Cách trồ

Một phần của tài liệu điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro (Trang 32)

hưởng đến năng suất, kết quả ở Bảng 3.5 ghi nhận khoảng cách giữa các cây từ 20- 35 cm và giữa các hàng từ 50-100 cm (trong đó khoảng các giữa các hàng từ 70-100 cm chiếm đa số (76,67%), còn lại là khoảng cách 50-60 cm (23,33%)), điều này cho thấy đa số mật độ gieo trồng khá phù hợp với hầu hết các vùng gieo trồng bắp trên thế giới (20-40 x 60-100 cm), tuy nhiên cũng còn có nhiều hộ trồng có khoảng cách giữa các hàng còn quá dày (từ 50-60cm), theo Dương Minh (1999) điều này làm cho cây bắp dễ bị đỗ ngã và dễ bị sâu bệnh hại tấn công và làm giảm năng suất…

Bảng 3.5 Khoảng cách giữa các hàng (cm)

Khoảng cách hàng Số hộ Tỷ lệ (%)

50-60 7 23,33

70-100 23 76,67

19

Kết quả ghi nhận có tổng cộng 5 loại phân mà nông dân sử dụng, bao gồm: Urea, NPK (16-16-8, 20-20-15), Super lân, Kali, D P. Lượng phân bón cho cây bắp mà nông dân sử dụng có biến động khá lớn. Lượng phân N mà nông dân sử dụng trung bình 130,2 kg/ha, cao nhất là 448,0 kg/ha, thấp nhất là 54,2 kg/ha; lượng P2O5 trung bình 146,4 kg/ha, cao nhất 283,5 kg/ha, thấp nhất 14,4 kg/ha; lượng K2O trung bình 78,6 kg/ha, cao nhất 90,0 kg/ha, thấp nhất 0 kg/ha (Bảng 3.6). Theo các khuyến cáo của Dương Minh (1999), lượng phân nguyên chất bón cho 1 ha bắp trong toàn vụ là 120 kg N, 90 kg P2O5 và 60 kg K2O thì lượng phân N nông dân sử dụng cao gấp 1,22 lần, phân P2O5 cao gấp 1,18 lần và phân K2O cao gấp 1,31 lần. Như vậy, nông dân đã sử dụng phân bón cao hơn so với khuyến cáo, bên cạnh đó liều lượng sử dụng của các hộ không đồng đều, có hộ bón quá nhiều, có hộ bón quá ít hoặc không bón (đối với phân Kali). Điều này cho thấy, việc lạm dụng quá nhiều phân bón không những lãng phí, lợi nhuận ít đi mà còn làm cho tình hình, mức độ bệnh trên ruộng nặng hơn điển hình là việc bón thừa đạm.

Bảng 3.6 Lƣợng phân nguyên chất (kg/ha) nông dân sử dụng

Loại phân Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Đạm (N) 448,0 54,2 130,2

Lân (P2O5) 283,5 14,4 146,4

Kali (K2O) 90,0 0,0 78,6

TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BẮP

Bệnh sọc trắng lá

Bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây bị lùn lại không có khả năng cho trái (Hình 3.1 A). Theo Võ Thanh Hoàng (1993), tác nhân gây bệnh sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp., nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất, xác bã thực vật và cỏ dại,…

Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện ở tất cả các ruộng điều tra với mức độ bệnh khác nhau: mức độ bệnh rất nặng chiếm tỷ lệ 46,67%, mức độ nặng 36,67%, mức độ trung bình 13,33% và mức độ nhẹ 3,33% (Bảng 3.7). Do điều kiện đất lúc điều tra là khô, nắng gắt, ẩm độ cao và có nhiều sương vào buổi sáng, nên có thể bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kỹ thuật canh tác và cách quản lý bệnh của nông dân còn thiếu kinh nghiệm, chưa chặt chẽ như việc trồng liên tục trong năm, đất không được xử lý, có ruộng bị thiệt hại năng suất hoàn toàn.

20  Bệnh đốm lá lớn

Vết bệnh màu nâu đen hoặc xám, vết bệnh to dài, có hình bầu dục, thường xuất hiện ở các lá già sau đó lan rộng ra các lá phía trên, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá (Hình 3.1 B). Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn bắp trổ cờ trở về sau làm cây bắp kém phát triển, cho trái nhỏ, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).

Khi ruộng bắp gặp điều kiện trời mưa kéo dài, ẩm độ cao là điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh, kết quả điều tra cho thấy bệnh xuất hiện hầu hết ở tất cả các ruộng với mức độ rất nặng 23,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67% và nhẹ 16,67% (Bảng 3.7). Điều này chỉ ra rằng bệnh cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến năng suất của bắp. Chế độ luân canh chưa hợp lí, khoảng cách trồng dày, bón thừa phân đạm và thiếu Kali là những yếu tố làm bệnh gây hại nặng hơn.

Bệnh đốm lá nhỏ

Vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng hình thoi, chữ nhật hoặc elip, bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bắp (Hình 3.1 C). Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999). Bệnh này thường xuất hiện ở ruộng có ẩm độ cao, việc thiếu dinh dưỡng còn làm bệnh gây hại trầm trọng hơn.

Kết quả điều tra ghi nhận bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các ruộng qua điều tra với các mức độ bệnh: rất nặng 13,33%, nặng 33,33%, trung bình 26,67%, nhẹ 23,33% và không có bệnh xuất hiện trên ruộng là 3,34% (Bảng 3.4). Hầu hết bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, những ruộng bón phân không đầy đủ đều làm cho bệnh gây hại nặng.

Bệnh đốm vằn

Vết bệnh to, ướt, vằn vện, có hình dạng không rõ ràng (Hình 3.1 D). Bệnh tấn công từ gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Bệnh được ghi nhận ở mức độ rất nặng chiếm 10,00%, mức độ nặng 30,00%, mức độ trung bình 26,67%, nhẹ 20,00% và không có bệnh 13,33% (Bảng 3.4). Điều kiện thời tiết lúc điều tra là mưa to, đất ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Những yếu tố này cho

21

thấy, bệnh rất phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của bắp. Kết quả còn ghi nhận, khoảng cách trồng quá dày (20 x 40-50 cm), không xử lý đất, quản lí nguồn nước tưới không chặt chẽ, bón thừa phân (nhất là phân đạm) là những điều kiện làm cho bệnh nặng hơn.

Bảng 3.7 Tỷ lệ % mức độ bệnh hại Mức độ Sọc trắng Đốm lá Mức độ Sọc trắng Đốm lá lớn Đốm lá nhỏ Khô vằn Rỉ sắt Thối thân Virus - 0,00 0,00 3,34 13,33 10,00 70,00 70,00 ± 3,33 16,67 23,33 20,00 33,34 23,33 30,00 + 13,33 26,67 26,67 26,67 13,33 6,67 0,00 ++ 36,67 33,33 33,33 30,00 23,33 0,00 0,00 +++ 46,67 23,33 13,33 10,00 26,67 0,00 0,00 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Không có bệnh.

Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý mới thấy vài lá.

+ Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh.

++ Bệnh nặng, số cây bệnh = 1/3 số cây trong ruộng.

22

Hình 3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra

(A) Bệnh sọc trắng (C) Bệnh đốm lá nhỏ (B) Bệnh đốm lá lớn (D) Bệnh đốm vằn

A B

D C

23

Hình 3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra

(A) Bệnh rỉ

(B) Bệnh thối thân do vi khuẩn (C) Bệnh do virus

B

C A

24  Bệnh rỉ sắt

Đây là bệnh hầu như phổ biến ở các ruộng trồng bắp, vết bệnh là những chấm nhỏ li ti màu vàng nâu, khi vết bệnh trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu đỏ và nhô lên trên mặt lá, như bị rỉ sắt (Hình 3.2 A). Bệnh thường xuất hiện ở những ruộng bắp ở giai đoạn chín sữa trở về sau, gây hại chủ yếu ở những lá già gần gốc đôi khi lan rộng ra các lá phía trên, bẹ lá, lá bi. Tác nhân gây bệnh là nấm Puccinia

spp. (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Bệnh xuất hiện hầu hết ở các giai đoạn phát triển của cây bắp, dễ nhận diện thấy vào giai đoạn trổ cờ. Bệnh được ghi nhận ở các mức độ bệnh: rất nặng 26,67%, nặng 23,33%, trung bình 13,33%, nhẹ 33,34% và không có xuất hiện bệnh là 10,0% (Bảng 3.4). Ngoài ra việc trồng liên tục, không vệ sinh đồng ruộng, trồng dày, bón thừa phân còn làm cho mức độ bệnh nặng hơn.

Bệnh thối thân do vi khuẩn

Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc cây, sau đó lan dần lên tới ngọn làm lá ở phía trên khô héo lại, vết bệnh ở mô cây nhũn ướt và có mùi thối đặc trưng (Hình 3.2 B). Bệnh tấn công từ dưới đất, nước tưới tràn là điều kiện để bệnh lây lan và gây hại, tác nhân gây bệnh là vi khẩn Erwinia carotovora. Mầm bệnh này có phổ ký chủ rộng và có khả năng di động cao (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Bệnh xuất hiện rải rác ở một số ruộng, mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình qua kết quả điều tra (Bảng 3.4), nhưng khi có triệu chứng bệnh xuất hiện thì cây bệnh bị héo và chết dần và khả năng lây lan sang các cây khác là rất cao. Việc bón thừa đạm, không chủ động nguồn nước tưới sẽ làm ruộng nhiễm nặng.

Bệnh do virus

Cây bắp có triệu chứng thấp hơn cây bình thường, các lóng ngắn lại, lá bị xoăn, cong vặn lại, lá có màu xanh đậm, trổ cờ sớm và không có khả năng cho trái (Hình 3.2 C). Bệnh do virus gây ra có tên là MMV (maize mosaic virus) có thể lan truyền bởi rầy xanh, rầy mềm hoặc rầy nâu đỏ (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh xuất hiện rải rác ở các ruộng với mức độ nhẹ qua điều tra (Bảng 3.4).

Tóm lại, qua kết quả điều tra cho thấy, các bệnh hiện diện trên ruộng ghi nhận được với các mức độ bệnh khác nhau. Bệnh sọc trắng là bệnh gây hại rất nặng và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất, một số bệnh như đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh đốm vằn, bệnh rỉ gây hại phổ biến, các bệnh còn lại xuất hiện rải rác ở một số ruộng, ít phổ biến như bệnh thối thân do vi khuẩn, bệnh do virus.

25

Quan điểm của nông dân về sử dụng thuốc phòng trị bệnh hại

Phần lớn người nông dân canh tác bắp tại hai huyện điều tra cho rằng việc phun thuốc phòng trị bệnh hại trên cây bắp khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện là có hiệu quả (trên 80%), riêng đối với bệnh sọc trắng lá nên phun ngừa từng đợt vì nếu thấy bệnh xuất hiện trên cây bắp thì không thể điều trị được, chỉ còn cách nhổ bỏ cây để tránh sự lây lan. Đa số họ cho rằng sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là hiệu quả kịp thời hơn cả thuốc sinh học hay các chế phẩm nào khác. Các loại thuốc mà nông dân sử dụng phổ biến là Tilt super 300EC, Ridomil Gold 68WP, Anvil 5SC, Topsin 70WP, Aliette 80WP, Mannozeb 80WP, Carbendazim 50WP, Dithane M45 80WP, Validan 5DD dùng để phòng trị một số bệnh thông thường như bệnh sọc trắng lá, bệnh đốm vằn, đốm lá…

Bảng 3.8 Các loại thuốc nông dân sử dụng

Tên thuốc Số lƣợt Tỷ lệ (%)

Tilt super 300EC 13 22,41

Ridomil Gold 68WP 10 17,24 Dithane M45 80WP 8 13,80 Anvil 5SC 8 13,80 Topsin 70WP 6 10,34 Aliette 80WP 5 8,62 Mannozeb 80WP 3 5,17 Carbendazim 50WP 3 5,17 Validan 5DD 2 3,50 Tổng 58 100,0

Tóm lại, nông dân còn ít kinh nghiệm trong việc canh tác bắp. Đa số nông dân chưa nắm rõ về sự xuất hiện của bệnh và biện pháp phòng trị đúng lúc, kỹ thuật bón phân còn lạm dụng quá nhiều nguồn phân đạm, sử dụng rất nhiều thuốc hóa học khác nhau để trị bệnh hại. Tình hình bệnh hại trên bắp được ghi nhận trong điều kiện mưa nhiều, điều kiện đất ẩm ướt, sương mù dày đặc vào buổi sáng và nắng gắt xen kẽ trong ngày, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh dễ phát sinh và phát triển.

3.2 HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Helminthosporium turcium trong điều kiện VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Helminthosporium turcium trong điều kiện

in vitro

3.2.1 Đối với ba loại thuốc hóa học

Trên cả hai chủng Hel-BT và Hel-TO: kết quả Bảng 3.9 cho thấy ba loại thuốc hóa học đều có hiệu quả ức chế sự phát triển DKKT của nấm. Trong đó, thuốc Tilt Super 300EC và Man 80 P đều cho khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển khuẩn

26

ty (DKKT đều là 5,0 mm ở tất cả các thời điểm ghi nhận chỉ tiêu). Thuốc Vicarben 50SC cho khả năng ức chế khá cao, ức chế mạnh ở thời điểm 24 GSDKT với DKKT là 5,0 mm; sau đó thì nấm bắt đầu mọc lan dần ra, cụ thể DKKT của 2 chủng nấm ở thời điểm 168 GSDKT lần lượt là 19,00 mm và 14,83 mm, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là 86,17 mm và 86,83 mm.

Hiệu quả ức chế của các loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của nấm

Helminthosporium turcium in vitro được trình bày trong Bảng 3.10. Trên chủng Hel-BT, ba loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả khá cao và tăng dần qua các thời điểm ghi nhận. Ở thời điểm 24 GSDKT cả ba loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả ức chế đều là 47,27%. Hiệu quả ức chế tăng dần ở các thời điểm còn lại và hiệu quả nhất là ở thời điểm 168 GSDKT, Tilt Super 300EC và Man 80WP cho hiệu quả cao nhất (93,74%), Vicarben 50SC cũng cho hiệu quả cao (78,71%). Trên chủng Hel- TO, ba loại thuốc cũng cho hiệu quả ức chế khá cao, ở thời điểm 24 GSDKT là 42,92%. Hiệu quả ức chế tăng dần ở các thời điểm còn lại, ở thời điểm 168 GSDKT thuốc Tilt Super 300EC và Man 80WP cho hiệu quả cao nhất (93,57%), Vicarben 50SC cũng cho hiệu quả cao (82,18%).

Tóm lại, cả hai loại thuốc Tilt Super 300EC và Man 80 P đều hiệu quả ức chế cao hơn so với thuốc Vicarben 50SC trên cả hai chủng nấm. Theo kết quả ghi nhận của Lê Thị Cẩm Tú (2006) thuốc Tilt Super 300EC, Dithane M-45 80 WP (hoạt chất Mancozeb) và Royal 350 SC trong 6 loại thuốc dùng thí nghiệm có khả năng ức chế khá cao sự phát triển của khuẩn ty nấm Helminthosporium sp. gây bệnh đốm nâu lúa. Thí nghiệm của Võ Thị Kiều (2013) cũng cho biết thuốc Tilt Super 30EC cho hiệu quả cao nhất trong số 4 loại thuốc thí nghiệm có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Helminthosporium sp. gây bệnh lem lép hạt lúa (cho hiệu quả ức chế trên 50% ở các nồng độ thí nghiệm) (Tài liệu chưa công bố).

27

Bảng 3.9 Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro

Nghiệm thức Chủng

nấm

Thời điểm quan sát

24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT

Tilt super 300EC Hel-BT 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 c Vicarben 50SC Hel-BT 5,00 b 6,17 b 10,17 b 17,00 b

Man 80WP Hel-BT 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 c Đối chứng Hel-BT 9,50 a 32,67 a 60,50 a 80,5 a

Mức ý nghĩa * * * *

CV (%) 4,08 9,75 16,18 16,14

Tilt super 300EC Hel-TO 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 c Vicarben 50SC Hel-TO 5,00 b 6,33 b 9,50 b 13,83 b

Man 80WP Hel-TO 5,00 b 5,00 b 5,00 b 5,00 c Đối chứng Hel-TO 10,00 a 31,67 a 57,33 a 78,17 a

Mức ý nghĩa * * * *

CV (%) 4,00 6,80 15,74 12,81

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %

28

Bảng 3.10 Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại thuốc hóa học

Nghiệm thức Chủng

nấm

Thời điểm quan sát

24 GSDKT 72 GSDKT 120 GSDKT 168 GSDKT

Tilt super 300EC Hel-BT 47,27 a 84,64 a 91,67 a 93,74 a Vicarben 50SC Hel-BT 47,27 a 81,08 b 83,02 b 78,71 b

Man 80WP Hel-BT 47,27 a 84,64 a 91,67 a 93,74 a Đối chứng Hel-BT 0,00 b 0,00 c 0,00 c 0,00 c

Mức ý nghĩa * * * *

CV (%) 4,24 1,51 2,24 1,97

Tilt super 300EC Hel-TO 49,92 a 84,18 a 91,22 a 93,57 a Vicarben 50SC Hel-TO 49,92 a 79,98 b 83,44 b 82,18 b

Một phần của tài liệu điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện bình tân và trà ôn vĩnh long và khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học dịch trích thực vật đối với nấm helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)