Các thiết bị lưu trữ trên cluster cần được tối ưu hoá trên cơ sở những nhu cầu về hiệu năng và mức độ sẵn sàng. Trong bảng 1 dưới đây cung cấp một cách khái quát những cấu hình hệ thống đĩa dự phòng RAID phổ biến có thể lựa chọn cho Cluster. Các đầu mục trong bảng được sắp xếp từ mức RAID cao nhất đến thấp nhất.
Bảng 3.1 Các cấu trúc RAID cho Cluster
Mức
RAID Kiểu RAID Mô tả RAID Ưu/Nhược điểm
5+1
Phân “vành” (Disk striping) có kiểm tra chẵn lẻ (parity checking) + phản chiếu (mirroring)
Cần 6 khối (volume) trở lên, mỗi volume trên một ổ đĩa riêng và được cấu hình giống hệt nhau tạo thành một tổ hợp vành được sao gương có kiểm tra lỗi chẵn lẻ (parity error checking).
Có mức chịu đựng lỗi rất cao nhưng cũng dư thừa nhiều. Hiệu suất sử dụng ổ đĩa thấp.
5 Phân “vành” có chẵn lẻ
Cần 3 volume trở lên, mỗi volume trên một ổ đĩa riêng và được cấu hình như nhau thành một tổ hợp vành có kiểm tra lỗi chẵn lẻ. Trong trường hợp bị lỗi thì dữ liệu vẫn có thể phục hồi lại được.
Có khả năng chịu đựng lỗi nhưng ít dư thừa hơn so với kiểu sao gương. Hiệu suất đọc cao hơn so với kiểu sao gương.
1 Phản chiếu
Hai volume trên hai ổ đĩa có cấu hình giống hệt nhau. Dữ liệu được ghi vào cả hai ổ đĩa. Nếu một ổ bị lỗi, dữ liệu không bị mất vì ổ đĩa kia cũng lưu dữ liệu.
Có dự phòng nóng. Hiệu suất ghi tốt hơn so với đĩa phân “vành” có chẵn lẻ.
0+1 Phân “vành” + phản chiếu
Hai volume trở lên, mỗi volume trên một ổ đĩa riêng, được phân thành vành đai và được phn chiõu. Dữ liệu được ghi tuần tự lên các ổ đĩa có cấu hình giống hệt nhau.
Có dự phòng nóng với hiệu suất đọc/ghi tốt.
0 Phân “vành”
Hai hay nhiều volume trên từng ổ đĩa riêng được cấu hình thành một “vành” (stripe set). Dữ liệu được chia thành các khối được ghi tuần tự lên tất cả các ổ đĩa trong stripe set.
Tốc độ và hiệu năng những không có bảo vệ dữ liệu.