3.2.6.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Bình Minh trở thành đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, thân thiện và phát triển bền vững. Tăng cƣờng tính liên kết và chủ động hội nhập, phát triển Bình Minh thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở phía vùng Nam của tỉnh Vĩnh Long và là đầu mối giao lƣu với các tỉnh, thành phố phía Nam sông Hậu.
Trở thành đô thị loại III vào trƣớc năm 2020. Phát triển nhanh và bền vững về kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức.
Tăng trƣởng kinh tế kết hợp với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; nâng cao không ngừng chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cƣờng quốc phòng.
3.2.6.2 Mục tiêu cụ thể
Về kinh tế
Tổng giá trị gia tăng (theo giá so sánh 1994), bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 tăng 13,5%; giai đoạn 2016-2020 tăng 14,5%, trong đó:
+ Khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 3,0%; giai đoạn 2016-2020 là 2,5%.
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 20,0%; giai đoạn 2016-2020 là 17,8%.
+ Khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 14,4%; giai đoạn 2016-2020 là 15,5%.
Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời đạt 36,4 triệu đồng năm 2015 và 112 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của thị xã (tính theo giá thực tế) nhƣ sau:
[23]
+ Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đạt 42,0% năm 2015 và 48,0% năm 2020.
+ Tỷ trọng dịch vụ đạt 38,0% năm 2015 và 40,0% năm 2020.
+ Tỷ trọng nông nghiệp-thủy sản còn 20,0% năm 2015 và 12,0% năm 2020. Thu ngân sách 7,5-9,5% giá trị gia tăng (VA) trong thời kỳ 2011-2020. Huy động vốn đầu tƣ phát triển giai đọan 2011-2015 đạt 8.246 tỷ đồng; giai đọan 2016-2020 đạt 25.321 tỷ đồng (giá thực tế).
Đến năm 2015 có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2020 có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về xã hội
Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6% năm 2015 và 2% năm 2020.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,65% vào năm 2015 và 0,60% vào năm 2020.
Thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đạt trên 90% năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và đạt 75% vào năm 2020; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35% vào năm 2015 và đạt 50% vào năm 2020.
Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia đến 2015 đạt 50% số trƣờng tiểu học, 40% số trƣờng THCS và 100% số trƣờng THPT; đến năm 2020 đạt 90% số trƣờng tiểu học, 70% số trƣờng THCS và 100% số trƣờng THPT.
Duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đạt 5,3 bác sĩ/vạn dân, 13,9 giƣờng/vạn dân vào năm 2015; và đạt 6,3 bác sĩ/vạn dân, 15,8 giƣờng/vạn dân vào năm 2020. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống dƣới 15% vào năm 2015 và dƣới 10% vào năm 2020.
Về môi trường
Tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc tập trung đạt 98% năm 2015 và 100% năm 2020; các trƣờng học có đủ nƣớc sạch.
Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc tập trung đạt 75% năm 2015 và 98% năm 2020.
Đến năm 2015, có 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom và xử lý, trong đó 60% đƣợc tái chế sử dụng; đến năm 2020, có 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom và xử lý, trong đó 85% đƣợc tái chế sử dụng.
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn đƣợc thu gom và xử lý đạt 60% năm 2015 và 80% năm 2020.
Chất thải rắn và nƣớc thải các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đƣợc thu gom và xử lý 100%.
[24]
3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
3.3.1 Điều kiện sống và tài sản của hộ
Thị xã Bình Minh có địa hình rất thuận lợi, khoảng 10,5 km ngƣời dân có thể qua các siêu thị lớn nhƣ BigC, co.op mart và các khu vui chơi giải trí ở thành phố Cần Thơ đáp ứng các nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí ngƣời dân. Bên cạnh đó, sau năm 2012 trở thành thị xã Bình Minh, các điều kiện cơ sở vật chất của thị xã đã đƣợc nâng cao. Ở xã Thuận An có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở thị trấn Cái Vồn có bệnh viện đa khoa Bình Minh và các ngân hàng khác, các dịch vụ in ấn, mua bán. Ở xã Đông Bình có ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khoảng cách đến các tổ chức chính quyền cũng nhƣ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí đóng vai trò quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Nó tạo điều kiện cho bà con nông dân mở rộng kiến thức cũng nhƣ nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
Bảng 3.1: Khoảng cách trung bình đến xã, huyện, thị xã
Chỉ tiêu Bình quân
(km)
Khoảng cách đến xã hay thị tứ 3,0
Khoảng cách đến huyện hay thị trấn 8,3
Khoảng cách đến thị xã hay thành phố 32,7
Nguồn: Tự khảo sát năm 2013
Khoảng cách đến xã của nông dân đã đƣợc rút ngắn, trung bình không tới 3,5 km là nông dân có thể tới xã. Bên cạnh đó, khu vực chợ nhỏ lẻ tập trung ở từng khóm dân cƣ. Trụ sở Ủy ban xã gần với bà con nông dân nên việc tiếp cận thông tin sản xuất, kĩ thuật canh tác, thông tin vay vay vốn khá dễ dàng. Đặc biệt, trong vấn đề vay vốn, nông hộ đƣợc hƣớng dẫn các thủ tục cũng nhƣ chính sách vay vốn ƣu đãi phát triển Nông nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập của hộ.
Khoảng cách đến thị trấn trung bình khoảng 8,3 km. Nhƣ đã trình bày, thị trấn Cái Vồn có bệnh viện đa khoa và các cửa hàng dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, mua sắm, giải trí của ngƣời dân.
Khoảng cách từ thị xã Bình Minh đến thành phố Vĩnh Long khá xa, trung bình khoảng 32,7 km. Tuy nhiên, mọi thông tin về kĩ thuật sản xuất, trang thiết bị, các chính sách thì đều đƣợc thông qua các cấp chính quyền từ thị xã đến xã, thôn, ấp do đó đây không phải là một bất cập lớn.
[25]
Bảng 3.2: Hệ thống điện thoại, điện, nƣớc
Chỉ tiêu Tần số
(lần)
Tần suất (%)
Có điện thoại cố định, không dây 123 100,0
Có điện sử dụng 123 100,0
Có nƣớc máy 58 47,2
Nguồn: Tự khảo sát năm 2013
Hệ thống điện trong toàn thị xã đã đƣợc kết nối rộng, 100% hộ đã có điện sử dụng. Chính điều này đã thay đổi hoàn toàn đời sống cơ sở vật chất của nông hộ so với trƣớc đây. Nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của nông hộ. Không dừng lại ở đó, nguồn điện về làng đã tạo cho nông dân đƣợc tiếp cận với nguồn thông tin hữu ích thông qua màn ảnh nhỏ nâng cao nhận thức giáo dục cuộc sống cũng nhƣ các kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, giá cả vật tƣ nông nghiệp, nguồn tín dụng vay vốn. Một số hộ không sử dụng bình xăng mà sử dụng điện để tƣới tiêu cho sản xuất.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mạng điện thoại, không khó để có thể mua một cái điện thoại, 100% nông hộ đã sử dụng điện thoại. Ngoài việc điện thoại sử dụng để liên lạc với ngƣời thân trong gia đình thì đây là một công cụ thông dụng của ngƣời dân liên lạc trong sản xuất kinh doanh và cũng là để gọi thƣơng lái khi đến mùa thu hoạch.
Sông, kênh rạch trong huyện chằng chịt. Hầu hết các hộ đều có dòng kênh trƣớc nhà của mình, cộng với thói quen xài nƣớc sông nên vẫn còn nhiều hộ vẫn lấy nguồn nƣớc sông sử dụng. Tuy nhiên, gần đây đƣợc xã và chính quyền quan tâm cộng thêm là nguồn vốn cho vay nƣớc sạch cho nông dân sử dụng nên đã có 47,2% hộ xài nƣớc máy. Việc tiếp cận với nguồn nƣớc máy giúp ngƣời dân nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh mang lại do nguồn nƣớc ô nhiễm bởi rác thải, thuốc trừ sâu hòa lẫn trong các dòng kênh, sông.
[26] Bảng 3.3: Diện tích đất của hộ Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Diện tích (m2) Giá trị ( triệu đồng) Diện tích (m2) Giá trị (triệu đồng) Đất thổ cƣ/ngƣời 98,9 23,7 98,9 23,7 Đất nông nghiệp/ngƣời 2.073,8 257,9 2.073,8 257,9
Nguồn: Tự khảo sát năm 2013
Đất thổ cƣ là đất sử dụng để ở, để xây nhà; đất nông nghiệp là đất trồng trọt, chăn nuôi,…Số hộ điều tra là nông dân ở quê nên diện tích đất thổ cƣ của họ khá thoải mái hơn so với những ngƣời sống ở thành thị. Diện tích đất thổ cƣ bình quân/ngƣời của hộ là 98,9 m2
và vẫn giữ nguyên sang năm 2013. Đất nông nghiệp trung bình là 2.073,8 m2. Hiện nay trung bình một hộ có khoảng 4-5 ngƣời. Với số nhân khẩu nhƣ vậy, thì trung bình mỗi thành viên trong gia đình sở hữu 2.073,8 m2
để canh tác. Diện tích đất nông nghiệp canh tác của thị xã khá cao so với đất canh tác trên toàn tỉnh do đó việc sản xuất nông nghiệp có điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn. Đất canh tác nông nghiệp của tỉnh là 1.125,9 m2/ngƣời.
Giá của đất nông nghiệp sản xuất và giá đất thổ cƣ khá chênh lệch nhau. Chỉ có giá đất nông nghiệp ở xã Mỹ Hòa là khá cao, cao hơn cả giá đất thổ cƣ do là đất vƣờn canh tác bƣởi cộng thêm bƣởi đang có giá trị thu hoạch cao nên giá đất nông nghiệp lên tới 500 triệu đồng/1000 m2 còn đất ở xã khác thì giá đất nông nghiệp chỉ có 70 triệu đồng/1000 m2, đất nông nghiệp ở xã Mỹ Hòa khoảng 100 triệu đồng/1000m2; giá đất thổ cƣ khoảng 200 triệu đồng/1000m2. Bảng 3.4: Tài sản của hộ Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Tần số Phần trăm Giá trị BQ (Tr.đ) Tần số Phần trăm Giá trị BQ (Tr.đ) Số lƣợng nhà ở kiên cố(cái) 130 106,5 161,4 130 106,5 161,4 Số lƣợng nhà xƣởng (cái) 0 0 0 0 0 0
Tài sản giá trị >10 triệu (cái) 173 140,7 36,0 173 140,7 36,0 Số lƣợng hộ gửi ngân hàng (hộ) 7 5,7 8,9 7 5,7 8,9 Số lƣợng hộ chơi hụi (hộ) 20 16,3 3,7 20 16,3 3,7
Nguồn: Tự khảo sát năm 2013
Theo bảng 3.4, có 106,5% hộ có nhà ở kiên cố. Do trong mẫu điều tra nhiều hộ có 3 thế hệ chung sống nên một số hộ có tới 2-3 nhà ở kiên cố nên mẫu có 123 quan sát tuy nhiên có 130 nhà ở kiên cố. Giá trị nhà ở kiên cố ở các xã lại khác nhau. Cụ thể, giá trị nhà ở kiên cố ở xã Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh đặc biệt là xã Đông Bình thấp
[27]
hơn giá trị nhà ở kiên cố ở xã Thuận An và xã Mĩ Hòa. Do xã Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh thì số lƣợng ngƣời dân tộc khá lớn, đất đai ít hơn so với các nông hộ khác vì vậy nhà ở kiên cố và tài sản có giá trị còn thấp hơn 2 xã còn lại. Ở địa bàn xã Đông Bình, nhiều hộ chỉ sống dƣới căn nhà lá giá trị khoảng 5 triệu đồng những hộ này đất canh tác chỉ là 1-2 công đất và sống chủ yếu nhờ đi làm mƣớn bằng cách cắt lúa và hái trái cây thuê. Nhiều thành viên trong hộ gia đình không hoàn thành đƣợc hết cấp 2 và lên Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc làm thuê.
Trong 123 mẫu quan sát, có tới 173 tài sản có trị giá lớn hơn 10 triệu đồng chiếm 140,7% đó là xe máy, ghe thuyền và máy móc sản xuất. Có 15 hộ không có tài sản trị giá trên 10 triệu đồng. Đó là những hộ gia đình khoảng 2 ngƣời và độ tuổi khá cao, một số hộ điều kiện tài chính thấp nên không có xe hoặc mua sắm những chiếc xe máy Trung Quốc làm phƣơng tiện đi lại. Những hộ sản xuất lớn khoảng trên 35.000 m2 thì hộ đã chủ động đầu tƣ máy cắt và máy xới đất. Nên giảm đƣợc chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập nông hộ bằng cách cắt lúa và xới đất cho hộ khác.
Số lƣợng hộ gửi ngân hàng còn thấp. Chỉ có những hộ thực sự khá giả, số ngƣời phụ thuộc ít và có kiến thức cao mới đem gửi ngân hàng. Do quá trình điều tra còn gặp một số bất cập nhƣ một số hộ còn ngại tiết lộ thông tin nên trong 123 hộ thì chỉ có 7 hộ có tiền gửi ngân hàng.
Số tiền tiết kiệm của nông hộ chủ yếu dành cho chơi hụi và cũng một số hộ có mua vàng để dành tiền. Hoạt động chơi hụi/họ đã có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Ở miền Bắc và miền trung gọi là chơi họ, ở miền Nam gọi là chơi hụi. Mỗi chân hụi thƣờng có 5-20 thành viên ở một chung ấp/thôn và mỗi chân hoạt động độc lập. Mỗi chân trong hụi huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ vay trong hội với nhau. Các vấn đề về lãi suất, mức cho vay sẽ cho hội viên quyết định do bỏ phiếu kín (dạng đấu giá). Chu kì của một chân hụi kết thúc tất cả mọi hội viên đã một lần nhận đƣợc tổng số tiền huy động đƣợc tại mỗi lƣợt. Tuy nhiên, gần đây sau khi nhiều vụ chơi hụi bị giật thì một số hộ đã không còn dám chơi hụi. Bên cạnh đó, do nguồn thu nhập thấp, số thành viên trong phụ thuộc còn cao nên số tiền tiết kiệm đƣợc dành đầu tƣ cho tiêu dùng, cho con cái học đại học, …
Một số hộ tiết kiệm bằng cách mua vàng, gần đây vàng sụt giá mạnh cũng ảnh hƣởng tới tâm lý tiết kiệm vàng của nông hộ. Có 20 hộ chơi hụi khoảng từ 1-2 đầu chiếm 16,3% giá trị tiết kiệm trung bình từ hoạt động chơi hụi của thị xã là 3,7 triệu đồng/hộ. Có 4 hộ tham gia tiết kiệm bằng cách giữ vàng chiếm 3,3%, giá trị tiết kiệm trung bình của thị xã là 1,5 triệu đồng/hộ vào năm 2012. Tuy nhiên năm 2013 sụt giảm giá vàng, nên số hộ gửi ngân hàng của xã tăng lên 1 hộ. Giá trị tiết kiệm trung bình của thị xã là 1,7 triệu đồng/hộ.
[28]
Bảng 3.5: Số lƣợng gia súc, gia cầm của hộ
Năm Chỉ Tiêu 2012 2013 Chênh lệch số lƣợng Chênh lệch giá trị Số lƣợng BQ (con) Giá trị BQ (Tr.đ) Số lƣợng BQ (con) Giá trị BQ (Tr.đ) Gia súc 10,2 52,8 10,2 52,8 0,0 0,0 Gia cầm 55,2 5,0 55,2 5,0 0,0 0,0
Nguồn: Tự khảo sát năm 2013
Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp các hộ gia đình đã kết hợp với hoạt động chăn nuôi. Ngoài một số hộ chăn nuôi có quy mô khoảng 200-300 con/năm, đến mùa thu hoạch lúa thả đồng thì chủ yếu đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với số lƣợng khoảng 30 con/năm nhằm phục vụ mục đích ăn uống và tận dụng thức ăn thừa hay lúa vụn. Do đó, khó tính ra khoản chi phí hay thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình đã sử dụng hình thức kết hợp tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi là dùng hoạt động nấu rƣợu và sử dụng “hèm” để làm thức ăn cho heo vừa giảm chi phi phí vừa có giá trị thu nhập cao.
Do tất cả hoạt động nông nghiệp là cày, bừa, xới, trục đất đƣợc hoàn toàn sử dụng máy. Nên hoạt động chăn nuôi gia súc chỉ vì mục đích kinh tế và chi phí chăn nuôi bò