Biểu tƣợng sóng đôi với việc biểu đạt nội dung trữ tình

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 47)

7. Cấu trúc khóa luận

3.1.Biểu tƣợng sóng đôi với việc biểu đạt nội dung trữ tình

Mỗi một hình ảnh trong cuộc sống đều có sự hóa thân kì diệu của nó. Nói đến nghệ thuật không thể nói đến một thế giới nguyên sơ, thô ráp hiển hiện mà phải giống nhƣ một nhà khai thác quặng quý đi tìm cái cốt lõi tinh túy, cái thế giới của sự hóa thân, nâng nó thành đỉnh cao của tâm hồn và vạn vật. Văn chƣơng không nằm ngoài khả năng ấy, để biểu hiện một hình tƣợng nghệ thuật văn chƣơng cần những biểu tƣợng của hình tƣợng nghệ thuật đó. Văn học viết và văn học dân gian đều chất chứa vô vàn những biểu tƣợng khác nhau. Có điều, "Ca dao không phải là sản phẩm của tư

duy trừu tượng, của sự khái quát hóa khoa học, mà chủ yếu là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Cái được gọi là" ý" hay " tư tưởng" hoặc" chủ đề" ở trong ca dao thường không tồn tại

43

dưới dạng trừu tượng khái quát hóa, mà tồn tại dưới dạng cảm tính , gắn với những cảm xúc nhất định" [31, 30].

Có thể nói, các biểu tƣợng sóng đôi đã góp phần tích cực vào việc triển khai đề tài tình yêu lứa đôi. Một số biểu tƣợng đã trở thành đại diện tiêu biểu. Nói đến tình yêu đôi lứa, chúng ta không thể không nhắc tới biểu tƣợng: trúc-

mai, trầu- cau, loan- phượng, thuyền- bến, mận- đào, rồng- mây, én- nhạn, Kim Trọng- Thúy Kiều, Vân Tiên- Nguyệt Nga, Lưu Bình- Dương Lễ, Châu- Trần… Tất cả những biểu tƣợng đó đều thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc,

tình cảm thắm thiết của lứa đôi làm nên thành công trong việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho mỗi bài ca dao.

Theo Hoàng Tiến Tựu, “Có thể dựa vào chủ đề chính của từng bài và phân ca dao tình yêu thành bốn bộ phận nhỏ: Ca dao tỏ tình, ca dao tương tư, ca dao thề thốt, dặn dò và ca dao hận tình” [32, 161]. Biểu tƣợng sóng đôi

góp phần to lớn trong việc xây dựng nên bốn chủ đề trên của ca dao tình yêu. Biểu tƣợng sóng đôi trong lời tỏ tình, làm quen, điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua hệ thống các biểu tƣợng: Mận – đào, lược - gương, tơ - tằm, cau –

trầu, sen – hồ.

Chàng ơi cho thiếp làm quen

Thiếp đang lơ lửng như búp hoa sen giữ hồ.

[16, 540]

Từ xƣa đến nay, hoa sen – hồ đã trở thành một đề tài không bao giờ cạn cho nhiều loại hình nghệ thuật từ ca dao, thơ, tiểu thuyết, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ… Nó diễn tả vẻ đẹp mặn mà của ngƣời phụ nữ chốn thôn quê giống nhƣ hoa sen. Ngƣời Việt ta vẫn thƣờng sử dụng các loài hoa để miêu tả vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, song hiếm có câu ca nào có vẻ đẹp và sức gợi nhƣ câu ca dao trên. Qua biểu tƣợng sen – hồ, ngƣời con gái đã dán tiếp bày tỏ nỗi lòng, bày tỏ tình cảm của mình, góp phần làm nên chủ đề làm quen, bƣớc bắt đầu tạo nên mối quan hệ mới của các đôi trai tài gái sắc đã phải lòng nhau.

44

Qua những biểu tƣợng giản đơn trong đời sống, tự nhiên mà ngƣời dân Việt bày tỏ đƣợc nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu. Đó không chỉ là lời làm quen mà còn là tình cảm nồng thắm của chàng qua lời tỏ tình táo bạo, là nỗi nhớ nhung da diết không nguôi. Đó còn là sự chờ đợi, ngóng trông tới mòn mỏi. Là tình cảm tƣơng tƣ của đôi lứa yêu nhau. Tƣơng tƣ vì xa cách để mình mãi bâng khuâng nhƣng không đau đớn, đắng cay nhƣ bị phụ tình:

Bạn ơi có nhớ ta chăng Ta thì nhớ bạn như rồng nhớ mưa

Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phụng cho mình nhớ ta.

[16, 221]

Nỗi lòng nhớ thƣơng da diết khi xa cách đƣợc thể hiện trong bài ca thông qua hai biểu tƣợng sóng đôi rồng – mưa, loan – phụng. Với hai cặp biểu tƣợng này, nhân vật trữ tình đã bày tỏ nỗi lòng của mình một cách gián tiếp nhƣng không kém phần sâu sắc.

Hoặc cũng có thể là sự thủy chung, gắn bó son sắt, lời thề thốt hẹn hò cả cuộc đời. Qua các biểu tƣợng phụng hoàng – cây ngô đồng, cau – trầu, bướm

– hoa, muối – gừng, thuyền – bến…

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta tình thắm nghĩa dày,

Dù xa nhau chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

[16, 1427]

Bài ca dao nghe nhƣ một khúc tâm tình, phải chăng đó là lời thủ thỉ tâm tình của đôi lứa đang yêu, lời thề nguyện về một tình yêu chung thủy bền chặt thông qua hai biểu tƣợng quen thuộc và gần gũi với ngƣời dân: muối - gừng.

45

Đôi ta tình thắm nghĩa dày,

Dù xa nhau chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Đến đây thì ý tứ bài ca dao đã đƣợc phơi bày: đó là hình ảnh của hai ngƣời yêu nhau, cùng thề nguyền bên nhau, cùng chia niềm vui nỗi buồn, những ngọt bùi đắng cay trong cuộc sống. Nhân dân ta đã thể hiện niềm tin yêu của mỗi cuộc tình thông qua những hình ảnh, biểu tƣợng sóng đôi bình dị. Để thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh, tâm trạng xót xa, không cân xứng giữa đôi lứa, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biểu tƣợng sóng đôi đối lập:

bèo - sen, bát sứ - bát đàn, nồi đồng - nồi đất, nhà ngói - nhà tranh, quạ - cò, cú - tiên, gỗ lim - bìm bìm… Đây chính là cách nói gián tiếp của con ngƣời về

số phận của mình:

Mình em như hoa gạo trên cây Mình anh như đám cỏ may giữa đồng

Nhờ trời một trận gió đông

Hoa gạo rụng xuống, nằm cùng cỏ may.

[16, 2021]

Bên cạnh đó còn có nỗi đau khổ, bất hạnh của một tình yêu, nỗi đau đớn của chàng trai dành cho cô gái:

Ngày nào em nói em thương Như trầm mà để trong rương chắc rồi

Bây giờ khóa rớt chìa rơi Rương long nắp lở bay hơi mùi trầm

[16, 163]

Khi những cuộc tình “đứt gánh giữa đƣờng”, dòng nƣớc mắt đầy xót xa của những kiếp đàn bà dang dở cứ nối tiếp nhau chảy mãi trong ca dao. Những giọt nƣớc mắt ấy nhỏ xuống tận sâu tâm hồn họ và lắng lại trong ca

46

dao những dòng xúc cảm trào dâng, mãnh liệt nhƣ tiếng vỡ òa trong đau đớn. Diễn tả sự chia lìa bằng hai cặp biểu tƣợng chỉ - kim, bèo - sóng:

Ai làm cho chỉ lìa kim

Cho bèo dạt sóng cho em phong trần

[16, 64]

Chỉ không kim, chỉ tồn tại vô ích, bèo không sóng, bèo có nghĩa chi? Câu

ca dao nhƣ xoáy sâu vào nỗi đau khổ của ngƣời con gái trƣớc bi kịch tình yêu tan vỡ.

Ở mỗi trạng thái cảm xúc của tình yêu tác giả dân gian lại sử dụng các biểu tƣợng sóng đôi một cách sáng tạo, bởi thế cho nên chủ đề tình yêu luôn đƣợc thể hiện mới mẻ, độc đáo. Một nhóm biểu tƣợng có thể biểu đạt nhiều nội dung, cảm xúc khác nhau với sự phân công khá rõ ràng cho từng biểu tƣợng. Đặc biệt trong những bài ca dao khác nhau, nghĩa của biểu tƣợng là ổn định song không hoàn toàn bất biến. Nó có thể chuyển dịch trong một biên độ nào đó. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên tính đa nghĩa cho mỗi bài ca dao và sự đặc sắc mới lạ của các văn bản có cùng biểu tƣợng. Ví nhƣ biểu tƣợng

trúc- mai. Trúc- mai là hai loại cây mà mùa đông vẫn xanh tốt nhƣ mùa xuân.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trúc và mai tƣợng trƣng cho tình yêu, cho lời thề nguyền gắn bó của con ngƣời:

Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Muôn ngàn người thấy cũng yêu Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai.

Trúc- mai là một biểu tƣợng đẹp thƣờng đƣợc các tác giả dân gian sử dụng để chỉ đôi bạn tình với nhiều cung bậc tình cảm: nhớ nhung, giận hờn, trách móc, nhắn nhủ, hi vọng, nguyện ƣớc… Biểu tƣợng trúc còn đƣợc dùng với nghĩa tƣợng trƣng chỉ ngƣời con gái xinh.

47

Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

[16, 2280]

Biểu tƣợng trúc- mai trong ca dao không phải lúc nào cũng đƣợc dùng cả cặp mà nhiều khi nó đƣợc tách ra cho dễ ghép với các biểu tƣợng khác nhƣ:

trúc- tre, trúc- thông với ý nghĩa cũng giống nhƣ trúc- mai: Trúc với thông như gừng cùng mọc Trúc chưa ra cành thông đã ra hoa.

Biểu tƣợng trúc - mai xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa

thắm thiết, để diễn tả nhiều cung bậc, cảnh ngộ tình duyên. Đó là nỗi nhớ nhung da diết:

Trúc với mai, mai về nhớ trúc Trúc trở về, mai nhớ trúc không?

[16, 799]

Ra về nhớ trúc nhớ mai

Nhớ đào nhớ liễu, nhớ ai kết nguyền.

[16, 1776]

Đó cũng có thể là sự hờn giận, trách móc, là lời nhắn nhủ, hi vọng:

Trồng trúc xin đừng trồng mai

Đã thương anh không dám nghe ai dỗ dành.

[16, 2248]

Bàn về mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tƣợng ( cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng). Tz. Tozorow đã chỉ rõ: “Một cái biểu đạt giúp ta nhận thức

được nhiều cái biểu đạt hoặc đơn giản hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt, đây chình là sự ứ tràn nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó.”

48

xếp chồng của những lớp nghĩa biểu trƣng của biểu tƣợng sóng đôi đã làm phong phú hơn cho chủ đề và đề tài của bài ca.

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 47)