Nguồn thu nhập và chi tiêu của hộ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ thị xã Bình Minh chiếm 86%. Nguồn thu nhập chủ yếu của hộ là từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có các nguồn thu từ phi nông nghiệp và thu nhập khác.

[29]

Bảng 3.6: Thu nhập bình quân của nông hộ phân theo hoạt động sản xuất

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Thu nhập Tỷ trọng (%) Thu nhập Tỷ trọng (%) Từ trồng lúa 56,9 27,2 56,9 27,2

Từ trồng cây ăn trái 54,2 25,8 54,2 25,8

Từ hoa màu 15,4 7,3 15,4 7,3

Từ nuôi cá 7,2 3,4 7,2 3,4

Từ chăn nuôi gia súc 25,9 12,3 25,9 12,3

Từ chăn nuôi gia cầm 5,0 2,4 5,0 2,4

Từ làm mƣớn 14,7 7,0 14,7 7,0

Từ buôn bán dịch vụ 4,4 2,1 4,4 2,1

Từ lƣơng công nhân, viên chức 23,4 11,2 23,4 11,2

Từ đất cho thuê 0,2 0,1 0,2 0,1

Từ tiểu thủ công nghiệp 1,4 0,7 1,4 0,7

Từ ngƣời thân trong nƣớc 0,5 0,2 0,5 0,2

Từ ngƣời thân nƣớc ngoài 0,4 0,2 0,4 0,2

Khác 0,2 0,1 0,2 0,1

Tổng 209,8 100,0 209,8 100,0

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013

Theo kết quả bảng 3.6, nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình là từ hoạt động sản xuất trồng lúa chiếm 27,2%. Mỗi năm nông hộ trồng đƣợc 3 vụ mùa. Vụ mùa đầu tiên gọi là vụ mùa Đông-Xuân thu hoạch có giá trị cao nhất do khí hậu thuận lợi, nguồn nƣớc tƣới tiêu hợp lý. Sản lƣợng thu hoạch lên tới 10.000 kg lúa/hecta tức là thu hoạch trung bình 50 triệu đồng/hecta (chƣa tính phần chi phí). Hai vụ mùa sau là Hè-Thu và Thu-Đông, điều kiện khí hậu không thuận lợi, lại rơi vào mùa mƣa làm lúa bị sập và cho sản lƣợng thấp nên thu nhập bị sụt giảm đồng thời chi phí tăng cao.

Thu nhập từ hoạt động trồng cây ăn trái cũng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của nông hộ chiếm 25,8%. Cây ăn trái ngày càng đóng góp tỷ trọng cao trong tổng giá trị thu nhập của nông hộ. Do giá trái cây tăng cao so với trƣớc đây. Qua hai năm không có biến động gì trong tỷ trọng thu nhập trồng cây ăn trái.

Nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nông hộ đã biết kết hợp hoạt động trồng trọt và chăn nuôi để giảm chi phí, tăng cao giá trị thu nhập của nông hộ. Sau vụ

[30]

mùa nông hộ có thể nuôi vịt thả đồng, nuôi gà tận dụng lúa đất, nuôi bò tận dụng rơm rạ. Chăn nuôi gia súc và gia cầm chiếm 14,7% trong tổng giá trị thu nhập của hộ. Thu nhập từ lƣơng công nhân, viên chức cũng chiếm tỷ trọng khá cao là 11,2% trong tổng thu nhập của nông hộ. Khu công nghiệp Bình Minh đƣợc thành lập đã tạo công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở địa phƣơng, tăng thu nhập nâng cao đời sống nông hộ. Bên cạnh đó, thị xã Bình Minh đã có nhiều cán bộ trẻ, giáo viên, bác sĩ đánh giá trình độ học vấn của con em nông hộ đƣợc cải thiện.

Thời gian rảnh nông hộ có thể đi làm mƣớn tăng giá trị thu nhập của nông hộ. Hoạt động làm mƣớn chiếm 7,0% trong tổng thu nhập của hộ. Do ở nông thôn nên hộ có thể đi làm mƣớn nhƣ bốc vác nông sản, cắt lúa mƣớn, hái trái cây, cắt rau mƣớn, …

Phần còn lại thu nhập của nông hộ là buôn bán, ngƣời thân trong nƣớc, ngƣời thân nƣớc ngoài, tiểu thủ công nghiệp nhƣ nấu rƣợu, thu nhập từ đất thuê, thu nhập khác từ hoạt động sản xuất nhƣ bán rơm rạ, phân hữu cơ.

54,8 54,8 16,4 16,3 27,3 27,2 0,1 0,2 0,9 1,0 0,5 0,5 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 Phần trăm chi tiêu trong tổng thu nhập (%) Tiêu dùng Đầu tư sản xuất kinh doanh Trả nợ Mua vàng

Chơi hụi Gửi ngân hàng

Chỉ tiêu

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013

Hình 3.1 Phần trăm chi tiêu trong tổng thu nhập của nông hộ

Theo kết quả của quá trình nghiên cứu, thu nhập của gia đình chủ yếu đƣợc chi cho tiêu dùng và không thay đổi qua hai năm, chiếm 54,8% trong tổng thu nhập của hộ. Hoạt động tiêu dùng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc ăn uống, mua sắm, đầu tƣ con cái học hành, bệnh tật, đám tiệc,…Điều kiện sống của nông dân ngày càng cao, nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều. Các hộ gia đình trang bị tivi, xe máy làm phƣơng tiện đi lại cho con cái đi học xa cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đi lại.

Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, tổng thu nhập của hộ chi khoảng 16,4% cho đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Chi đầu tƣ sản xuất kinh doanh là những khoản trả tiền công lao động thuê, mua giống gia súc, gia cầm chăn nuôi, thuê máy móc bừa, trục xới đất, thuê máy gặt liên hợp cắt lúa, mua xăng nhiên liệu phun thuốc cho lúa, trái cây và rau.

[31]

Trong tổng thu nhập mà hộ gia đình thu đƣợc, phần trăm chi cho trả nợ của nông hộ chiếm con số khá cao. Năm 2012, phần trăm chi cho trả nợ trong tổng thu nhập của hộ là 27,3% và giảm nhẹ xuống năm 2013 còn 27,2%. Chi trả nợ của hộ bao gồm những khoản chi trả nợ cho ngân hàng, các tổ chức Bán Chính thức nhƣ Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh và tổ chức Phi Chính thức chủ yếu là cửa hàng vật tƣ nông nghiệp. Hình thức trả nợ cho ngân hàng là trả lãi hàng tháng, trả tiền gốc trong từng năm. Hình thức trả nợ đối với tổ chức Bán chính thức là trả tiền lãi cộng với trả tiền gốc 100.000 đồng/tháng cho đến khi trả hết tiền gốc. Hình thức trả nợ đối với cửa hàng vật tƣ nông nghiệp là sau 2-3 tháng thu hoạch nông hộ sẽ chi trả cả tiền lãi và tiền gốc. Tiền lãi mua chịu vật tƣ nông nghiệp khoảng 20.000-30.000/3 tháng/50 kg phân. Nông hộ thƣờng tiết kiệm bằng cách tham gia chơi hụi. Gần đây giật hụi xảy ra thƣởng xuyên ảnh hƣởng tới tâm lý của bà con nông dân nên số lƣợng chơi hụi giảm mạnh so với những năm trƣớc đây. Phần trăm chơi hụi trong tổng năm 2012 chỉ chiếm 0,9% và tăng nhẹ lên năm 2013 là 1,0 %.

Mua vàng cũng là hình thức truyền thống tiết kiệm của nông hộ chiếm 0,1% trong tổng thu nhập. Năm 2013 sự sụt giảm của giá vàng nên phần trăm chi tiêu đầu tƣ mua vàng trong tổng thu nhập của nông hộ tăng lên 0,2%.

Năm 2012 tỷ lệ phần trăm gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng trong tổng thu nhập là 0,5% và không thay đổi trong năm 2013.

3.3.3 Một số thông tin về hoạt động vay vốn của hộ nông dân

Việc tiếp cận thông tin vay vốn tín dụng từ phía tự bản thân nông hộ còn gặp nhiều hạn chế bởi trình độ học vấn còn thấp, khả năng tiếp cận thông tin thấp. Do đó, có ngƣời thân bạn bè ở các tổ chức Chính phủ, ngân hàng tạo điều kiện cho nông hộ nắm bắt đầy đủ thông tin vay vốn cần thiết nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất, đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân.

Bảng 3.7: Số hộ có ngƣời thân, bạn bè ở các tổ chức Chỉ tiêu Tần số (lần) Tỷ trọng (%) Có ngƣời thân, bạn bè ở Xã, huyện, tỉnh 70 56,9 NNTW 0 0,0

Ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng

4 3,3

Tổ chức xã hội, đoàn thể địa phƣơng 12 9,8

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013

Do cùng sống trong một địa phƣơng nên hầu nhƣ mọi ngƣời đều quen biết nhau. Bảy mƣơi hộ có bạn bè, ngƣời thân là cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh chiếm 56,9%. Sự quen

[32]

biết với các cán bộ ở xã, huyện, tỉnh là một lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng và các kĩ thuật sản xuất mới. Tuy nhiên số hộ quen với ngân hàng thƣờng là những hộ có ngƣời thân làm cán bộ xã, huyện có điều kiện kiện tiếp cận với các cán bộ với ngân hàng chiếm 3,3%. Không có hộ nào có ngƣời thân, bạn bè làm ở Nhà nƣớc Trung ƣơng. Số hộ quen biết với các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phƣơng chiếm 9,8%. Những hộ này là những hộ tham gia vào các Hội Nông Dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu Chiến binh hoặc những hộ có ngƣời thân làm trong bộ máy cán bộ ấp, xã.

Việc tiếp cận thông tin còn nhiều bất cập do đó số hộ giao dịch với các tổ chức tín dụng còn chƣa toàn diện. Cụ thể, số hộ giao dịch và không giao dịch đƣợc thể hiện trong hình sau:

Không giao dịch 30,9%

Có giao dich 69,1%

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013 Hình 3.2 Giao dịch với ngân hàng của nông hộ

Trong quá trình sinh sống hoạt động của hộ, có 105 hộ đã từng giao dịch với ngân hàng chiếm tỷ lệ 69,1%. Đa số nông hộ giao dịch với 1 ngân hàng đó là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là ngân hàng gắn bó với nhiều hoạt động vay vốn của nông dân. Vì ngƣời dân dễ dàng có thông tin của ngân hàng này từ các tổ chức chính quyền địa phƣơng và bạn bè. Ngân hàng này thƣờng có lãi suất ƣu đãi cho phát triển nông nghiệp nên khi ngƣời dân có nhu cầu vay vốn đều ƣu tiên vay vốn. Khi quen và tín nhiệm ngân hàng này thì ngƣời dân không muốn chuyển đổi sang ngân hàng vay vốn khác. Tỷ lệ này đƣợc thống kê các gia đình đã từng quan hệ với ngân hàng, hiện nay nhiều hộ gia đình đã không còn giao dịch với ngân hàng do không có nhu cầu vay cũng nhƣ không muốn thiếu nợ.

Trong 69,1% hộ có giao dịch với ngân hàng thì chỉ có 0,8% hộ có giao dịch với ngân hàng khác là do hộ gia đình có thành viên làm công nhân ở khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nên hộ đã có giao dịch với ngân hàng Công thƣơng Viettinbank. Vẫn có 30,9% hộ nông dân chƣa tiếp cận đƣợc với nguồn tín dụng. Những hộ này có thể là những hộ nông dân không có tài sản thế chấp do đó không đƣợc chấp nhận cho vay. Dù mong muốn của hộ là đƣợc vay vốn tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh nhƣng gia đình hộ đơn thuần đi làm mƣớn, đất ruộng chỉ có 1000 m2

nên Ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của Nông hộ. Cũng có nhiều hộ không có nhu cầu vay vốn tín dụng do có nguồn tƣ liệu đất đai có sẵn, sản xuất nông nghiệp nguồn nguyên liệu vật tƣ sử dụng hình thức truyền thống mua chịu từ cửa hàng vật tƣ nông nghiệp công thêm tâm lí không thích thiếu nợ nên không thích vay vốn ngân hàng.

[33]

Bảng 3.8: Số hộ vay tiền từ các nguồn tín dụng

Năm Chỉ tiêu 2013 Số hộ vay (hộ) Tỷ trọng (%) Có vay tiền từ Ngân hàng, quỹ tín dụng 57 43,8 Tổ chức, xã hội, đoàn thể 20 16,23 Tổ chức tín dụng phi chính thức 103 83,7

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013

Năm 2013 có 57 hộ vay vốn từ ngân hàng chiếm 43,8%. Những hộ vay vốn từ ngân hàng đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi dành cho vay nông nghiệp 10%/năm nhằm mục đích sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tiêu dùng. Một số hộ tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng cho sinh viên 0,65%/năm nhƣng chƣa đến hạn trả tiền và lãi suất vay vốn. Có 20 hộ vay vốn từ tổ chức xã hội, đoàn thể là các tổ chức hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu Chiến binh nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhƣ đầu tƣ mua thêm đất tăng cƣờng tƣ liệu sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Số tiền vay ở Hội Nông dân tối đa khoảng 6-10 triệu với lãi suất chƣa tới 1%/năm là nguồn vốn cho vay tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận với nguồn nƣớc sạch, hỗ trợ xây các thiết bị nhà tắm và nhà vệ sinh cho nông hộ. Hình thức trả nợ có thể là trả lãi suất hàng tháng hoặc trả lãi suất cộng với trả tiền gốc cộng dồn 100.000 đồng/tháng cho tới khi hết số tiền vay.

Hình thức mua chịu vật tƣ nông ngiệp là hình thức truyền thống của đa số nông hộ. Có 103 hộ mua chịu vật tƣ nông nghiệp nên số hộ tham gia giao dịch với tổ chức tín dụng phi chính thức chiếm 83,7%. Những hộ còn lại không tham gia giao dịch với các tổ chức do những nguyên nhân sau:

[34]

Bảng 3.9: Lý do không giao dịch với ngân hàng và tổ chức

Lý do Ngân hàng (%) Tổ chức xã hội, đoàn thể (%) Tổ chức phi chính thức (%)

Không có nhu cầu 54,5 24,3 25,0

Thủ tục vay rƣờm rà 9,1 5,8 0,0

Chờ đợi không kịp thời vụ 0,0 0,0 0,0

Không có khả năng trả nợ 4,5 1,9 0,0

Không thích thiếu nợ 15,2 21,4 5,0

Không có tài sản thế chấp 6,1 0,0 0,0

Không thuộc đối tƣợng 0,0 34,0 0,0

Số tiền vay thấp 0,0 5,8 0,0

Không biết 0,0 5,8 0,0

Lãi cao 10,6 1,0 55,0

Không tin tƣởng 0,0 0,0 15,0

Tổng 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tự khảo sát năm 2013

Đối với nguồn vay ngân hàng và quỹ tín dụng, lí do không vay ở nguồn vay này chủ yếu là không có nhu cầu chiếm 54,5%. Với hình thức mua chịu vật tƣ sản xuất quen thuộc nên nông hộ không có nhu cầu sử dụng vay vốn ngân hàng. Trong quá trình điều tra nông hộ, số hộ không thích thiếu nợ chiếm 15,2%.

Năm 2012 và năm 2013, mặc dù lãi suất ƣu đãi cho vay để sản xuất nông nghiệp tuy nhiên một số hộ tham gia vay tín dụng trƣớc kia cộng với tâm lí không thích thiếu nợ nên số hộ gia đình cho rằng lãi suất cao chiếm 10,6%. Do đó, cần có những chính sách khuyến khích, phổ biến thông tin cho các nông hộ tiếp cận với nguồn vay vốn tín dụng của nông nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất.

Do mỗi vụ mùa rau khoảng 1-2 tháng, vụ mùa lúa 3 tháng, vụ mùa trái cây 3 tháng thì bà con nông dân cho rằng làm thủ tục rƣờm rà mất công, do đó mua chịu vật tƣ cho nhanh chóng và tiện lợi hơn chiếm 9,1%. Hiện tại theo đánh giá của bà con nông dân việc làm thủ tục cho vay, đƣợc chấp nhận cho vay rất thuận tiện cho nông hộ. Bằng cách qua Ủy ban Nhân dân xã chứng nhận giấy tờ và đợi Ngân hàng thẩm định tài sản thì nông hộ có thể có đƣợc nguồn vốn vay của mình. Việc vay vốn vật tƣ sản xuất thay vì vay vốn ngân hàng mua vật tƣ là do thói quen sản xuất từ lâu.

Số hộ muốn vay tiền từ ngân hàng để mở rộng và đầu tƣ cho sản xuất nhƣng do không có đất đai, nhà cửa lại làm nghề làm mƣớn do không có tƣ liệu sản xuất chiếm 6,1%.

[35]

Một số cho rằng việc sản xuất với chi phí cao nhƣ hiện nay, hơn nữa còn nhiều khoản chi tiêu nhƣ lo cho con cái ăn học, vụ mùa thu đƣợc nhiều khi mất giá sâu bệnh, nên lo sợ tiếp cận với nguồn tín dụng thì không có khả năng trả nợ chiếm 4,5%.

Viêc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng cho vay từ tổ chức tín dụng bán chính thức còn nhiều hạn chế. Chỉ những hộ thuộc hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh mới có thông tin để vay vốn nguồn Bán chính thức này. Những hộ thuộc đối tƣợng chủ yếu vay trong năm 2012 và năm 2013 là nguồn vay với số tiền thấp là những hộ gia đình thuộc diện nghèo, chính sách và những hộ thuộc Hội Nông dân với giá trị vay từ 6-10 triệu đồng. Do đó, những hộ không thuộc đối tƣợng sẽ không có khả năng tiếp cận chiếm 34,0%. Những hộ không quan tâm đến nguồn vốn từ Hội là những hộ không có nhu cầu chiếm 24,3%. Bởi số tiền vay cho Hội Nông dân là mang tính hỗ trợ cho nông dân tiếp cận với nguồn nƣớc sạch, xây dựng thiết bị nhà tắm nên số tiền cho vay thấp và số hộ cho rằng số tiền vay thấp chiếm 5,8%.

Tuy nhiên vẫn còn một số vẫn có quan niệm chỉ sử dụng vốn tự có mặc dầu là hạn

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)