Các biến thuộc về các nhân chủ hộ bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới tính, dân tộc. Trong đó ba biến tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ có ý nghĩa, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
[51]
Cụ thể kết quả nhƣ sau:
Tuổi của chủ hộ: biến này không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% , trong mô hình OLS biến này mang dấu dƣơng, cùng với dấu kỳ vọng. Có nghĩa là chủ hộ có tuổi đời cao hơn chủ hộ trẻ tuổi hoặc ngƣợc lại, thì thu nhập của của hộ không có sự khác nhau. Điều này có thể đƣợc giải thích là:
Sản xuất nông nghiệp trên cùng địa bàn có phƣơng thức canh tác và hình thức sản xuất khá giống nhau. Những kĩ thuật sản xuất nông nghiệp cơ bản đƣợc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chi phí sản xuất nông nghiệp của tất cả hộ hiện nay là giống nhau. Từ khâu trục xới đất, xạ giống, phun thuốc, cắt lúa đa phần nông hộ đều thuê máy móc và chi phí trên một đơn vị sản xuất là hoàn toàn không có sự khác biệt lớn. Nếu có, những phƣơng thức sản xuất mới thì các hộ dễ dàng tiếp thu và học hỏi lẫn nhau do trong cùng một địa bàn.
Nghề nghiệp của chủ hộ: biến này không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%. Trong mô hình biến nghề nghiệp mang dấu dƣơng, cùng với dấu kỳ vọng. Có nghĩa là chủ hộ làm nông dân hoặc nghề nghiệp khác thì không có sự khác biệt trong thu nhập của hộ. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau:
Biến độc lập của hộ đƣa vào mô hình là nghề nghiệp chính của chủ hộ, tuy nhiên biến phụ thuộc là thu nhập thực của hộ. Nguồn thu nhập này bao gồm tất cả các nguồn thu nhập của các thành viên trong hộ sau khi trừ nguồn chi phí. Địa bàn nghiên cứu là ở vùng nông thôn, hầu hết các mẫu khảo sát đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh tham gia những nghề ngiệp khác thì chủ hộ cũng tham gia sản xuất nông nghiệp. Những chủ hộ nghề nghiệp chính là nông dân thì ngoài công việc ruộng đồng cũng tham gia các hoạt động sản xuất khác nhƣ làm hồ, bốc vác mƣớn, cắt lúa mƣớn để mang lại thu nhập cho nông hộ. Do đó không có sự khác biệt trong thu nhập của hộ khi nghề nghiệp chính của chủ hộ là nông dân hoặc nghề khác.
Trình độ học vấn của chủ hộ: đây là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ, biến này không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, mang dấu dƣơng cùng với dấu kỳ vọng. Nhƣ vậy, trình độ học vấn thấp hay cao của chủ hộ thì cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau:
Sản xuất nông nghiệp vốn theo kinh nghiệm sản xuất vốn có, theo tập tục sản xuất ở địa phƣơng. Nhƣ đã nêu trên, cùng hình thức sản xuất, cùng chi phí thuê mƣớn trên một đơn vị sản xuất.
Trình độ học vấn cao thì dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất mang lại thu nhập cho hộ gia đình không chỉ dựa trên sức lao động của chủ hộ mà toàn bộ thành viên của hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn thấp tuy nhiên các thành viên khác trong gia đình nhƣ vợ, con có thể có trình độ học vấn cao hơn nên họ vẫn có thể tiếp thu những kĩ thuật sản xuất mới.
Giới tính của chủ hộ: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong mô hình OLS biến này mang dấu dƣơng cùng với dấu kỳ vọng.
[52]
Điều này cho thấy rằng những chủ hộ là nam tiện lợi hơn những chủ hộ là nữ, những chủ hộ là nam thƣờng mạnh dạn, quả quyết hơn trong sản xuất kinh doanh, sức khỏe cũng ổn định hơn do đó có thể tham gia nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Dân tộc: Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Trong mô hình OLS biến này mang dấu âm ngƣợc với dấu kì vọng.
Điều này cho thấy rằng những hộ dân tộc thƣờng đƣợc ƣu đãi, hỗ trợ, quan tâm từ phía chính quyền địa phƣơng do đó tạo điều kiện cho nông hộ nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó những hộ dân tộc thì tỷ lệ ngƣời phụ thuộc thấp do thành viên trong hộ bỏ học sớm đi làm công nhân do đó tăng số hoạt động tạo nên thu nhập của hộ gia đình cao.