Tổng quan về báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở chi nhánh công ty cổ phần kim kim (Trang 40)

1388, 111, 112, Số đã trả hay tạm trả cho các đối tượng Thu hồi số phân chia thừa

2.7.1.Tổng quan về báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán quy định hệ thống BCTC áp dụng cho các Doanh nghiệp, gồm BCTC năm, BCTC giữa niên độ, BCTC hợp nhất, BCTC tổng hợp, BCTC bộ phận. Trong đó, riêng BCTC năm là loại BCTC bắt buộc chung cho mọi DN.

BCTC năm bao gồm 4 mẫu: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQ HĐKD), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và Bản thuyết minh BCTC. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu và quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính

BCTC giữa niên độ chỉ quy định bắt buộc đối với DNNN và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. BCTC giữa niên độ gồm 2 dạng: Đầy đủ và tóm lược. Các DN thuộc diện bắt buộc phải lập và trình bày BCTC giữa niên độ theo yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 27 – BCTC giữa niên độ và Thông tư số 20/2006/TT – BTC.

BCTC bộ phận chỉ quy định bắt buộc đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các Doanh nghiệp có mua bán, trao đổi chứng khoán. Các Doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải lập và trình bày Báo cáo tài chính bộ phận theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 và Thông tư số 20/2006/TT – BTC.

BCTC hợp nhất được quy định cho các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ -con. Nội dung, phương pháp trình bày BCTC hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư số

21/2006/TT – BTC ( phần liên quan đến hợp nhất kinh doanh).

BCTC tổng hợp được quy định lập cho các đơn vị kế toán cấp trên có cấc đơn vị kế toán trực thuộc hoặc tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con. Nội dung, hình thức trình bày BCTC tổng hợp được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình

bày BCTC và Chuẩn mực kế toán số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con.

a. Khái niệm và nội dung.

Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - Tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.

Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây:

(1) Bảng cân đối kế toán, Mã số B01 - DN

(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Mãsố B02 - DN (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mã số B03 - DN

(4) Thuyết minh báo cáo tài chính, Mã số B09 – DN

b. Mục đích báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.

c. Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.

Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 thàng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không vượt quá 15 tháng.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đối với các doanh nghiệp nhà nước theo quy định chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với đơn vị kế toán thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. Đối với đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở chi nhánh công ty cổ phần kim kim (Trang 40)