Loại phân Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Đạm (N) 448,0 54,2 130,2
Lân (P2O5) 283,5 14,4 146,4
Kali (K2O) 90,0 0,0 78,6
TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BẮP
Bệnh sọc trắng lá
Bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây bị lùn lại không có khả năng cho trái (Hình 3.1 A). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), tác nhân gây bệnh sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp., nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất, xác bã thực vật và cỏ dại,…
Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện ở tất cả các ruộng điều tra với mức độ bệnh khác nhau: mức độ bệnh rất nặng chiếm tỷ lệ 46,67%, mức độ nặng 36,67%, mức độ trung bình 13,33% và mức độ nhẹ 3,33% (Bảng 3.7). Do điều kiện đất lúc điều tra là khô, nắng gắt, ẩm độ cao và có nhiều sương vào buổi sáng, nên có thể bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kỹ thuật canh tác và cách quản lý bệnh của nông dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa chặt chẽ như việc trồng liên tục trong năm, đất không được xử lý, có ruộng bị thiệt hại năng suất hoàn toàn.
20 Bệnh đốm lá lớn
Vết bệnh màu nâu đen hoặc xám, vết bệnh to dài, có hình bầu dục, thường xuất hiện ở các lá già sau đó lan rộng ra các lá phía trên, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá (Hình 3.1 B). Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn bắp trổ cờ trở về sau làm cây bắp kém phát triển, cho trái nhỏ, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
Khi ruộng bắp gặp điều kiện trời mưa kéo dài, ẩm độ cao là điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh, kết quả điều tra cho thấy bệnh xuất hiện hầu hết ở tất cả các ruộng với mức độ rất nặng 23,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67% và nhẹ 16,67% (Bảng 3.7). Điều này chỉ ra rằng bệnh cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến năng suất của bắp. Chế độ luân canh chưa hợp lí, khoảng cách trồng dày, bón thừa phân đạm và thiếu Kali là những yếu tố làm bệnh gây hại nặng hơn.
Bệnh đốm lá nhỏ
Vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng hình thoi, chữ nhật hoặc elip, bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bắp (Hình 3.1 C). Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999). Bệnh này thường xuất hiện ở ruộng có ẩm độ cao, việc thiếu dinh dưỡng còn làm bệnh gây hại trầm trọng hơn.
Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các ruộng qua điều tra với các mức độ bệnh: rất nặng 13,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67%, nhẹ 23,33% và không có bệnh xuất hiện trên ruộng là 3,34% (Bảng 3.4). Hầu hết bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, những ruộng bón phân không đầy đủ đều làm cho bệnh gây hại nặng.
Bệnh đốm vằn
Vết bệnh to, ướt, vằn vện, có hình dạng không rõ ràng (Hình 3.1 D). Bệnh tấn công từ gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh được ghi nhận ở mức độ rất nặng chiếm 10,00%, mức độ nặng 30,00%, mức độ trung bình 26,67%, nhẹ 20,00% và không có bệnh 13,33% (Bảng 3.4). Điều kiện thời tiết lúc điều tra là mưa to, đất ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Những yếu tố này cho
21
thấy, bệnh rất phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của bắp. Kết quả còn ghi nhận, khoảng cách trồng quá dày (20 x 40-50 cm), không xử lý đất, quản lí nguồn nước tưới không chặt chẽ, bón thừa phân (nhất là phân đạm) là những điều kiện làm cho bệnh nặng hơn.