PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro (Trang 27)

2.2.1 Điều tra ngoài đồng

Điều tra các hộ nông dân trồng bắp bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo nội dung có sẵn trong phiếu điều tra.

Nội dung phiếu điều tra:

- Kỹ thuật canh tác của nông dân về thời vụ, giống trồng, làm đất, bón phân, tưới nước và phòng trừ bệnh hại,…

- Trực tiếp vào ruộng đánh giá mức độ bệnh hại của từng bệnh theo thang đánh giá của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật năm 2002 (Bảng 2.1).

Chụp ảnh triệu chứng và mô tả triệu chứng của từng bệnh (chủ yếu là các bệnh đã nghiên cứu và báo cáo trước đó).

Bảng 2.1 Bảng đánh giá mức độ bệnh hại bắp

Ký hiệu Mô tả

- Không có bệnh

 Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá

+ Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh ++ Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng

+++ Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh >1/3 số lượng cây trong ruộng

2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro

2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học

Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), với 3 lặp lại (tương ứng 3 mẫu nấm của 1 chủng nấm thu trên 1 giống bắp, mỗi lặp lại được thực hiện với 2 đĩa petri).

Chuẩn bị nguồn nấm: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm.

Các loại thuốc hóa học được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PD sẽ đạt được nồng độ đã định sẵn.

14

Khoanh khuẩn ty nấm (đường kính khoảng 5 mm)

Môi trường đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn

Nấu tan môi trường PD . Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa lượng thuốc đã chuẩn bị sẵn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa petri (10 ml PDA/đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.1).

Cách bố trí trên đĩa petri:

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm

Helminthosporium turcium

Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,... giờ sau khi đặt khoanh khuẩn ty (GSDKT). Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty nấm phát triển đến mép đĩa petri.

Hiệu quả của thuốc đƣợc tính theo công thức Abbott:

Trong đó:

- DKKTĐC: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng - DKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình thống kê Mstatc.

2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật

Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn.

100 (%) X DKKT DKKT DKKT HQ ĐC i ĐC  

15

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), với 3 lặp lại (tương ứng 3 mẫu nấm trên 1 giống bắp, mỗi lặp lại được thực hiện với 2 đĩa petri).

Nguồn nấm nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm.

Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PD sẽ đạt được nồng độ đã định sẵn. Thực vật sau khi thu về sẽ chọn bộ phận trưởng thành của cây sau đó được rửa sạch đất cát, cân thực vật theo khối lượng đã tính rồi nghiền với 5 ml nước cất thanh trùng trong cối và chày thủy tinh đã thanh trùng khô. Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua giấy lọc hatman (có đường kính lỗ lọc 0,5 m) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô. Dùng bọc nilong bao cả bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên.

Nấu tan môi trường PD . Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa 5 ml dịch trích thực vật đã chuẩn bị sẵn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa petri (10 ml PDA/đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2).

Cách bố trí trên đĩa petri:

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm

Helminthosporium turcium

Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,... giờ sau đặt khoanh khuẩn ty. Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty nấm phát triển đến mép đĩa petri.

Khoanh khuẩn ty nấm (đường kính khoảng 5 mm) Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn

16

Hiệu quả của dịch trích đƣợc tính theo công thức Abbott:

Trong đó:

- DKKTĐC: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng

- DKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức dịch trích thực vật thứ i Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và chương trình thống kê Mstatc. 100 (%) X DKKT DKKT DKKT HQ ĐC i ĐC  

17

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG

Tình hình bệnh hại trên bắp được ghi nhận vào tháng 8 năm 2013 tại hai huyện Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Kết quả ở Bảng 3.1 ghi nhận độ tuổi của nông dân từ 30-65 tuổi, trong đó độ tuổi 51-60 (36,67%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là độ tuổi 41-50 (30,00%), độ tuổi 31-40 (23,33%), độ tuổi 61-70 (6,67%) và thấp nhất là 21-30 (3,33%). Tuy vậy, kinh nghiệm canh tác cây bắp chiếm đa số ở khoảng thời gian ít hơn 5 năm (66,70%), tiếp theo từ 6-10 năm chiếm 23,30%, còn lại có kinh nghiệm trồng lâu năm (>10 năm) chỉ chiếm tỷ lệ thấp 10% (Bảng 3.2). Điều này cho thấy có thể là do sự phân bố theo vùng hoặc việc gieo trồng tự phát theo nhu cầu thị trường của người nông dân.

Bảng 3.1 Tuổi của nông dân

Độ tuổi Số hộ Tỷ lệ (%) ≤ 30 1 3,33 ≤ 40 7 23,33 ≤ 50 9 30,00 ≤ 60 11 36,67 ≤ 70 2 6,67 Tổng 30 100,00

Bảng 3.2 Kinh nghiệm canh tác của nông dân

Kinh nghiệm (năm) Số hộ Tỷ lệ (%)

≤ 5 20 66,67

≤ 10 7 23,33

> 10 3 10,00

Tổng 30 100,00

Diện tích canh tác từ 1.000-6.000 m2, đa số hộ nông dân canh tác có diện tích từ 1.000-2.000 m2 chiếm tỷ lệ cao khoảng 83,33% cụ thể diện tích ≤ 1.000 m2 (33,33%) và ≤ 2.000 m2 (50,00%), kế đến diện tích ≤ 3.000 m2 (10,00%) và thấp nhất là diện tích > 4.000 m2 (6,67%). Điều này cho thấy, việc canh tác bắp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung (Bảng 3.3).

18 Bảng 3.3 Diện tích canh tác Diện tích (m2 ) Số hộ Tỷ lệ (%) ≤ 1000 10 33,33 ≤ 2000 15 50,00 ≤ 3000 3 10,00 > 4000 2 6,67 Tổng 30 100,00

Nông dân hầu hết trồng bắp liên tục 3 vụ/năm trong năm (53,33%), luân canh 2 vụ bắp - 1 vụ lúa hoặc rau màu chiếm 10,00% và chỉ trồng 1 vụ bắp trong năm chiếm 36,67% (Bảng 3.4). Điều này cho thấy là chưa phù hợp, việc trồng liên tục làm cho đất bị mất đi nhiều dinh dưỡng mà sự tái tạo, cung cấp lại cho đất rất hạn chế, không chỉ đất bị bạc màu mà còn làm cho một số nguồn bệnh lưu tồn và gây hại ở các vụ sau. Mặc dù cây bắp có thể cho năng suất cao khi trồng liên tục; tuy nhiên, theo khuyến cáo của Dương Minh (1999) nên trồng luân canh các loại cây trồng khác như lúa, các loại rau màu...

Bảng 3.4 Chế độ canh tác của nông dân

Chế độ canh tác Số hộ Tỷ lệ (%)

1 vụ/năm 11 36,67

2 vụ/năm 3 10,00

3 vụ/năm 16 53,33

Tổng 30 100,0

Mật độ, khoảng cách trồng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất, kết quả ở Bảng 3.5 ghi nhận khoảng cách giữa các cây từ 20- hưởng đến năng suất, kết quả ở Bảng 3.5 ghi nhận khoảng cách giữa các cây từ 20- 35 cm và giữa các hàng từ 50-100 cm (trong đó khoảng các giữa các hàng từ 70-100 cm chiếm đa số (76,67%), còn lại là khoảng cách 50-60 cm (23,33%)), điều này cho thấy đa số mật độ gieo trồng khá phù hợp với hầu hết các vùng gieo trồng bắp trên thế giới (20-40 x 60-100 cm), tuy nhiên cũng còn có nhiều hộ trồng có khoảng cách giữa các hàng còn quá dày (từ 50-60cm), theo Dương Minh (1999) điều này làm cho cây bắp dễ bị đỗ ngã và dễ bị sâu bệnh hại tấn công và làm giảm năng suất…

Bảng 3.5 Khoảng cách giữa các hàng (cm)

Khoảng cách hàng Số hộ Tỷ lệ (%)

50-60 7 23,33

70-100 23 76,67

19

Kết quả ghi nhận có tổng cộng 5 loại phân mà nông dân sử dụng, bao gồm: Urea, NPK (16-16-8, 20-20-15), Super lân, Kali, D P. Lượng phân bón cho cây bắp mà nông dân sử dụng có biến động khá lớn. Lượng phân N mà nông dân sử dụng trung bình 130,2 kg/ha, cao nhất là 448,0 kg/ha, thấp nhất là 54,2 kg/ha; lượng P2O5 trung bình 146,4 kg/ha, cao nhất 283,5 kg/ha, thấp nhất 14,4 kg/ha; lượng K2O trung bình 78,6 kg/ha, cao nhất 90,0 kg/ha, thấp nhất 0 kg/ha (Bảng 3.6). Theo các khuyến cáo của Dương Minh (1999), lượng phân nguyên chất bón cho 1 ha bắp trong toàn vụ là 120 kg N, 90 kg P2O5 và 60 kg K2O thì lượng phân N nông dân sử dụng cao gấp 1,22 lần, phân P2O5 cao gấp 1,18 lần và phân K2O cao gấp 1,31 lần. Như vậy, nông dân đã sử dụng phân bón cao hơn so với khuyến cáo, bên cạnh đó liều lượng sử dụng của các hộ không đồng đều, có hộ bón quá nhiều, có hộ bón quá ít hoặc không bón (đối với phân Kali). Điều này cho thấy, việc lạm dụng quá nhiều phân bón không những lãng phí, lợi nhuận ít đi mà còn làm cho tình hình, mức độ bệnh trên ruộng nặng hơn điển hình là việc bón thừa đạm.

Bảng 3.6 Lƣợng phân nguyên chất (kg/ha) nông dân sử dụng

Loại phân Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Đạm (N) 448,0 54,2 130,2

Lân (P2O5) 283,5 14,4 146,4

Kali (K2O) 90,0 0,0 78,6

TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BẮP

Bệnh sọc trắng lá

Bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây bị lùn lại không có khả năng cho trái (Hình 3.1 A). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), tác nhân gây bệnh sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp., nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất, xác bã thực vật và cỏ dại,…

Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện ở tất cả các ruộng điều tra với mức độ bệnh khác nhau: mức độ bệnh rất nặng chiếm tỷ lệ 46,67%, mức độ nặng 36,67%, mức độ trung bình 13,33% và mức độ nhẹ 3,33% (Bảng 3.7). Do điều kiện đất lúc điều tra là khô, nắng gắt, ẩm độ cao và có nhiều sương vào buổi sáng, nên có thể bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kỹ thuật canh tác và cách quản lý bệnh của nông dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa chặt chẽ như việc trồng liên tục trong năm, đất không được xử lý, có ruộng bị thiệt hại năng suất hoàn toàn.

20  Bệnh đốm lá lớn

Vết bệnh màu nâu đen hoặc xám, vết bệnh to dài, có hình bầu dục, thường xuất hiện ở các lá già sau đó lan rộng ra các lá phía trên, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá (Hình 3.1 B). Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn bắp trổ cờ trở về sau làm cây bắp kém phát triển, cho trái nhỏ, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).

Khi ruộng bắp gặp điều kiện trời mưa kéo dài, ẩm độ cao là điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh, kết quả điều tra cho thấy bệnh xuất hiện hầu hết ở tất cả các ruộng với mức độ rất nặng 23,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67% và nhẹ 16,67% (Bảng 3.7). Điều này chỉ ra rằng bệnh cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến năng suất của bắp. Chế độ luân canh chưa hợp lí, khoảng cách trồng dày, bón thừa phân đạm và thiếu Kali là những yếu tố làm bệnh gây hại nặng hơn.

Bệnh đốm lá nhỏ

Vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng hình thoi, chữ nhật hoặc elip, bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bắp (Hình 3.1 C). Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999). Bệnh này thường xuất hiện ở ruộng có ẩm độ cao, việc thiếu dinh dưỡng còn làm bệnh gây hại trầm trọng hơn.

Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các ruộng qua điều tra với các mức độ bệnh: rất nặng 13,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67%, nhẹ 23,33% và không có bệnh xuất hiện trên ruộng là 3,34% (Bảng 3.4). Hầu hết bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, những ruộng bón phân không đầy đủ đều làm cho bệnh gây hại nặng.

Bệnh đốm vằn

Vết bệnh to, ướt, vằn vện, có hình dạng không rõ ràng (Hình 3.1 D). Bệnh tấn công từ gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Bệnh được ghi nhận ở mức độ rất nặng chiếm 10,00%, mức độ nặng 30,00%, mức độ trung bình 26,67%, nhẹ 20,00% và không có bệnh 13,33% (Bảng 3.4). Điều kiện thời tiết lúc điều tra là mưa to, đất ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Những yếu tố này cho

21

thấy, bệnh rất phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của bắp. Kết quả còn ghi nhận, khoảng cách trồng quá dày (20 x 40-50 cm), không xử lý đất, quản lí nguồn nước tưới không chặt chẽ, bón thừa phân (nhất là phân đạm) là những điều kiện làm cho bệnh nặng hơn.

Bảng 3.7 Tỷ lệ % mức độ bệnh hại Mức độ Sọc trắng Đốm lá Mức độ Sọc trắng Đốm lá lớn Đốm lá nhỏ Khô vằn Rỉ sắt Thối thân Virus - 0,00 0,00 3,34 13,33 10,00 70,00 70,00 ± 3,33 16,67 23,33 20,00 33,34 23,33 30,00 + 13,33 26,67 26,67 26,67 13,33 6,67 0,00 ++ 36,67 33,33 33,33 30,00 23,33 0,00 0,00 +++ 46,67 23,33 13,33 10,00 26,67 0,00 0,00 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Không có bệnh.

Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá.

+ Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh.

++ Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng.

22

Hình 3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra

(A) Bệnh sọc trắng (C) Bệnh đốm lá nhỏ (B) Bệnh đốm lá lớn (D) Bệnh đốm vằn

A B

D C

23

Hình 3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra

(A) Bệnh rỉ

(B) Bệnh thối thân do vi khuẩn (C) Bệnh do virus

B

C A

24  Bệnh rỉ sắt

Đây là bệnh hầu như phổ biến ở các ruộng trồng bắp, vết bệnh là những chấm nhỏ li ti màu vàng nâu, khi vết bệnh trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu đỏ và nhô lên trên mặt lá, như bị rỉ sắt (Hình 3.2 A). Bệnh thường xuất hiện ở những

Một phần của tài liệu điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)