Liên quan giữa hình thái, vị trí tổn thương và rối loạn nuốt

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (Trang 64)

- Tỷ lệ viêm phổi trong nhóm rối loạn nuốt cao hơn tỷ lệ viêm phổi trong nhóm không rối loạn nuốt Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Liên quan giữa hình thái, vị trí tổn thương và rối loạn nuốt

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ TBMMN loại nhồi máu não có 15/23 BN, chiếm 65,2%; xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện có 8/23 BN, chiếm 34,8% (Bảng 3.4). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhồi máu não và xuất huyết não - xuất huyết dưới nhện giữa nhóm có và không có rối loạn nuốt. Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Dũng (2009) tỷ lệ nhồi máu não là 64,3%, tỷ lệ xuất huyết não - xuất huyết dưới nhện là 35,7%; tác giả Nguyễn Thị Hương và Hoàng Khánh (2007) cho thấy tỷ lệ nhồi máu não là 65,16%, tỷ lệ xuất huyết não - xuất huyết dưới nhện là 34,84% [11],[45].

Ở bảng 3.5, cho thấy tổn thương gặp ở bán cầu phải chiếm 9/23 BN (39,1%), bán cầu trái chiếm 12/23 (52,17%), cả hai bên bán cầu là 2/23 BN (8,69%). Theo nghiên cứu của Martino, tỷ lệ tổn thương bán cầu phải là

32,9%, bán cầu trái là 34,6%, cả hai bên là 32,5% [26]. Nghiên cứu rối loạn nuốt của C.Gordon, tổn thương bán cầu phải chiếm 35,1%, bán cầu trái 48,4%, và có 16,5% tổn thương cả hai bên [40]. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tổn thương ở hai bên bán cầu ít hơn so với các nghiên cứu nước ngoài, điều này có thể được giải thích là do trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm các bệnh nhân có tình trạng TBMMN lần đầu còn các nghiên cứu trên không loại trừ các TBMMN tái phát. Hầu hết đều quan sát thấy tỷ lệ tổn thương tại một bán cầu não chiếm ưu thế. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó cho rằng có một bán cầu não ưu thế hơn trong việc điều khiển quá trình nuốt. Tuy nhiên nghiên cứu của Daniels (1999) và Albert (1992) cho rằng vị trí bán cầu não bị tổn thương không liên quan đến giai đoạn bị rối loạn của quá trình nuốt [94]. Gần đây, tác giả Schroeder đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh sau rối loạn nuốt do TBMMN đã cho thấy rằng vị trí bán cầu não tổn thương không liên quan đến tiên lượng của rối loạn nuốt [93].

Các vị trí tổn thương trên bán cầu đại não cũng rất đa dạng. Gặp nhiều nhất là tổn thương ở khu vực nhân bèo - thùy đảo chiếm 9/23 BN. Tiếp theo là khu vực bao trong - đồi thị - bao ngoài và thùy trán - thái dương chiếm 8/23, đỉnh - chẩm 3/23 BN, xuất huyết não do vỡ phình mạch có 1 trường hợp, có 3 trường hợp nhồi máu não đa ổ, tổn thương thân não - cầu não có 3 BN, và 1 BN nhồi máu não nhân xám.

Theo bảng 3.8 tỷ lệ rối loạn nuốt trong nhóm liệt hầu họng là 81,2 cao hơn tỷ lệ không rối loạn nuốt là 18,8 %, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy nguy cơ rối loạn nuốt trong số liệt hầu họng là 6,74 lần. Trong các nghiên cứu của Mann và Hankey thì sự gảm vận động và mất tính đối xứng của vòm hầu là một trong những dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của rối loạn nuốt [79].

4.3. NHU CẦU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NUỐT Ở BỆNHNHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w