TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO GIỮA CÁC LỨA TUỔI

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã cẩm sơn và phước hiệp, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 36)

Bảng 6 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên heo giữa các lứa tuổi

Lứa tuổi Nhiễm chung

Cường độ nhiễm 1(+) 2(++) 3(+++) SM KT SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Theo mẹ 40 17 42,50 17 100,00     Cai sữa 122 66 54,10 58 87,88 2 3,03 6 9,09 Thịt 97 54 55,67 54 100,00     Nái 58 31 52,54 30 96,77   1 3,23 Tổng 317 168 53,00 159 94,64 2 1,19 7 4,17

Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mẫu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm

Khảo sát heo ở 4 lứa tuổi, bảng 6 cho thấy heo ở 4 lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao tuần tự ở heo thịt nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (55,67%), kế đến là heo cai sữa (54,10%), ở heo nái chiếm tỷ lệ thấp (52,54%) và thấp nhất là heo con theo mẹ (42,50%). Phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các lứa tuổi. Điều này được giải thích như sau: heo nái sinh sản được chăm sóc tốt, được nuôi trong môi trường có vệ sinh, do đó heo ở lứa tuổi này có sức đề kháng và sự tiếp xúc với mầm bệnh là rất hạn chế, dẫn đến tỷ lệ nhiễm thấp, do đó, heo con được sinh ra từ những heo mẹ này có khả năng nhiễm

26

bệnh là rất thấp. Song song đó, những heo nái nuôi con có tỷ lệ nhiễm thấp thì khả năng heo con theo mẹ bị nhiễm cầu trùng cũng rất ít. Hơn thế nữa, heo con theo mẹ được phòng ngừa bệnh cầu trùng từ lúc 3 ngày tuổi. Vì vậy, heo con theo mẹ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ thấp nhất.

Khi ghép bầy, những heo con mang mầm bệnh cầu trùng sẽ lây cho heo khỏe chung bầy dẫn đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở heo cai sữa có cao hơn so với heo con theo mẹ. Riêng đối với heo thịt do có sức chống đỡ cao với cầu trùng nên không nhiễm ở cường độ cao, không có biểu hiện triệu chứng, từ đó công tác tẩy trừ ở heo thịt không được chú trọng, do vậy mà tỷ lệ nhiễm ở heo thịt cao. Theo Kolapxki N.A. (1980), những gia súc trưởng thành có sức chống đỡ với cầu trùng mạnh hơn những gia súc non. Miễn dịch theo tuổi đuợc hình thành ở gia súc do chúng bị tái nhiễm nhiều lần trong quá trình sinh trưởng.

Kết quả trên cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây cho rằng lứa tuổi sau giai đoạn theo mẹ heo đã được tiếp xúc với thức ăn, nước uống, lại có tập tính lục lọi tìm kiếm tự do trên nền chuồng nên dễ dàng nhiễm mầm bệnh (Lâm Thị Thu Hương và ctv, 2004).

Về cường độ nhiễm, bảng 6 cho thấy ở 4 lứa tuổi heo nhiễm mức độ 1(+) là chủ yếu. Ở heo cai sữa nhiễm cả 3 mức độ 1(+), 2(++) và 3(+++) và ở heo nái sinh sản nhiễm 2 mức độ 1(+) và 3(+++). Điều này giải thích cho việc khi thu thập mẫu, chúng tôi thường thấy ở heo cai sữa có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy với phân từ sệt đến lỏng, màu vàng kem đến vàng sậm, đôi khi xám. Kết quả này phù hợp với Nguyễn Thị Kim Lan và ctv (2005), cho biết ở trạng thái phân lỏng, heo nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng và rất nặng.

Hình 9Heo nái được nuôi trong môi trường vệ sinh

Hình 10 Phân của heo nái được quét dọn thường xuyên

27

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã cẩm sơn và phước hiệp, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 36)