát; còn nhiều MBA vận hành trong tình trạng đầy và quá tải, vận hành lệch pha quá quy định,... Vì vậy, để góp phần giảm tổn thất điện năng Công ty cần thực hiện giải pháp tăng cường công tác quản lý kỹ thuật – vận hành.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp tăng cường công tác quản lý kỹ thuật – vận hành. Thứ nhất, xây dựng phương thức vận hành tối ưu, kinh tế:

Phòng Điều độ chủ trì căn cứ hiện trạng lưới điện trung áp, lưới điện 110 kV và nhu cầu phụ tải khu vực tỉnh Hưng Yên, thực hiện xây dựng kết dây cơ bản lưới điện tỉnh, lập phương thức vận hành linh hoạt, kinh tế tối ưu khi sa thải phụ tải và bảo đảm thực hiện đạt chỉ tiêu điện nhận đầu nguồn, hiệu quả kinh doanh hàng tháng Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao.

Thứ hai, duy trì điện áp vận hành tại các khu vực, đảm bảo chất lượng điện áp: Phòng Điều độ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện duy trì mức điện áp, cosϕ trên các thanh cái 35, 22, 10kV tại các trạm 110kV, trạm trung gian 35/10kV theo quy định và bảo đảm chất lượng điện áp cuối các đường dây trung thế.

Các Điện lực trực thuộc thường xuyên kiểm tra tình hình vận hành tụ bù trung thế, hạ thế kể cả phần tài sản của khách hàng để đảm bảo tụ bù luôn vận hành; chủ động điều chỉnh nấc phân áp để nâng cao điện áp vận hành tại đầu cực 0,4kV của các MBA phân phối góp phần nâng cao chất lượng điện áp cho các khách hàng sử dụng điện, giảm công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện.

Thứ ba, tính toán và quản lý tổn thất kỹ thuật lưới điện:

Hàng năm, Phòng Điều độ phối hợp với phòng Kinh doanh điện năng, phòng Kỹ thuật căn cứ hiện trạng lưới điện và kết dây cơ bản, tiến độ đầu tư, cải tạo lưới điện tình hình vận hành từng đường dây và trạm biến áp và dự kiến sản lượng điện

thương phẩm, tính toán TTKT các khu vực lưới điện trên địa bàn quản lý bằng chương trình PSS/ADEP theo từng đường dây trung áp và từng TBA phân phối và thông báo cho các Điện lực làm cơ sở thực hiện.

Bên cạnh đó ngay sau khi thực hiện tiếp nhận LĐHANT từng xã hay việc hoàn thành các công trình đầu tư, cải tạo lưới điện Công ty thực hiện tính toán lại TTKT từng giai đoạn cụ thể để các đơn vị thực hiện và đề ra các biện pháp giảm tổn thất từng giai đoạn cho phù hợp.

Thứ tư, chống quá tải các đường dây trung áp, các máy biếp áp phân phối: Các Điện lực tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình vận hành các MBA phân phối đầy và quá tải. Lập phương án khắc phục, nâng công suất máy biến áp (thực hiện phương án luân chuyển, điều động nội bộ).

Thứ năm, thực hiện cân đảo pha các MBA phân phối, không để tình trạng MBA vận hành lệch pha:

Các Điện lực thực hiện theo dõi tình hình vận hành các MBA phân phối (kiểm tra định kỳ lưới điện, hay theo dõi qua hệ thống đo xa), xử lý triệt để và kiên quyết các trường hợp sử dụng điện lệch pha vào cao điểm quá quy định (trên 15%). Việc cân đảo pha lưới điện 0,4kV được theo dõi và cập nhật vào sổ theo đúng quy định.

Thứ sáu, thực hiện vận hành kinh tế các máy biến áp:

Các Điện lực kiểm soát việc đóng điện và tách khỏi vận hành các TBA cấp điện phục vụ bơm, không để TBA nào đóng điện mà khách hàng không sử dụng cho bơm; Vận động khách hàng lắp đặt, sử dụng các MBA có công suất nhỏ phục vụ sinh hoạt, chiếu sáng để đưa ra khỏi vận các MBA công suất lơn vận hành non tải; Thực hiện kiểm tra, lập biên bản và tính toán truy thu sản lượng các khách hàng có MBA vận hành non tải theo từng quý.

Thứ bảy, tính toán lắp đặt bổ sung và vận hành tối ưu các bộ tụ bù công suất phản kháng:

Phòng Điều độ phối hợp phòng Kỹ thuật theo dõi thường xuyên cosφ các nút trên lưới điện, tính toán vị trí và dung lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp

đặt trong các năm. Luân chuyển và vận hành hợp lý các bộ tụ bù trên lưới điện nhằm giảm TTĐN.

(Phụ lục 03. Kế hoạch bù công suất phản kháng để giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2015-2020).

Các Điện lực định kỳ kiểm tra vận hành các bộ tụ bù trung hạ thế, kịp thời sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết các bộ đang tách khỏi vận hành (Thay thế dây chì, CSV …đối với các bộ tụ trung thế, đấu tắt Congtactor bị lỗi, thay thế aptomat .. đối với các bộ tụ bù hạ thế), khôi phục đưa trở lại vận hành; tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình vận hành các bộ tụ bù của toàn bộ các khách hàng trả tiền công suất phản kháng trên địa bàn quản lý … lập biên bản với các khách hàng có thiết bị tụ bù hỏng, yêu cầu sửa chữa sớm khôi phục đưa trở lại vận hành và yêu cầu các khách hàng chưa lắp tụ bù tiến hành lắp đặt để đảm bảo 0,9<Cosφ <1.

Thứ tám, nâng cao chất lượng kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ lưới điện:

Các Điện lực tổ chức nghiêm chế độ kiểm tra định kỳ ngày, đêm đường dây - trạm biến áp, tăng cường kiểm tra đột xuất lưới điện, chú trọng việc thay thế sứ đỡ, néo dây dẫn bị dầm, nứt, vỡ tán... và tăng cường điểm lèo hở đặc biệt là khu vực trước tiếp nhận. Không để các mối nối, tiếp xúc (trên dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị …) tiếp xúc không tốt gây phát nóng dẫn đến tăng tổn thất điện năng lưới điện

Thứ chín: Xử lý tình trạng vi phạm hành lang lưới điện:

Các Điện lực thực hiện giải phóng hành lang lưới điện 0,4kV ở khu vực các xã tiếp nhận nguyên trạng có dây dẫn đường trục, đường nhánh là dây trần; tuyên truyền về đảm bảo hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn quản lý. Tổ chức phát quang hành lang an toàn lưới điện cao áp và hạ áp tại các khu vực mới tiếp nhận, kiểm tra các điểm tiếp xúc nhất là trên các đường trục 0,4 kV.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 88)