Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 10 luan van bao cao ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHO vận TRONG KINH DOANH LOGISTICS tại VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Cũng như mọi ngành sản xuất khác, trong logistics nói chung và hoạt động kho vận nói riêng, lao động là yếu tố quan trọng, là nguồn lực chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thiếu hụt nhân lực về cả số lượng và chất lượng đang là bài toán khó giải cho ngành logistic.

Theo số liệu thống kê năm 2010 của hiệp hội giao nhận Việt Nam ( VIFFAS) , có khoảng 1200 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này với 40.000- 45.000 lao động. Nguồn cung cấp lao động cho ngành chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trong khi tốc độ phát triển trung bình của ngành là 20- 25%/ năm. Cụ thể hơn, đặc điểm lao động Việt Nam đối với ngành logistics nói chung và kho vận nói riêng đó là thiếu trình độ, kinh nghiệm.

• Thiếu trình độ chuyên môn.

Cần phải nói rằng, giao nhận kho vận và điều hành logistics là một công nghệ mang tính chuyên nghiệp cao nên nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ thống và được trang bị đầy đủ kiến thức như những nhà giao nhận quốc tế. Song, trên thực tế, các cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, logistics hiện tại chủ yếu được đào tạo từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Một số ít được bổ sung từ các trường giao thông, hàng hải và thậm chí là trường đại học ngoại ngữ. Vấn đề đáng quan tâm là nghiệp vụ logistics chưa được xây

dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Các bài giảng trong nhà trường mới chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng... Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển dịch vụ. Phần lớn kiến thức mà cán bộ công nhân viên trong ngành có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm dịch vụ này.

• Thiếu trình độ quản lý.

Như ta đã biết kho và vận tải là các hoạt động bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ chuyên môn khác như : bốc dỡ, bảo quản, tiếp nhận... do vậy đòi hỏi người quản lý trong từng lĩnh vực phải có năng lực quản lý, kiểm soát đa chiều đáp ứng được những đòi hỏi đặc trưng của ngành.

Trên thực tế, ở các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp.

2.2.1.4 Khoa học công nghệ.

Trong những năm gần đây, sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Đóng vai trò là 1 ngành trong nền kinh tế vĩ mô, logistics cũng chịu những tác động này theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Điều đó thể hiện trong lĩnh vực kho bãi và vận tải.

Một phần của tài liệu 10 luan van bao cao ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHO vận TRONG KINH DOANH LOGISTICS tại VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w