2. Siêu âm tim:
2.2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán THA nguyên phát thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn ban đầu, đều được chúng tôi đưa vào nghiên cứu, không có sự phân biệt về giới tính, địa vị xã hội của các đối tượng nghiên cứu.
2.2.3. Các bước tiến hành lựa chọn, theo dõi bệnh nhân nghiên cứu:
Bệnh nhân đến khám sẽ được trực tiếp hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng, đo huyết áp kỹ lưỡng. Đặc biệt chú ý thời điểm phát hiện huyết áp, tiền sử dùng thuốc và những bệnh lý đi kèm. Tất cả những thông tin thăm khám lâm sàng sẽ được lưu lại vào bệnh án nghiên cứu ( Phụ lục bệnh án nghiên cứu).
Các bước tiến hành lựa chọn, theo dõi điều trị bệnh nhân trong nghiên cứu:
• Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán và phân loại THA
nguyên phát.
• Xây dựng quy trình điều trị và theo dõi điều trị bệnh nhân ngoại trú + Điều trị ban đầu: Đánh giá kết quả điều trị sau 1 tuần kể từ ngày bắt đầu điều trị.
+ Theo dõi điều trị định kỳ 1 tháng/1 lần đối với những bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu.
• Đặt lịch khám định kỳ, giám sát việc sử dụng thuốc điều trị của bệnh
nhân hàng tháng thông qua lịch hẹn cố định.
• Tư vấn, giáo dục sức khỏe, thay đổi kiến thức hành vi, lối sống của
bệnh nhân trong nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt, tư vấn chuyên gia của Câu Lạc Bộ Tăng Huyết Áp, sinh hoạt 6 tháng/1lần.
• Đo chỉ số CAVI :
Đo chỉ số CAVI ban đầu và định kỳ 3 tháng /1 lần.
Tất cả các bước về chẩn đoán, điều trị, theo dõi điều trị THA và quy trình tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền, phổ biến kiến thức bệnh THA cho tất cả đối tượng nghiên cứu, đều được áp dụng theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam và mô hình quản lý THA ngoại trú của khoa khám bệnh,
bệnh viện Bạch Mai có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu .
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU
BỆNH NHÂN ĐO TĂNG HUYẾT ÁP
KHÁM + XÉT NGHIỆM CLS ( 0 )
CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU: ≤ 1 TUẦN
ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU ĐO CHỈ SỐ CAVI L_0 ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU: 3 THÁNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU: 6 THÁNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU: 9 THÁNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU: 12THÁNG CẬN LÂM SÀNG: l_1 ĐO CHỈ SỐ CAVI L_1 CẬN LÂM SÀNG: l_2 ĐO CHỈ SỐ CAVI L_2 CẬN LÂM SÀNG: l_3 ĐO CHỈ SỐ CAVI L_3 CẬN LÂM SÀNG: l_4 ĐO CHỈ SỐ CAVI L_4 MỤC TIÊU 1,2 KẾT LUẬN
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 3 THÁNG
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 6 THÁNG
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 9 THÁNG
KHÔNG ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 12 THÁNG
2.2.3.1. Chẩn đoán, phân loại tăng huyết áp
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại THA theo ESC, WHO và
khuyến cáo của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam năm 2010 ,.
a. Hỏi tiền sử và khám lâm sàng
• Hỏi tiền sử:
Tất cả bệnh nhân đến khám đều được hỏi tiền sử THA, tiền sử dùng thuốc điều trị, các loại thuốc đã dùng, thời gian dùng thuốc, các bệnh lý đi kèm, biến chứng...
Hỏi các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.
• Khám lâm sàng, đo huyết áp
- Phương tiện, cách thức tiến hành đo huyết áp
+ Phương tiện:
Chúng tôi sử dụng máy đo huyết áp kế, cột thủy ngân ALRK2 của Nhật Bản, hiệu chỉnh 3 đến 6 tháng / 1 lần.
+ Cách đo:
Đo theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới và Hội Tim mạch Quốc Gia Việt Nam 2010.
- Để bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo .
- Tư thế ngồi đo huyết áp là thường quy.
- Đối với người già và bệnh nhân đái tháo đường, khi khám lần đầu
đo cả huyết áp tư thế đứng.
- Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để ở trên bàn mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.
- Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa.
- Băng quốn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm.
- Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30 mmHg nữa và sau đó hạ cột thủy ngân từ từ (2mm/giây).
- Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định huyết
áp tâm thu.
- Chọn huyết áp tâm trương là thời điểm tiếng đập biến mất (pha V).
- Đo huyết áp cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên.Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này.
- Tính huyết áp dựa trên trung bình hai lần đo, nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều > 5mm thì đo thêm nhiều lần nữa.
- Ghi lại kết quả huyết áp vào bệnh án nghiên cứu.
- Khám thực thể
Bệnh nhân được khám toàn diện, phát hiện những bệnh lý cấp tính, những tổn thương cơ quan đích do THA gây ra. Đo các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, chi số BMI.
b. Xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm được làm theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2010 .
c. Chẩn đoán THA
Khi bệnh nhân có trị số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Sau khám sàng lọc lâm sàng ít nhất 2 lần khác nhau. Mỗi lần khám huyết áp được đo ít nhất 2 lần .
d. Phân độ THA
Áp dụng phân độ THA theo khuyến cáo của hội Tim Mạch Việt Nam năm 2010 [4]
Bảng 2.1. Phân độ THA
Phân loại HA tâm thu
(mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130-139 85-89 Tăng HA độ 1 ( nhẹ) 140-159 90-99 Tăng HA độ 2 ( trung bình) 160-179 100-109 Tăng HA độ 3 ( nặng) ≥180 ≥ 110
Tăng HA tâm thu đơn độc ≥ 140