KIẾN TRÚC CỦA STORAGE AREA NETWORK (SAN)

Một phần của tài liệu Mô phỏng hệ thống SAN trên môi trường Cluster (Trang 41)

Phương pháp lưu trữ truyền thống là các hệ thống lưu trữ được gắn trực tiếp với server qua bus SCSI (Small Computer Systems Interface) . Qua bus SCSI, các thiết bị ngoại vi và các bộ điều khiển khác nhau có thể trao đổi thông tin. Trong hơn hai thập kỷ, SCSI là giao thức sử dụng chủ yếu cho truyền tải dữ liệu mức khối (block-level) giữa các server. Thực tế, tiêu chuẩn SCSI là một trong những yếu tố chính trong sự phát triển các hệ thống mở, cung cấp một liên kết các hệ thống lưu trữ có chỉ tiêu cao, giá thành thấp. Tuy nhiên, khi tốc độ xử lý của các bộ vi xử lý máy tính, nhu cầu lưu trữ và truy nhập vào dữ liệu lưu trữ tăng lên thì tiêu chuẩn SCSI bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:

o Chỉ tiêu: Phần lớn SCSI hiện nay cung cấp một đường nối đơn lẻ với thông lượng

từ 40MB/s tới 80MB/s.

o Cấu hình: SCSI nối phần tử lưu trữ trực tiếp với một server. Thực hiện SCSI

(Ultra SCSI) cho phép chỉ 15 thiết bị được nối với một bus SCSI.

o Khoảng cách: Các cấu hình SCSI thông thường giới hạn khoảng cách giữa các

phần tử lưu trữ và server là 6m. Các công nghệ SCSI mới hơn đã gia tăng được khoảng cách này, nhưng giới hạn của khoảng cách kết nối là 25m.

o Tính khả dụng (Availability): Môi trường SCSI nối hệ thống lưu trữ với một server

đơn lẻ. Nếu server hỏng sẽ dẫn tới toàn bộ truy nhập vào hệ thống lưu trữ gắn với server sẽ không thực hiện được. Các thực hiện SCSI mới hơn hỗ trợ tối đa hai

initiator (server) nhưng vẫn giới hạn các cấu hình cluster và các tài nguyên lưu trữ chung.

o Bus: Một số cấu hình SCSI hỗ trợ nhiều bus. Tuy nhiên, các giới hạn về không

gian không cho phép bảo đảm tất cả hệ thống lưu trữ nằm bên trong thiết bị. Do đó, các nhà quản trị hệ thống (trong môi trường SCSI) cần phải bổ sung các server và thêm các chi phí bảo dưỡng, quản lý để gia tăng dung lượng lưu trữ.

o Chi phí: Bên cạnh chi phí quản lý các server bổ sung để gia tăng dung lượng lưu

trữ, sự ghép nối của server và phần tử lưu trữ sẽ hạn chế sự chia sẻ hiệu quả các tài nguyên băng từ và ổ đĩa.

Khi thực hiện mạng SAN sử dụng công nghệ Fibre Channel sẽ khắc phục được các nhược điểm của công nghệ SCSI.

Bảng 2.3 So sánh hai công nghệ SCSI và Fibre Channel

Đặc điểm Fibre Channel/Switched Fabric Ultra SCSI

Giải thông dữ liệu 200 Mbps 40 Mbps

Hỗ trợ giao thức SCSI, IP…. SCSI

Quy mô kết nôi 16 triệu Node/Fabric 15 ổ đĩa/Bus

Khoảng cách kết nối 10 km 25 m

Truyền dữ liệu Full Duplex Half Duplex

Topology mạng SAN có thể được thực hiện bằng nhiều cách phụ thuộc vào đặc điểm của các ứng dụng và các yêu cầu:

• Quy mô của mạng lưu trữ: Từ các mạng SAN có quy mô nhỏ bao gồm một chuyển mạch hay một hub đơn lẻ cho tới các mạng SAN lớn với một số lượng lớn các chuyển mạch và các cổng.

• Đường truyền dữ liệu và nhu cầu truyền dữ liệu. • Dự phòng dữ liệu từ xa.

• Các Topology mạng SAN có thể được thiết lập bằng hai cách:

a. Kiểu tập trung: Các hệ thống lưu trữ được nối tới một chuyển mạch trung tâm có số lượng cổng lớn trong mạng SAN.

b. Kiểu mạng: Các chuyển mạch được liên kết với nhau tạo thành một mạng tuyến tính hoặc mạng lưới (mesh) nối các server và thiết bị lưu trữ.

Một phần của tài liệu Mô phỏng hệ thống SAN trên môi trường Cluster (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)