Biểu tƣợng sóng đôi với việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 56)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3. Biểu tƣợng sóng đôi với việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

Sự xuất hiện với mật độ dày đặc của các biểu tƣợng sóng đôi khiến cho các văn bản của thể loại này mang đậm tính đa nghĩa và gợi nhớ, gợi thƣơng. Nhờ vào phƣơng thức liên tƣởng, bài ca dao sẽ mang đến cho ngƣời đọc một nội dung mới ẩn sâu trong chiều dày của chất liệu ngôn ngữ. Những thuyền -

bến, liễu - mai, kim - chỉ, gương - lược, cá - đìa, sen - hồ, nước - non, trăng - gió, trầu - thuốc, én - nhạn, tằm - tơ… trong các bài ca dao đã góp phần

hƣớng ngƣời tiếp nhận tới các tầng nghĩa bên trong của văn bản. Ngôn ngữ trở nên giàu khả năng biểu hiện, sức biểu cảm, sự dồn nén các tầng nghĩa khiến ca dao trở nên cô đọng, hàm súc.

52

Bút thủy chấm với nghiên xanh

Ông trời kia đã định em phải kêu anh bằng chồng.

[16, 304]

Chăn kia nửa đắp nửa phong Gối kia nửa tựa nửa mong duyên chàng.

[16, 554]

Chăn kia nửa đắp nửa hờ Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.

[16, 554]

Đặc biệt với những biểu tƣợng sóng đôi đƣợc hình thành từ những điển tích, điển cố: Kim Trọng - Thúy Kiều, Ngưu - Chức, Tiên - rồng, Vân Tiên - Nguyệt Nga, Châu - Trần, Tần - Tấn, mận - đào, trúc - mai, Lưu Bình - Dương Lễ, Hán - Hồ… các lớp nghĩa tiềm ẩn trong ngôn từ càng lớn. Những

câu chuyện đời xƣa viết ra có khi đến hàng trang giấy, giờ cô đọng lại trong một sự vật, một hình ảnh, một nhân vật. Vì thế nó trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ cảm hơn mà vẫn giàu ý nghĩa. Biểu tƣợng có nguồn gốc từ điển cố nối bài ca dao với cả một thời kì lịch sử, một giai đoạn văn hóa, một truyền thống thẩm mỹ, làm cho ngôn ngữ ca dao mang tính bác học, tính “chữ nghĩa”.

Trách ông Tơ xe lơi mối chỉ Trách bà Nguyệt để lỗi đạo tao khang

Vì ai phán rẽ đôi đàng Dù cho đó đăng chốn giàu sang

Phải nhớ mấy câu ân tình thuở trước chớ có phụ phàng duyên em.

[16, 2418]

Ai làm Ngưu Chức đôi đàng Để cho quân tử đa mang nặng tình

53

Thuyền quyên lấp ló dạng hình Em đành chẳng chịu gửi mình cho anh

Trách ai nỡ phụ lòng thành…

[16, 65]

Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thƣờng của quần chúng nhân dân, nhƣng đã đƣợc sử dụng theo phƣơng thức trữ tình của thơ ca. Do đó nó đã mang tính chất nghệ thuật hóa, chứ không đồng nhất với ngôn ngữ thông thƣờng trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân nữa. Việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày làm cho ngôn ngữ ca dao trở nên giản dị, dễ hiểu, giàu sắc thái quê hƣơng.

Có thể thấy, ngôn ngữ ca dao nói chung mang tính công thức và biểu tƣợng sóng đôi đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành thuộc tính này. Sự lặp lại có thể ở dạng từ, ngữ, câu. Chẳng hạn nhiều bài ca dao sử dụng biểu tƣợng trúc- mai, nhƣng mỗi lần xuất hiện biểu tƣợng này lại đƣợc dùng với những cách diễn đạt khác nhau. Khi thì trúc nhớ mai, trúc mai một nhà,

sum vầy trúc mai, khi thì trúc xa mai... Biểu tƣợng kim - chỉ thì có: kim với

chỉ, chỉ mới xe - kim mới xỏ, chỉ lọt vào trôn kim… Em là con gái nhà giàu Em đi buôn chỉ ngồi đầu hàng kim

Lênh đênh chỉ nổi kim chìm Chỉ thời trôi mất để kim lập lờ.

[16, 949]

Ai làm cho chỉ lìa kim

Cho bèo dạt sóng cho em phong trần.

[16, 64].

Hay biểu tƣợng trăng - gió cũng đƣợc sử dụng dƣới nhiều dạng khác nhau:

54

Anh Ba yêu đến tôi chăng Gió đưa trăng là trăng đưa gió

Thung thăng cá vượt qua đăng Xin đừng lắm chốn, nhiều nơi lỡ chàng.

[16, 97]

Em đương dệt gấm thoi vàng Suối kêu lắc cắc, nhớ chàng quên giăng

Lời nguyền bên gió dưới trăng Trăm năm có nhớ điệu hằng hay quên?

[16, 939]

Rất nhiều biểu tƣợng khác cũng đƣợc vận dụng với những biến thể linh hoạt: cá - sông, thuyền - bến, trầu - cau, trăng - đèn, liễu - đào, nước - non,

trầu - thuốc, đũa ngọc - mân vàng, bấc - dầu, giường - chiếu, sông - cầu…

Với các biến thể khác nhau, các biểu tƣợng sóng đôi trở nên uyển chuyển, hỗ trợ tích cực cho quá trình ứng tác của ca dao. Chúng thể hiện rõ thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời xƣa cũng nhƣ đặc trƣng thẩm mĩ của văn học dân gian. Chính điều này tạo nên sức sống cho biểu tƣợng và ngôn ngữ ca dao, làm cho nó hàm súc hơn nhƣng không khuôn sáo, bóng bẩy đến xa lạ mà vẫn gần gũi với đời sống nhân dân, giữ đƣợc nét riêng của đất Việt. Đúng nhƣ nhận định của một nhà nghiên cứu: Không gì tồn tại lâu dài trong tâm hồn

chúng ta bằng ngôn ngữ mà chúng ta đang thừa hưởng. Nó giải phóng tư duy, mở mang trí tuệ và làm êm dịu cuộc sống. Hay nói nhƣ F. de Saussure:

"Trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc". Nhƣ vậy, tác giả dân gian xƣa đã dựa vào trí tƣởng tƣợng phong phú, vốn sống dồi dào, nhờ vào cảnh thực, việc thực, tình thực để sáng tác. Trong quá trình ứng tác, họ vừa bám vào công thức, vừa vƣợt khỏi công thức, làm

55

sống động, giàu có thêm cho công thức. Tất cả điều này đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho tàng ca ngƣời Việt nói chung và ca dao tình yêu ngƣời Việt nói riêng. Để ca dao - tiếng thƣơng mẹ ru mãi là "hồn thơ của đất

nước", "hồn thiêng của dân tộc", từ đó làm nên một Việt Nam đậm đà bản sắc

dân tộc, giữ đƣợc những nét văn hóa truyền thống của cha ông từ ngàn đời. Giá trị về nhiều mặt của biểu tƣợng sóng đôi đã làm cho tổng thể bài ca dao trở nên hấp dẫn, sống động, giàu sức biểu hiện. Sự tham gia tích cực của biểu tƣợng sóng đôi vào hệ thống thi pháp ca dao còn góp phần tạo nên những khác biệt cơ bản giữa thi pháp ca dao và thi pháp thơ, giữa thi pháp văn học dân gian và thi pháp văn học viết. Từ đây có thể khẳng định các biểu tƣợng sóng đôi đã chiếm vị trí khá đặc biệt trong kho tàng ca dao ngƣời Việt. Bên cạnh những giá trị nội tại, với tƣ cách là một thành tố của thi pháp ca dao, các biểu tƣợng sóng đôi có tác động đáng kể đến các thành tố thi pháp khác của thể loại này. Biểu tƣợng sóng đôi với số lƣợng phong phú, cấu trúc đa dạng và chức năng nghệ thuật đã góp phần tạo nên cái hay, cái đẹp, sức gợi cảm, sức cuốn hút cho ca dao tình yêu ngƣời Việt nói riêng và kho tàng ca dao ngƣời Việt nói chung.

Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi đã phần nào làm rõ chức năng nghệ thuật của biểu tƣợng sóng đôi với chủ đề tình yêu, với kết cấu, cấu tứ và với ngôn ngữ của ca dao tình yêu. Chính điều này đã góp phần làm cho ca dao ngƣời Việt vừa mộc mạc, bình dị, vừa mang tính bác học.

56

KẾT LUẬN

1. Ca dao dân ca Việt Nam giống nhƣ tiếng đàn bầu kì diệu, ca dao gọi thức dậy những miền sâu thẳm , thầm kín nhất trong tâm hồn, cho ta thấu hiểu đời sống nội cảm phong phú, cao đẹp cũng nhƣ tài năng sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của nhân dân lao động xƣa. Biểu tƣợng sóng đôi đã góp phần làm nên điều tuyệt vời đó. Biểu tƣợng sóng đôi là những biểu tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Đó là những hình ảnh mang ý nghĩa tƣợng trƣng, đƣợc một cộng đồng ngƣời nhất định chấp nhận và sử dụng trong một thời gian lâu dài. Những hình ảnh này đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca dao với những nét nghĩa biểu trƣng tƣơng đối ổn định. Đi sâu tìm hiểu biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt, chúng ta không chỉ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con ngƣời trên mảnh đất hình chữ “S” giàu truyền thống, mà còn hiểu rõ những giá trị của hình

thức biểu hiện nên vẻ đẹp tâm hồn ấy.

2. Biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt rất phong phú, đa dạng. Trong tổng số 11825 bài ca dao ngƣời Việt thì có đến 2373 bài ca dao viết về tình yêu có sử dụng biểu tƣợng sóng đôi (chiếm 20,07%). Đặc biệt, biểu tƣợng sóng đôi đƣợc sử dụng trong các câu ca dao tình yêu cũng đƣợc sử dụng hết sức thƣờng xuyên. Trong 5636 bài ca dao viết về tình yêu thì biểu tƣợng sóng đôi chiếm 42,1%. Với các tiểu loại: Biểu tƣợng sóng đôi là các sự vật; hiện tƣợng trong môi trƣờng tự nhiên; là các vật thể nhân tạo và biểu tƣợng sóng đôi là con ngƣời. Hệ thống biểu tƣợng sóng đôi này có nguồn gốc phong phú và đa dạng chúng bắt nguồn từ tín ngƣỡng, phong tục; từ các điển tích, điển cố trong văn học cổ và hiện thực đời sống sinh hoạt: con vật, sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và xã hội.

3. Tùy vào mối liên hệ giữa các thành tố tạo thành mà biểu tƣợng sóng đôi có các dạng kết cấu khác nhau: kết cấu theo quan hệ tƣơng đồng hay kết

57

cấu theo quan hệ đối lập. Mỗi kiểu kết cấu là sự liên kết bền vững giữa các yếu tố cấu thành biểu tƣợng sóng đôi trong một mối liên hệ cụ thể, tƣợng trƣng cho một kiểu quan hệ, biểu đạt một hoàn cảnh, một trạng thái cảm xúc trong tình yêu đôi lứa. Để biểu đạt nghĩa tƣợng trƣng, biểu tƣợng phải xây dựng một phƣơng thức liên tƣởng nhất định giữa hình ảnh biểu đạt và giá trị đƣợc biểu đạt. Trong ca dao tình yêu ngƣời Việt, biểu tƣợng này đƣợc xây dựng từ hai phƣơng thức chính so sánh và ẩn dụ, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa các phƣơng thức khác nhƣ nhân hóa, hoán dụ… nhờ đó mà bài ca dao luôn đa nghĩa, hàm súc.

4. Việc sử dụng biểu tƣợng sóng đôi nhƣ một đặc trƣng nghệ thuật khiến ca dao, đặc biệt là ca dao tình yêu đạt đến những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Biểu tƣợng sóng đôi là hình thức nghệ thuật có khả năng biểu đạt tinh tế, nhuần nhị, phong phú, sâu sắc những cung bậc tình cảm trong tình yêu. Cùng với những yếu tố hình thức khác, nó tạo ra lối kết cấu, cấu tứ đặc trƣng của ca dao. Ngoài ra, tính biểu trƣng, hàm súc của biểu tƣợng sóng đôi còn góp phần không nhỏ trong việc nâng ngôn ngữ của thể loại trữ tình dân gian này lên trình độ ngôn ngữ nghệ thuật đắc sắc. Vì thế, nghiên cứu Biểu tượng sóng đôi

trong ca dao tình yêu người Việt vừa thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn ngƣời Việt,

vừa thấy đƣợc hệ thống hình thức biểu hiện giàu tính nghệ thuật của ca dao, soi sáng một khía cạnh thi pháp trong đặc trƣng thể loại của ca dao.

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu đang rất quan tâm đến vấn đề hội nhập giữa các nền văn hóa. Song song với hội nhập là cơ hội phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa dân gian. Ca dao - dân ca là dòng sông muôn đời bồi đắp cho ngƣời sáng tạo. Các nhà thơ, nhà văn đã học tập những tinh hoa trong ca dao để làm đẹp thêm cho đứa con tinh thần yêu quý của mình. Họ trở về với giếng nước - gốc đa, với trúc - mai để lắng nghe

58

trong ca dao là tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian của địa phƣơng, của dân tộc. Ca dao tình yêu ngƣời Việt là một bông hoa có hƣơng sắc riêng hòa trong vƣờn hoa muôn sắc của ca dao Việt Nam. Nghiên cứu biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt góp phần làm nên sự phong phú của nền văn hóa dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alain Gheebrant, Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn học thế

giới, Nxb Đà Nẵng.

2. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hóa thông tin.

3. Nguyễn Phƣơng Châm (2001), “Biểu tƣợng hoa đào”, TC Văn hóa dân gian (5). 4. Nguyễn Phƣơng Châm (2000), “Biểu tƣợng hoa sen trong văn hóa Việt

Nam”, TC Văn học dân gian (4).

5. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001), “Thế giới biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao ngƣời Việt”, TC Văn hóa dân gian (3)

6. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền

thống người Việt, LA Tiến sĩ, ĐH Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), “Đôi nét về nhóm biểu tƣợng hoa trong ca dao”, TC Nguồn sáng dân gian (4)

8. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2003), Ca dao dân ca - đẹp và hay, Nxb Trẻ.

9. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

10. Tạ Đức Hiền (2002), Bình luận, bình giảng tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Hà Nội.

11. Hà Thị Quế Hƣơng (2002), “Hàm ý biểu trƣng của từ chỉ hoa và tên hoa trong ca dao”, TC Văn hóa dân gian (3).

12. Bùi Công Hùng (1988), “Biểu tƣợng thơ ca”, TC Văn học (1).

13. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên- Võ Quang Nhơn (2000),

Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội.

15. Nguyễn Xuân Kính (1987), “Ý nghĩa biểu cảm của hai từ "trúc", "mai" trong văn chƣơng bác học và trong ca dao dân ca”, TC Văn học dân gian (4)

16. Nguyễn Xuân Kính (2001), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hóa

thông tin.

17. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục.

18. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học tiếng việt,

Nxb Giáo dục.

19. Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

20. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Huy Nguyên, Đặng Văn Lung, Trần Thị An (1997), Ca dao trữ

tình chọn lọc, Nxb Giáo dục.

22. Nguyễn Thu Nga (1980), Các dạng hình ảnh sóng đôi trong ca dao giao

duyên Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Sƣ phạm Hà Nội I.

23. Triều Nguyên (2001), Bình giải ca dao, Nxb Thuận Hóa, Huế.

24. Trƣơng Thị Nhàn (1991), “Giá trị biểu trƣơng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian. 25. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

26. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học. 27. Hà Công Tài (1988), “Biểu tƣợng trăng trong thơ dân gian”, Tạp chí Văn

học (5,6).

28. Đặng Diệu Trang (2006), “Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tƣợng trong ca dao dân ca”, TC Văn học dân gian (1).

29. Đặng Diệu Trang (2006), “Thế giới biểu đạt của hiện tƣợng tự nhiên, thời tiết trong ca dao Đồng bằng Bắc bộ”, TC Nghiên cứu văn học (1).

30. Đặng Diệu Trang (2006), “Nét khác biệt của thiên nhiên sông nƣớc trong ca dao Đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ”, TC Nguồn sáng dân gian (2). 31. Hoàng Tiến Tựu (2001), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục.

32. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 33. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)