Biểu tƣợng sóng đôi với việc hình thành các dạng thức kết cấu

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 53)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.Biểu tƣợng sóng đôi với việc hình thành các dạng thức kết cấu

Trƣớc hết, biểu tƣợng sóng đôi là hạt nhân quan trọng đối với kết cấu song hành tâm lý của ca dao tình yêu ngƣời Việt. Trong kết cấu này thƣờng xuất hiện những hình ảnh mang tính biểu tƣợng nhƣ: rồng- mây, long- phượng, trầu - cau, thuyền - bến, trúc - mai, mận - đào, bướm - hoa, kim - chỉ, cúc - khuy, bấc - đèn, cá - nước, liễu- đào, trăng- sao, chăn- gối..., làm cho

bài ca dao thêm hài hòa bởi sự kết hợp giữa tính trí tuệ và sắc thái tình cảm. Chúng ta vẫn biết rằng, "văn bản ca dao là nơi tinh túy đúc kết những khả

năng sáng tạo" [2,13]. Bởi thế bức tranh đƣợc tạo nên từ các biểu tƣợng sóng

đôi còn giúp cho kết cấu tác phẩm trở nên sáng rõ, cân đối, tƣơi tắn, giàu hình ảnh, màu sắc:

Mận chào, tùng, cúc, liễu, mai Mận chào đào thắm một vài ba câu.

[16, 1322]

Mận- đào là hai loài cây, hai thứ hoa của mùa xuân- mùa tƣơi mới nhất,

mùa của lễ hội, mùa của tình yêu. Do đó, ca dao tình yêu Việt Nam "mượn mận hỏi đào" để tỏ tình rất ý nhị, tình tứ:

Tới đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

[16, 255]

Ở ca dao Việt Nam, mận - đào là lời tỏ tình của chàng trai với cô gái.

Chàng trai và cô gái đã hóa thân vào hai biểu tƣợng sóng đôi để bày tỏ suy nghĩa, nỗi lòng của mình. Bài ca dao vì thế mà ấn tƣợng hơn, sâu sắc hơn.

49

Mang lại những cảm xúc hồi hộp, bồi hồi nhƣ chính nhân vật. Điều này góp phần quan trọng trong việc hình thành và xây dựng kết cấu song hành tâm lí nhân vật trong mỗi lời ca của nhân dân ta.

Biểu tƣợng sóng đôi còn hỗ trợ đắc lực cho kết cấu đối thoại của bài ca dao: đối thoại một vế, đối thoại hai vế. Ca dao thuộc loại văn chƣơng bình dân truyền miệng của dân tộc, thƣờng đƣợc hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú. Ca dao phần lớn đƣợc sáng tạo do nhu cầu hát xƣớng đối đáp nam nữ. Điều này làm nên kết cấu đối thoại trong lời ca. Kiểu kết cấu này nảy sinh trong hoàn cảnh ứng tác, môi trƣờng diễn xƣớng của ca dao. Dù ở dạng lời nói của một ngƣời hay hai ngƣời, một vế hay hai vế, bài ca dao vẫn in đậm dấu ấn của lối giãi bày giữa nhân vật trữ tình và đối tƣợng trữ tình. Đây là một biểu hiện cụ thể về mối quan hệ, ảnh hƣởng của những yếu tố ngoài văn bản đối với văn bản văn học dân gian. Hình thức hát đối đáp nam - nữ trong dân gian là những yếu tố ngoài văn bản đã trở thành nguyên nhân chính trong việc hình thành nên kết cấu đối thoại - một yếu tố thuộc cấu trúc bên trong của ca dao.

Với lối kết cấu này, không thể không nhắc đến vai trò của các biểu tƣợng sóng đôi. Nhiều biểu tƣợng loại này đã đƣợc dùng thay thế cho con ngƣời. Nhân vật trữ tình, đối tƣợng trữ tình ẩn mình trong các biểu tƣợng, mang những đặc điểm, giá trị phẩm chất của biểu tƣợng. Các chàng trai, cô gái tự xƣng mình là rồng, là mây, là trúc, là mai, là liễu, là đào, là bến, là thuyền…

Bướm xa hoa, bướm khô hoa tẻ Liễu xa đào, liễu ngẩn đào ngơ

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Dẫu xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

[16, 312]

Do đặc điểm trên, nhân vật ca dao thƣờng là những nhân vật phi cá thể hóa. Chàng trai nào cũng có thể là ong, là bướm; cô gái nào cũng có thể là hoa, trăng,

50

cá… Lứa đôi nào cũng có thể là chim phượng hoàng - cây ngô đồng, lan - huệ, thuyền - bến, chỉ - kim, sen - bèo, cúc - lan, nguyệt - hoa, non - nước…

Nam thanh nữ tú còn ẩn mình trong các nhân vật trong văn học cổ để diễn tả tâm tình của mình nhƣ Kim Trọng, Thúy Kiều, là Phạm Tải, Ngọc Hoa…

Hai ta nhƣ Kim Trọng, Thúy Kiều Đã lắm lúc đắng còn nhiều lúc cay

[16, 1070]

Trong kết cấu đối thoại, các biểu tƣợng sóng đôi không chỉ có chức năng thể hiện tính cách, hoàn cảnh, đặc điểm của nhân vật và đối tƣợng trữ tình mà còn trở thành những đề tài để lứa đôi trò chuyện. Đó là lối nói ẩn dụ, nói chuyện này để chỉ chuyện kia. Ca dao phổ biến lối nói chuyện biểu tƣợng, hỏi và đáp bằng biểu tƣợng:

Đêm khuya thiếp hỏi lòng nhau

Lược kia muốn tựa gương tàu được chăng?

[16, 774]

Đến đây cận thủy xa ngư Hỏi thăm cá đã vào lừ ai chưa?

- Con cá đợi gió đợi mưa Trời chưa phong vũ cá chưa vào lừ.

[16, 806]

Trong những bài ca dao này biểu tƣợng sóng đôi là cốt lõi, nền tảng hình thành nên cấu tứ, kết cấu của bài ca. Lối nói chuyện bằng biểu tƣợng nhƣ vậy rất phù hợp với chủ đề tình yêu và cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của ngƣời dân Việt Nam. Các biểu tƣợng sóng đôi giúp tác giả dân gian nói ít hiểu nhiều, tuy ngắn gọn nhƣng ý tình sâu sắc. Có thể thấy trong nhiều bài ca dao ngắn, biểu tƣợng sóng đôi đã trở thành trung tâm gắn kết các thành tố khác trong văn bản, tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mỹ. Dân gian có

51

nhiều cách thức để triển khai cấu tứ từ cùng một biểu tƣợng, nên các bài ca dao luôn đậm tính sáng tạo.

Chẳng hạn, cũng là biểu tƣợng rồng - mây, lúc nhớ mong hay nói về sự

gắn bó thì:

Bạn ơi có nhớ ta không Ta thì nhớ bạn như mây nhớ rồng.

[16, 221]

Vẫn là biểu tƣợng rồng - mây, nhƣng tác giả dân gian lại mƣợn để nói về sự xa cách:

Ai làm cho vượn lìa cây Cho chim lìa tổ, cho mây lìa rồng.

[16, 64]

Xét đến những bài ca dao dài, trong nhiều trƣợng hợp cấu tứ của tác phẩm đƣợc xây dựng trên cơ sở phát triển những nét nghĩa của biểu tƣợng. Các lớp nghĩa của ngôn từ đƣợc bóc tách dần dần, lúc đầu là nghĩa biểu vật sau đó là nghĩa biểu tƣợng. Ở đây các biểu tƣợng giữ vai trò quan trọng trong cấu tứ chung của bài ca dao.

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 53)