Mạng lưu trữ cung cấp cho các ứng dụng: khả năng quản lý, khả năng mở rộng và tốc độ thực thi. Một số ứng dụng đặc trưng trong mạng SAN:
Hình 2.18 Các ứng dụng SAN
Chia sẻ không gian lưu trữ và chia sẻ dữ liệu: SAN hỗ trợ mở rộng không gian lưu trữ và tập trung hóa dữ liệu. Khi đó, dữ liệu được chia sẻ giữa nhiều máy chủ mà không ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống. Khái niệm “ chia sẻ dữ liệu” mô tả khả năng truy cập dữ liệu chung bởi nhiều máy chủ. Các máy chủ lưu trữ dữ liệu chia sẻ có thể được cài đặt trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
o Chia sẻ không gian lưu trữ (Storage Sharing): Cho phép một hoặc nhiều máy chủ chia sẻ cùng một không gian lưu trữ con. Không gian lưu trữ con cũng có thể được chia làm nhiều phân vùng (Partition) và mỗi phân vùng được sở hữu bởi một hoặc nhiều máy chủ.
o Chia sẻ bản sao dữ liệu (Data Copy Sharing): Bằng cách gửi những bản sao dữ liệu, các máy chủ chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau có thể truy xuất cùng một dữ liệu được chia sẻ. Có hai hướng tiếp cận chia sẻ bản sao dữ liệu giữa hai máy chủ: truyền file thẳng (Flat file) và dùng ống chuyển đổi (Piping).
o Chia sẻ dữ liệu thực (True Data Sharing): Dữ liệu chia sẻ có thể được truy xuất bởi nhiều máy chủ chạy trên các nền hệ điều hành khác nhau. Hiện các ứng dụng kiểu này chỉ sử dụng được trên các máy chủ có nền tảng đồng nhất như Oracle Parallel Server hay OS/390 Parallel Sysplex. Có ba cơ chế chính thực hiện việc chia sẻ dữ liệu thực:
- Tuần tự, tại từng thời điểm chỉ có một máy chủ có thể truy xuât dữ liệu.
- Nhiều máy chủ đồng thời đọc dữ liệu và chỉ có một máy chủ được phép cập nhật dữ liệu.
- Nhiều máy chủ đồng thời đọc và ghi dữ liệu.
Kiến trúc mạng: Trong hệ thống, mạng thông điệp như Ethernet thường được xác định là mạng chính, SAN được coi là mạng thứ hai (còn gọi là mạng sau máy chủ - The
Network behind the Server). Kiến trúc mạng này cho phéo tập trung hóa không gian lưu
trữ bằng cách sử dụng kết nối như mạng LAN, WAN với các thiết bị như router, hub,
switch, gateway. Khi đó, SAN được hiểu như mạng cục bộ hay từ xa, chia sẻ hoặc dành
riêng. Chính vì lý do trên, mạng SAN được đánh giá có khả năng sẵn sàng, tốc độ thực thi và khả năng mở rộng trong không gian lưu trữ.
Sao lưu dữ liệu (Data backup): SAN cho phéo truyền thông giữa các thiết bị lưu trữ nên dữ liệu có thể chuyển trực tiếp từ dĩa đến ổ băng từ, Dữ liệu từ các đĩa khác nhau được sao lưu trên những ổ băng từ dùng chung. Thao tác sao lưu dữ liệu được lập lịch và
quản lý tập trung, không gây ảnh hưởng tới mạng LAN cũng như giải phóng máy chủ khỏi công việc sao lưu số liệu.
Tính toán cụm (Clustering): Nhờ nhiều máy chủ hoạt động đồng thời trên một tập dữ liệu, tính toán cụm cung cấp tốc độ thực thi và khả năng chịu lỗi cao hơn cho ứng dụng. SAN cung cấp môi trường tính toán cụm hiệu quả bởi chúng cho phép nhiều máy chủ truy xuất dữ liệu dùng chung với băng thông rộng.
Bảo vệ dữ liệu và khôi phục dữ liệu: Kỹ thuật nhân bản dữ liệu (replication/mirror) được áp dụng để đảm bảo cho ứng dụng vãy tiếp tục hoạt động ngay cả khi một bản dữ liệu bị hỏng. SAN tạo và liên kết các bản sao để bảo vệ và khôi phục dữ liệu bằng phương pháp dư thừa dữ liệu nhằm đáp ứng các ứng dụng có yêu cầu sẵn sàng cao.