Cam kết ASEAN

Một phần của tài liệu 10 luan van bao cao ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHO vận TRONG KINH DOANH LOGISTICS tại VIỆT NAM (Trang 31 - 35)

Tại Hội nghị lần thứ 39 tổ chức ở thành phố Makati, Phillippines, ngày 24/08/2007 các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã thông qua và ký Nghị định thư về lộ trình hội nhập ASEAN về Dịch vu logistics. Đây là ngành ưu tiên hội nhập thứ 12 của ASEAN. Mục tiêu của Lộ trình là nhằm tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 thông qua việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN bằng các biện pháp tự do hóa và tạo thuận lợi trên lĩnh vực dịch vụ logistics; hỗ trợ việc hình thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của một nền sản xuất ASEAN qua việc tạo nên một môi trường logistics ASEAN liên kết và thống nhất.

Các biện pháp của Lộ trình bao gồm các hành động cụ thể nhằm đạt được sự hội nhập đáng kể và cao hơn của dịch vụ logistics, tăng cường năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bằng việc tạo thuận lợi cho dịch vụ logistics và thương mại; mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ; phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư. Lộ trình chia ra làm 5 loại biện pháp thực

hiện với 44 biện pháp chi tiết. Thời gian cụ thể thực hiện từng biện pháp, như sau:

i.Các dịch vụ logistics cụ thể mà các nước thành viên tiến hành việc tư do hóa một cách đáng kể, bao gồm:

Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác ( thay mặt chủ hàng ), dịch vụ chuyển phát bưu điện, dịch vụ đóng gói, và dịch vụ khai thuê hải quan; Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ( trừ vận tải nội địa), dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đừơng hàng không, dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt và dịch vụ vận chuyển hang hóa quốc tế bằng đường bộ;

Về thời gian hoàn thành việc tự do hóa các dịch vụ này, lộ trình quy định đến năm 2013, trừ dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không là các nước ASEAN đang thực hiện thông qua các thỏa thuận đã ký kết và kết thúc vào năm 2008, còn dịch vụ vận chuyển hang hóa quốc tế bằng đường sắt và đường bộ sẽ bắt đấu lộ trình tự do hía từng bứơc vào năm 2008.

ii. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cùa các nhá cung cấp dịch vụ logistics ASEAN thông qua việc tạo thuận lợi cho thương mại ( bao gồm cả việc đơn giản hóa chứng từ ) và cho logitics về giao thông vận tải

• Tạo thuận lợi cho thương mại và hải quan

- Thực hiện các qui định trong Hiệp định WTO về xác định giá hải quan; - Thực hiện hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới và thực hiện EDI tiến hành nhanh thủ tục khai báo Hải quan;

- Thực hiện Khung khổ tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới về tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu, (3 biện pháp này đang được ASEAN

thực hiện);

thuận lợi cho thương mại thuộc phạm vi hải quan trong đó có công nghệ thông tin liên lạc (hoàn thành vào 2007-2009);

- Ban hành luật pháp trong nước công nhận giao dịch chứng từ điện tử (hoàn thành 2007-2008);

- Các nhà chức trách hải quan ASEAN thông qua các cam kết dịch vụ - đã hoàn thành vào 31/12/2005);

- Xúc tiến việc chia sẻ các công nghệ liên quan về hệ thống thông tin tiên tiến;

-Phát triển cách tiếp cận việc kiểm tra hải quan một cửa hoàn thành năm 2008 cho ASEAN-6 và 2012 cho các nước Campuchia-Lào-Myanma và Việt Nam);

- Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng điện tử bắt đầu từ năm 2008)

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết trong ASEAN ;

- Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hỉa quan doanh nghiệp, kể cả bằng phương tiện điện tử;

- Thực hiện việc tiến hành quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn duy trì việc kiểm soát hải quan có hiệu quả;

- Tăng cường an ninh và an toàn giao thông vận tải trong mạng lưới chuỗi cung ứng khu vực;

- Thực hiện thường xuyên các cuộc trao đổi chính thức giữa khu vực tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan của chính phủ có liên quan;

• Tạo thuận lợi cho logistics

-Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về logistics;

-Thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, xúc tiến có hiệu quả việc vận chuyển việc hàng hóa từ cửa-đến-cửa và tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới;

-Cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải trên bộ và các dịch vụ, tăng cường các dịch vụ vận tải biển nội khu vực ASEAN;

-Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm tăng cường việc tham gia của khu vực tư nhân và/hoặc hợp tác công – tư trong việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics cũng như việc cung cấp và kinh doanh các phương tiện và dịch vụ logistics vận tải;

-Tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân cung cấp các dịch vụ logistics có liên quan;

iii. Nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics ASEAN

- Áp dụng các thực tiễn tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ logistics và hỗ trợ việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành logistics, kể cả hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm giúp đỡ các nước CLMV đặc biệt kém phát triển nhất; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển và nâng cấp cơ sở dữ liệu ASEAN về các nhà cung cấp dịch vụ logistics;

iv. Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển và ngâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng năng lực thông qua các cuộc hội thảo và đào tạo chung;

- Khuyến khích việc hệ thống cấp chứng chỉ năng lực chuyên môn cấp quốc gia;

-Khuyến khích việc xây dựng một chương trình cơ bản chung ASEAN cho việc quản lý logistics;

- Khuyến khích việc thành lập trung tâm đào tạo quốc gia/tiểu khu vực về logistics;

v. Tăng cường kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư

- Xác định và phát triển mạng lưới hành lang logistics vận tải và đề ra các yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết, cải thiện sự liên kết giữa các cửa ngõ logistics của ASEAN với nhau;

- Xúc tiến việc sử dụng các thuật ngữ và các thực tiễn liên quan tới vận tải đa phương thức, trong đó có INCOTERMS (đang tiến hành).

Hiện nay, việc buôn bán với các nước thành viên ASEAN chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, thị trường logistics khu vực đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics của nước nhà. Việc thực hiện lộ trình hội nhập logistics ASEAN sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới nhằm thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển thành một trung tâm cung cấp dịch vụ logistics của khu vực, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của khu vực.

Một phần của tài liệu 10 luan van bao cao ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHO vận TRONG KINH DOANH LOGISTICS tại VIỆT NAM (Trang 31 - 35)