Phân loại biểu tượng

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 27)

7. Cấu trúc khóa luận

1.3.2.Phân loại biểu tượng

Hệ thống biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt tồn tại thành các tiểu loại, các hệ thống nhỏ dựa trên những tiêu chí nhất định. Qua thực tế khảo sát, có thể tập hợp biểu tƣợng thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm bao gồm các biểu tƣợng có liên quan gần gũi với nhau. Các biểu tƣợng cùng nhóm đƣợc phân biệt bằng những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau

23

ở cái biểu đạt, dẫn đến sự khác nhau trong cái đƣợc biểu đạt, hoặc đƣợc phân biệt bởi những kết cấu sóng hợp không giống nhau từ một sự vật, hiện tƣợng trung tâm.

Dựa vào dạng hình ảnh (chất liệu để xây dựng nên biểu tƣợng là cái biểu đạt) có các dạng: Biểu tƣợng sóng đôi là các sự vật và hiện tƣợng tự nhiên, biểu tƣợng sóng đôi là các vật thể nhân tạo, biểu tƣợng sóng đôi là con ngƣời.

a) Biểu tượng sóng đôi là các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên, cụ thể như:

- Các hiện tƣợng tự nhiên: Trăng - sao, trăng - cuội, nước - non, sao hôm - sao mai, sông - nước, mây - mưa…

- Thực vật: hoa lý - hoa lài, liễu - đào, cây - lá, trúc - mai, hòe - quế, sen

- bèo, thiên lí - mẫu đơn…

- Động vật: tằm - nhện, ong - bướm, quạ - cò, loan - phượng, én - nhạn, cá - chim, nghé - trâu,…

b) Biểu tượng sóng đôi là các vật thể nhân tạo

-Đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt gia đình: chăn - gối, kim - chỉ, nút -

khuy, bát sứ - bát đàn, bút - nghiên, khóa - rương…

-Công cụ, phƣơng tiện sản xuất: ách - cày, cuốc - thuổng, sào - nước, thuyền - chài, bừa - chạc mũi…

-Công trình kiến trúc: chợ - đình, nhà ngói - nhà tranh, sông - cầu, ván -

thuyền…

Ngoài ra còn có một số cặp biểu tƣợng liên quan đến ẩm thực: cơm - canh, rượu - nem, mật ong - khoai, trầu - thuốc,…

c) Biểu tương sóng đôi là con người

- Nhân vật lịch sử, văn học, nghệ thuật: Kim Trọng - Thúy Kiều, ông Tơ

- bà Nguyệt, Tấn - Tần, Phạm Công - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ,…

24

Tiểu kết:

Ở chƣơng này, chúng tôi đã trình bày khái quát về biểu tƣợng và biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao ngƣời Việt. Trong tổng số 11825 bài ca dao ngƣời Việt thì có đến 5636 bài ca dao đƣợc viết về tình yêu và có 2373 bài ca dao viết về tình yêu có sử dụng biểu tƣợng sóng đôi (chiếm 20,07%). Những biểu tƣợng này rất phong phú và đa dạng, tồn tại thành nhiều tiểu loại và đƣợc hình thành từ nhiều cơ sở khác nhau nhƣng chủ yếu từ đời sống sinh hoạt của ngƣời Việt. Vì vậy, hệ thống biểu tƣợng sóng đôi nói trên khiến ca dao tình yêu ngƣời Việt mang giá trị nghệ thuật cao, vừa gần gũi, bình dị, gắn với môi trƣờng sống và đặc trƣng văn hóa ngƣời Việt.

25

Chƣơng 2

PHƢƠNG THỨC CẤU TẠO VÀ XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CỦA BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO

TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT

Một phần của tài liệu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt (Trang 27)