Lựa chọn phần mềm quản lý SAN là một trong những điểm mấu chốt trong các giải pháp SAN. Để tận dụng được các điểm mạnh của SAN nhất thiết phải có phần mềm quản lý SAN hiệu quả và phần mềm này có thể được cài đặt trên các máy chủ SAN.
Hình 2.20 Kiến trúc phần mềm quản lý SAN
Nhằm tạo tiền đề cho các nhà phát triển, tổ chức SNIA đã đưa ra một chuẩn mở mô tả kiến trúc phần mềm quản lý SAN. Mô hình kiến truc được tổ chúc theo phân cấp lớp, mỗi lớp đảm nhiệm cung cấp những chức năng khác nhau và cung cấp dịch vụ cho lớp bên trên hoặc bên dưới.
o Lớp quản lý ứng dụng – Applications Management : Đây là lớp quản lý cao nhất trong mô hình, có nhiệm vụ cung cấp một khung nhìn trong suốt và toàn diện
về toàn bộ tài nguyên hệ thống. Các thông tin như cấu hình , trạng thái, hiệu năng dung lượng hữu dụng… đều được chuyển từ những tầng bên dưới lên cho lớp ứng dụng quản lý.
Các chức năng của lớp ứng dụng quản lý bao gồm:
- Cung cấp cái nhìn chi tiết và logic về hệ thống SAN. - Thiết lập và thực thi chính sách giao dịch, bảo mật. - Tối ưu hóa tài nguyên theo mô hình nghiệp vụ. - Cân bằng tải trong SAN, LAN, WAN, VPNs… - Tối ưu hóa ứng dụng, ngăn ngừa lỗi, khắc phục lỗi.
Hai tổ chức SNIA và SNMWG đưa ra mô hình giao tiếp chung (Common
Interface Model) làm chuẩn giao tiếp của lớp ứng dụng với lớp dưới. Đây là cơ sở
cho các nhà phát triển viết ứng dụng SAN hoạt động được trên môi trường hỗn hợp.
Hình 2.21 Mô hình giao diện chung cho phần mềm quản lý SAN
o Lớp quản lý dữ liệu – Data Management: Lớp này chịu trách nhiệm kiểm soát về chất lượng dịch vụ dữ liệu:
- Đảm bảo tính sẵn sàng dữ liệu và cung cấp khả năng truy cập dữ liệu cho các ứng dụng.
- Đảm bảo về mặt hiệu năng dữ liệu cho các ứng dụng. - Đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu.
Và lớp còn cung cấp các dịch vụ dữ liệu cơ sở: - Dịch vụ file.
- Các dịch vụ sao chép thời gian thực: tạo ảnh (Mirroring), nhân bản (Replication).
- Các dịch vụ sao chép tại một thời điểm: sao lưu, bản chụp nhanh. - Các dịch vụ di chuyển dữ liệu.
- Chia sẻ dữ liệu.
o Lớp quản lý tài nguyên – Resource Management: Lớp quản lý tài nguyên liên quan tới hiệu quả sử dụng, tính thống nhất, tự động hóa quá lý tài nguyên lưu trữ và kiến trúc lưu trữ. Nó còn cung cấp khả năng tự động sửa lỗi khi cẩn. Lớp này cung cấp các chức năng:
- Tạo quỹ đĩa.
- Quản lý không gian lưu trữ.
- Tạo quỹ và chia sẻ thiết bị lưu trữ có thể tháo lắp. - Tăng cường cho tính năng lưu trữ tức thời.
Yêu cầu của lớp này là phải cung cấp một khung nhìn đơn nhất về hệ thống và từ một điểm có khả năng quản lý được tất cả các nguồn tài nguyên lưu trữ phân tán.
o Lớp quản lý mạng – Network Management: Lớp quản lý mạng thực hiện việc quản lý các kết nối giữa các thực thể của SAN, các thực thể này có thể là thực thể logic hay vật lý. Toàn bộ kiến trúc kết nối và kết nối vật lý cả các thành phần của SAN đều được lớp này quản lý các mối quan hệ giữa các thực thể vật lý bằng cách tạo ra các thực thể logic như vùng (Zone). Lớp này cung cấp các chức năng:
- Ánh xạ logic và vật lý trong mạng lưu trữ. - Cấu trục liên kết mạng (Topology).
- Phân vùng (Zoning).
- Quản lý lỗi kết nối.
o Lớp quản lý thành phần – Element Management: Lớp này làm việc với các thiết bị phần cứng xây dựng lên SAN. Các thiết bị này có thể là các hệ đĩa thông minh, các thiết bị lưu trữ có thể tháo rời, các bộ chuyển mạch,..vv. Thông thường các nhà cung cấp thiết bị sẽ cung cấp kèm theo những chương trình cơ sở (Firmware) để quản lý thiết bị.
Các chức năng cụ thể được lớp này cung cấp bao gồm:
- Cấu hình ,khởi tạo, thiết lập kết nối từ xa (RAS) cho các thành phần. - Theo dõi và điều chỉnh hiệu năng.
- Xác thực, cấp phép và bảo mật.