ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (Trang 28)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là tai biến mạch não dựa theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ và đã điều trị giai đoạn cấp tại khoa Thần kinh, sau đó được phục hồi chức năng tại trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 3/ 2014 đến tháng 11/ 2014.

Chúng tôi chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu theo các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ như sau:

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân bị TBMMN lần đầu.

- Thời gian mắc TBMMN trong vòng ba tháng. - Tri giác: thang điểm Glassgow ≥ 10 điểm.

- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não thấy có hình ảnh nhồi máu não, xuất huyết não.

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân TBMMN có suy hô hấp phải đặt nội khí quản, rối loạn ý thức, hôn mê không làm theo lệnh (thang điểm Glassgow < 10 điểm).

- Bệnh nhân TBMMN tái phát.

- Tổn thương não do các nguyên nhân khác: chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn hệ thần kinh, u não, di căn não.

- Các nguyên nhân rối loạn nuốt khác (Tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng).

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia.

- Bệnh nhân tái phát tai biến trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân bị động kinh.

Những bệnh nhân tử vong trong thời gian nghiên cứu bị loại khỏi nhóm nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ

22 2 ) 2 / 1 ( ) 1 ( ∆ − = Zp p n α Trong đó:

- p: tỷ lệ mắc bệnh tại nghiên cứu trước đó. Theo nghiên cứu của tác giả Terre R và Mearin (2006) thì tỷ lệ này là 0,46 [73].

- ∆: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu p và tỷ lệ quầnthể P, tức là hiệu của hai tỷ lệ P và p. thể P, tức là hiệu của hai tỷ lệ P và p.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (Trang 28)