- Tỷ lệ viêm phổi trong nhóm rối loạn nuốt cao hơn tỷ lệ viêm phổi trong nhóm không rối loạn nuốt Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.2. Liên quan giữa rối loạn nuốt, hít sặc và tình trạng viêm phổ
Có mối liên quan giữa viêm phổi và rối loạn nuốt/ hít sặc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu bất chấp kết quả khác nhau. Trong bảng 3.12 tỷ lệ viêm phổi trong nhóm rối loạn nuốt cao hơn (47,8%) trong nhóm không rối loạn nuốt (22,2%) với OR = 3,2, điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được trình bày tại bảng 4.2. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự trong bảng 3.10 tỷ lệ viêm phổi trong nhóm có tình trạng hít sặc cao hơn (47,4%) so với nhóm không có hít sặc (27,3%) với OR = 2,4 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích là do tất cả các BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được thực hiện nghiệm pháp sàng lọc rối loạn nuốt GUSS trước đó tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai nên các BN có tình trạng rối loạn nuốt nặng đã được phát hiện và can thiệp đặt sonde dạ dày làm giảm nguy cơ viêm phổi do rối loạn nuốt và hít sặc gây ra. Tuy nhiên sau đó khi BN được rút sonde và chuyển sang Trung tâm PHCN - bệnh viện Bạch Mai thì tình trạng rối loạn nuốt vẫn còn nên có nguy cơ tái phát viêm phổi cao. Chúng tối tiến hành theo dõi tiếp tục 2 tuần trong thời gian điều trị tại Trung
tâm PHCN và thống kê số viêm phổi tái phát và cho kết quả nghiên cứu như đây. Tại bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ viêm phổi tái phát cao trong nhóm có rối loạn nuốt (52,2%) so với nhóm không có rối loạn nuốt (5,6%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, với OR = 18,55 (CI: 2,104 - 163,471). Như vậy nếu không được can thiệp PHCN sau giai đoạn cấp thì tỷ lệ tái phát viêm phổi là rất cao.
Bảng 4.2. Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi
Nghiên cứu Tỷ lệ viêm phổi trong nhóm
có và không có rối loạn nuốt OR (CI 95%) Gordon et al. 1987 [40] 7/37 và 4/50 2.63 (0.72 - 9.96) De Pippo et al. 1994 [96] 10/82 và 1/57 7.78 (0.97 - 62.6) Gottlieb et al. 1996 [97] 9/50 và 9/130 2.95 (1.10 - 7.94) Smithard et al. 1996 [13] 20/60 và 9/57 2.67 (1.09 - 6.50) Reynolds et al. 1998 18/69 và 3/33 3.53 (0.96 - 12.99) Teasell et al. 2008 [59] 5/11 và 0/9 Falsetti et al. 2009 [89] 1/89 và 8/62 13.04 (1.44 - 286) Nguyễn Thị Dung 2014 11/23 và 4/18 3.2 (0.807 - 12.751) Đánh giá tổng hợp 70/398 và 34/398 2.28 (1.44 - 3.61)
Bảng 3.11 đánh giá liên quan giữa tình trạng hít sặc và viêm phổi tái phát, trong đó tỷ lệ viêm phổi tái phát trong nhóm có hít sặc cao hơn (52,6%) tỷ lệ viêm phổi tái phát trong nhóm không có hít sặc (13,6%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Nguy cơ mắc viêm phổi tái phát của
nhóm có hít sặc cao gấp 7,037 nhóm không có hít sặc (OR = 7,037; CI: 1,548 -31,998). Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giá khác được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Liên quan giữa hít sặc và viêm phổi
Nghiên cứu Liên quan giữa viêm phổi
với có và không có hít sặc OR (CI 95%) Holas et al. 1994 [96] 8/61 và 1/53 7.85 (0.95 - 65) Kidd et al. 1995 [75] 17/25 và 2/35 35.06 (6.69 - 184) Smithard et al. 1996 [98] 7/20 và 12/74 2.78 (0.92 - 8.42) Ding & Logemann 2000 61/175 và 40/203 1.88 (1.18 - 2.99) Meng et al. 2000 [99] 3/7 và 0/13 21 (0.90 - 490) Lim et al. 2001 [85] 5/26 và 0/24 12.53 (0.65 - 240) Nguyễn Thị Dung 2014 9/19 và 6/16 2.4 (0.065 - 8.811)
Đánh giá tổng hợp 128/468 và 67/850 6.53 (2.91 - 14.64)
Qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm phổi do hít sặc trong giai đoạn cấp thấp hơn trong các nghiên cứu của nước ngoài do trong giai đoạn cấp BN đã được sàng lọc và can thiệp nhưng trong giai đoạn sau tỷ lệ tái phát cao tương đương với các nghiên cứu trên do chưa được can thiệp PHCN kịp thời. Như vậy nếu tiến hành sàng lọc rối loạn nuốt ngay từ giai đoạn cấp giúp giảm được đáng kể biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên trong giai đoạn hồi phục nếu không có sự can thiệp PHCN thì tỷ lệ mắc viêm phổi tái phát sẽ tăng lên một cách rõ rệt.