Lập kế hoạch chăm sóc

Một phần của tài liệu chăm sóc người bệnh phẫu thuật ung thư phổi (Trang 37)

3. Chăm sóc điều dưỡng: 1.Nhận định:

4.1. Lập kế hoạch chăm sóc

1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 4 giờ/ lần:

- Đo Mạch - Nhiệt độ - Huyết áp 4h/lần. Ghi vào bảng theo dõi, nếu có bất thường phải báo ngay với bác sĩ.

- Theo dõi đại tiểu tiện: số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu; số lần, màu sắc, tính chất phân.

2. Chăm sóc hệ thống dẫn lưu:

- Kiểm tra hệ thống dẫn lưu 4h/lần.

- Đảm bảo hệ thống dẫn lưu kín, vô trùng và một chiều.

- Đảm bảo sự lưu thông của dẫn lưu, đo lượng dịch dẫn lưu 2lần/ngày, đánh giá dịch dẫn lưu và sự sủi bọt khí -> báo ngay bác sĩ nếu có bất thường.

3. Can thiệp y lệnh thuốc và các y lệnh khác theo đúng chỉ định:

- Can thiệp y lệnh thuốc:

o Tarcefoksym 1g x 2 lọ, TMC 2 lần: sáng – chiều o Ciprobay 0,2 g x 1 chai, TMC 1 lần sáng

o α choay x 6 viên, uống chia 3 lần: sáng – trưa – chiều. o Dofalgan codein 0,5 g x 4 viên, uống khi đau cách 6 giờ. o NaCl 0,9% 500 ml x 1 chai, truyền TMC

o Aminoplasma 250 ml x 1 chai, truyền TMC 30 giọt/phút o Lipofundin 10% x 250 ml, truyền TMC 30 giọt/phút o Diazepam 5 mg x 2 viên, uống 21g.

- Các y lệnh khác:

+ Kẹp sonde dẫn lưu phổi từ 10g sáng. Theo dõi nhịp thở và đo SpO2 30 phút/lần trong 2 giờ đầu kẹp dẫn lưu, 1 giờ/ lần trong 2 giờ tiếp theo, 2 giờ/lần

+ Lấy máu làm xét nghiệm CTM, Điện giải đồ, chức năng thận

4. Giảm khó thở cho người bệnh:

- Theo dõi sát tình trạng khó thở và đánh giá sự tràn khí màng phổi trái -> báo bác sĩ ngay nếu tràn khí tăng.

- Đếm nhịp thở và đo SpO2 30 phút/lần trong 2 giờ đầu kẹp dẫn lưu, 1 giờ/ lần trong 2 giờ tiếp theo, 2 giờ/lần cho đến khi có chỉ định mới -> báo bác sĩ nếu có bất thường

- Cho bệnh nhân nằm đầu cao, tư thế Fowler, mặc quần áo rộng rãi.

5. Giảm đau cho người bệnh:

- Theo dõi điểm đau, mức độ đau 4 giờ/lần - Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh.

- Động viên, giải thích, ân cần chăm sóc, tìm tư thế thích hợp để giảm đau.

6. Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc táo bón:

- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, mềm lỏng dễ nuốt. Đảm bảo đủ 3000 kcal/ngày, chia 5-6 bữa/ngày. Ăn bổ sung chất xơ. Tránh kiêng khem quá mức.

- Nếu bệnh nhân không ăn được có thể uống bổ sung viên Protein whey theo hướng dẫn sử dụng.

- Cho bệnh nhân uống nhiều nước: ít nhất 2 lít/ngày, 1giờ phải uống nước một lần, bổ sung điện giải bằng việc pha thêm oresol để uống.

- Báo bác sĩ để cho thuốc nhuận tràng nếu có táo bón, tránh gắng sức cho người bệnh.

7. Chăm sóc tâm lý và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh

- Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, phát hiện kịp thời diễn biến tâm lý của bệnh nhân để an ủi, động viên bệnh nhân yên tâm điều trị.

- Giải thích rõ cho bệnh nhân và gia đình rằng bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công, nạo vét hạch tối đa, kết quả sinh thiết là khả quan, nhưng bệnh nhân và gia đình cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị, dùng thuốc, ăn uống và nghỉ ngơi.

- Bệnh nhân được giảm đau tốt, hiểu rõ bệnh sẽ giảm bớt lo lắng và cải thiện giấc ngủ.

8. Chăm sóc vệ sinh cơ bản

- Thay băng vết mổ + chân dẫn lưu ngày 1 lần hoặc khi băng thấm nhiều dịch, đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật. Cần đánh giá vết mổ mỗi khi thay băng, báo bác sĩ khi có nghi ngờ nhiễm trùng vết mổ.

9. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà

- Mục đích của việc kẹp dẫn lưu ngực và các dấu hiệu bệnh nhân cần báo cáo như đau ngực, khó thở, ngực sưng to.

- Các diễn biến của bệnh ung thư phổi. Các điều trị tiếp theo (nếu có). - Các biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ

- Tầm quan trọng của vận động và tập thở: Động viên bệnh nhân ngồi dậy, đi lại quanh giường. Hướng dẫn người bệnh tập thổi bóng ít nhất 3 – 4 lần/ngày khi đau giảm.

- Tầm quan trọng của việc từ bỏ thuốc lá và tuân thủ điều trị: Cung cấp tài liệu hỗ trợ cai thuốc lá.

- Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và khám định kỳ khi ra viện: Giải thích, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện thuốc theo đơn. Viết lịch hẹn khám rõ ràng.

Một phần của tài liệu chăm sóc người bệnh phẫu thuật ung thư phổi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w