Có thể nhận định chung rằng quy mô thị trường logistics nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao và hiện nay trên thị trường thì mức độ cạnh tranh khá cao với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và cả liên doanh. Để thấy rõ tác động của cạnh tranh ta đi phân tích về tình trạng cạnh tranh, mức độ hấp dẫn và thị phần hiện tại của hoạt động này.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 1200 nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong đó có nhiều công ty liên doanh với nước ngoài(theo cục hàng hải Việt Nam). Các công ty lớn trong lĩnh vực Logistics cũng đã xuất hiện ở Việt Nam như Schenker liên doanh với Gemadept, Lotte Sea, liên doanh YCH-Protrade DistriPark có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2009, UPS Việt Nam là một liên doanh giữa Công ty Logistics UPS và đối tác kho vận trong nước là P & T Express, liên doanh TNT- Viettrans, cùng sự cạnh tranh của các hãng tên tuổi và lâu đời như Mearsk, APL, Diethelm, Mappletree. Có thể thấy rằng mức độ cạnh tranh ngày một tăng lên.
Thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước với quy mô nhỏ, manh mún, chưa và thiếu hợp tác, kinh doanh thụ động, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu kiểm soát và thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Schenker Logistics, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ngoài ra với quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động chủ yếu là nội địa và một vài nước trong khu còn các công ty nước ngoài hoạt động trên phạm vi lớn toàn cầu, cung
Manh mún Thiếu hợp tác
Thiếu kiểm soát
Thụ động
Thiếu kiến thức logistics và SCM Cạnh tranh giá