Tình hình kinh tế-xã hội huyện Mỏ Cày Nam

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã cẩm sơn và phước hiệp, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 26)

Mỏ Cày Nam có diện tích tự nhiên là 21.988,95 ha, trong đó đất nông nghiệp là 17.371,30 ha. Dân số 169.668 người, mật độ dân số 757 người/km2. Số

16

người trong độ tuổi lao động 102.548 người; lao động nông nghiệp 86.505 người, chiếm 84,4% số lao động.

Hình 4Bản đồ hành chính huyện Mỏ Cày Nam 2.4.3 Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam

Ngành chăn nuôi trong toàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định và phát triển qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi vào nền kinh tế-xã hội còn thấp, chưa tương xứng với lĩnh vực trồng trọt. Thế mạnh cần khai thác là phát triển heo nạc hóa, bò Zebu, gà thả vườn. Toàn huyện có 13.612 hộ nuôi heo với tổng đàn trên 220.000 con

Chăn nuôi heo tại Mỏ Cày Nam chủ yếu theo phương thức nuôi gia đình nhỏ lẻ (70%), chăn nuôi theo hướng trang trại qui mô tập trung (30%) phát triển mạnh ở khu vực các xã Thành Thới A, Thành Thới B, Cẩm Sơn,... luôn dẫn đầu về về tổng đàn, chất lượng của tỉnh Bến Tre.

17

2.4.4 Tình hình phòng bệnh

Bảng 1 Quy trình phòng bệnh tại các cơ sở chăn nuôi

Trang trại

Heo con theo mẹ

Circovirus, uống thuốc trị cầu trùng (3ngày tuổi); Mycoplasma (7-10 ngày tuổi); dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng ( 21- 30 ngày tuổi) Heo cai sữa FMD, PRRS

Heo thịt

Heo nái Parvovirus, Dịch tả, PED, PRRS (mang thai lúc 85 – 90 ngày tuổi)

Hộ nhỏ lẻ

Heo con theo mẹ Mycoplasma (7-10 ngày tuổi); dịch tả (21-30 ngày tuổi)

Heo cai sữa

Heo thịt Thương hàn, tụ huyết trùng

Heo nái Dịch tả (trước khi phối giống); E. Coli (mang thai lúc 90 ngày tuổi)

18

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG

Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm cầu trùng heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm cầu trùng heo theo phương thức chăn nuôi, theo loại nền chuồng và theo lứa tuổi heo.

Xác định thành phần loài cầu trùng ký sinh ở heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.2.1 Thời gian 3.2.1 Thời gian

Từ 12/2013 đến 04/2014

3.2.2 Địa điểm tiến hành

Nơi lấy mẫu: mẫu phân heo được thu thập tại trại heo tư nhân và hộ chăn nuôi gia đình thuộc 2 xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Nơi kiểm tra mẫu: mẫu phân sau khi thu thập được trữ trong thùng đá lạnh và mang về phòng thí nghiệm ký sinh trùng Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành kiểm tra.

3.2.3 Đối tượng khảo sát

- Mỗi xã heo được chia làm 4 lứa tuổi:

Heo con theo mẹ (7-28 ngày tuổi) Heo con cai sữa (29-56 ngày tuổi) Heo thịt (57-112 ngày tuổi)

Heo nái sinh sản: nái mang thai và nái nuôi con. - Mỗi xã chọn 2 kiểu chuồng nuôi:

Nuôi trên sàn: sàn được làm bằng xi măng có khe hở hoặc sàn bằng sắt. Nuôi trên nền xi măng: nền được làm bằng xi măng.

- Mỗi xã chọn 2 phương thức nuôi:

Nuôi trại: số lượng heo nái sinh sản (nái mang thai và nuôi con) trên 20 con, trên 50 heo thịt.

Nuôi gia đình: những hộ nuôi heo nhỏ lẻ 1-2 con nái sinh sản hoặc 5-10 con heo thịt.

Heo được lấy mẫu một lần theo phương thức điều tra cắt ngang để xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm theo lứa tuổi và xác định thành phần loài cầu trùng.

19

Ước lượng mẫu điều tra

Dựa vào công thức tính số mẫu khảo sát là N=(1,96)2*q*p/d2, với p là tỷ lệ nhiễm thăm dò

q=1-p

d là độ chính xác mong muốn (0,05) giữa tỷ lệ đạt được và tỷ lệ thăm dò. Kiểm tra thăm dò 100 mẫu phân heo tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre năm 2013 cho thấy, heo nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ nhiễm tương ứng là 28%. Số mẫu kiểm tra trong huyện (ở độ tin cậy 95%) là 310 mẫu. Như vậy số lượng mẫu khảo sát ở trong huyện nhiều hơn số mẫu ước lượng được thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2 Phân bố số mẫu phân heo khảo sát tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre

Lứa tuổi Heo con

theo mẹ

Heo cai sữa Heo thịt Nái sinh sản Toàn xã

Cẩm Sơn 24 14 84 58 180

Phước Hiệp 16 108 13 0 137

Tổng 40 122 97 58 317

3.2.4 Phương tiện thí nghiệm

3.2.4.1 Dụng cụ

Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc Master, máy ly tâm, phiến kính, lá kính, lọ penicillin, ống đong, bi sắt, túi nilon, găng tay, kẹp, thùng trữ mẫu, que tre, ống nghiệm, pipet, cốc, rây lược 81 lỗ/cm2, dĩa petri.

3.2.4.2 Hóa chất

Dung dịch NaCl bão hòa, dung dịch Bichromate kali 2,5%, nước cất.

3.2.4.3 Mẫu phân heo

3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.3.1 Cách lấy mẫu 3.3.1 Cách lấy mẫu

Mẫu phân được kiểm tra phải mới, lấy ở từng cụm dọc theo dãy chuồng, lấy bao quát khắp chuồng, đảm bảo tính ngẫu nhiên. Thu thập khoảng 30g mỗi mẫu cho vào túi nilon cột lại và ghi ký hiệu riêng cho từng cụm (địa điểm, lứa tuổi, ngày tháng lấy mẫu), mẫu vừa lấy xong được bảo quản trong thùng có đá khô mang về phòng thí nghiệm Bệnh ký sinh trùng, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ để tiến hành kiểm tra.

Mẫu phân được bảo quản ở nhiệt độ 5-100C và tiến hành kiểm tra trong vòng 2-3 ngày.

20

3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis

Nguyên lý của phương pháp này là lợi dụng tỷ trọng của dung dịch lớn hơn tỷ trọng của noãn nang làm cho noãn nang nổi lên.

Mục đích của phương pháp phù nổi là đánh giá tình hình nhiễm cầu trùng. Cách thực hiện: lấy khoảng 3-5 gram phân cho vào lọ nhỏ và cho dung dịch nước muối bão hòa đến 2/3 lọ, dùng que khuấy đều (mỗi mẫu dùng một que riêng để tránh noãn nang từ mẫu này sang mẫu khác). Để yên khoảng một phút sau đó lọc qua rây lược cỡ 81 lỗ/cm2 để loại bỏ phân rác cho dung dịch được sạch.

Tiếp tục cho nước muối bão hòa vào lọ bằng ống nhỏ giọt cho đến khi đầy lọ. Dùng lá kính đặt lên lọ từ từ để không có bọt khí, để yên khoảng 30-35 phút. Dùng kẹp gắp nhẹ lá kính đặt lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi quang học để tìm noãn nang cầu trùng.

Tỷ lệ nhiễm (%)= (Số mẫu nhiễm/Số mẫu kiểm tra)*100

3.3.3 Phương pháp Mc Master

Mục đích của phương pháp này nhằm xác định cường độ nhiễm cầu trùng, số lượng noãn nang trong một gram phân.

Cách tiến hành: cho vào ống nghiệm có vạch độ 42ml dung dịch NaCl bão hòa. Tiếp tục cho phân vào tới vạch 45ml. Cho vào đó 20 viên bi sắt và lắc đều cho tan phân. Dùng pipet hút 0,15ml dung dịch nhỏ vào 2 buồng đếm, để yên 5 phút rồi đếm số noãn nang nổi rõ lên mặt. Đếm noãn nang trên 2 buồng đếm rồi lấy trung bình.

Số noãn nang trên buồng đếm 1+ số noãn nang trên buồng đếm 2 N=

2 Cách tính:

Thể tích mỗi buồng đếm là 0,15ml

0,15ml của 3 gram phân trong dung dịch 45ml Số noãn nang trung bình của hai buồng đếm là N Số noãn nang trong tổng số 45ml =

15 , 0 45 * N

Vậy số noãn nang có trong một gram phân X=

3 * 15 , 0 45 * N = N*100

Cường độ nhiễm: sau khi tính số noãn nang có trong một gram phân, chúng tôi chia thành các mức độ nhiễm sau:

Cường độ nhiễm 1(+): số lượng từ 50-5000 noãn nang/1 gram phân Cường độ nhiễm 2(+): số lượng > 5000-10000 noãn nang/1 gram phân Cường độ nhiễm 3(+): số lượng >10000 noãn nang/1 gram phân

21

3.3.4 Phương pháp nuôi cấy noãn nang

Theo sự phát triển của noãn nang cầu trùng trong môi trường Bichromate Kali 2,5% xác định thời gian sinh bào tử để bổ sung cho nghiên cứu định danh loài cầu trùng ký sinh trên heo.

Các bước tiến hành: mẫu phân sau khi kiểm tra và xác nhận cường độ nhiễm cao cho vào cốc nhựa lấy 3 gram phân cho vào 50ml nước cất, dùng que khuấy đều, lược qua rây, bỏ cặn. Dung dịch sau khi lược cho vào ống nghiệm đem ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút, trong 5 phút. Lấy ra đổ bỏ phần nước trong chỉ giữ lại phần cặn trong ống nghiệm, ở trong cặn này mật độ noãn nang rất cao. Cho vào đĩa Petri phần cặn của ống nghiệm và dung dịch Bichromate Kali 2,5% theo tỷ lệ 1:1 (một phần dung dịch chứa noãn nang, một phần dung dịch Bichromate Kali 2,5%) để yên ở nhiệt độ phòng. Mỗi ngày kiểm tra sự phát triển và hình thành bào tử của noãn nang, theo dõi thời gian hình thành bào tử của noãn nang, thời gian sinh bào tử của các loại cầu trùng từ ngày 2 đến ngày thứ 13.

3.3.5 Phương pháp đo kích thước noãn nang

Thước dùng để đo được gắn trong kính hiển vi để đo chiều dài và chiều rộng của từng loại noãn nang cầu trùng. Sau khi đo, kích thước của chiều dài và chiều rộng = số vạch đo * 2,5.

3.3.6 Phương pháp theo dõi thời gian sinh bào tử

Cứ mỗi 2 giờ theo dõi một lần, thời gian sinh bào tử được tính từ lúc noãn nang ra môi trường bên ngoài đến lúc ½ số noãn nang trong vi trường quan sát ở vật kính X10 sinh bào tử.

3.3.7 Phương pháp định danh phân loại

Tiến hành định danh phân loại theo khóa phân loại của Eckert (1995) dựa vào đặc điểm như sau:

 Đặc điểm hình thái cấu tạo: đặc điểm vỏ, màu sắc của noãn nang, hình dạng của noãn nang được thực hiện qua phương pháp phù nổi (Willis) và được xem qua kính hiển vi X10 và X40.

 Thời gian hình thành bào tử: sau khi mẫu phân nhiễm noãn nang cầu trùng đã được nuôi cấy, cứ 2 giờ kiểm tra một lần để xác định được thời gian hình thành bào tử của từng loài cầu trùng, sau đó so sánh với thời gian hình thành bào tử giữa lí thuyết và thực tế đã đo được để bổ sung cho công tác định danh phân loại.

22

3.3.8 Phương pháp phân tích thống kê

Tất cả các số liệu quan sát được ghi nhận và đánh giá theo phương pháp thống kê sinh học, so sánh tỷ lệ nhiễm bằng phép thử Chi-Square trong chương trình Minitab 15.

23

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO TRÊN 2 XÃ CẨM SƠN VÀ PHƯỚC HIỆP HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE PHƯỚC HIỆP HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE

Bảng 3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên heo tại hai xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp trong huyện Mỏ Cày Nam Xã SM KT SM N TLN (%) Cường độ nhiễm 1(+) 2(++) 3(+++) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Cẩm Sơn 180 85 47,22 84 98,82   1 1,18 Phước Hiệp 137 83 60,58 75 90,36 2 2,41 6 7,23 Tổng 317 168 53,00 159 94,64 2 1,19 7 4,17

Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mẫu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua khảo sát 2 địa điểm thuộc huyện Mỏ Cày Nam gồm: xã Cẩm Sơn và xã Phước Hiệp với tổng số mẫu khảo sát là 317 mẫu, kết quả thu được thể hiện qua bảng 3 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng heo tại huyện Mỏ Cày Nam là 53,00%, trong đó xã Phước Hiệp nhiễm cao hơn xã Cẩm Sơn (60,58% và 47,22%).

Về cường độ nhiễm: hầu hết heo trong huyện nhiễm cầu trùng ở mức 1(+) chiếm tỷ lệ 94,64%, tỷ lệ này biến động trong khoảng 90,36-98,82%, cường độ nhiễm 2(++) thấp hơn với tỷ lệ 1,19%, ở cường độ cao 3(+++) cũng được phát hiện ở 2 xã với tỷ lệ thấp 4,17% (1,18-7,23%).

4.2 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO THEO PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI NUÔI

Bảng 4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên heo theo phương thức chăn nuôi

Hình thức nuôi

Tình hình nhiễm chung Nhiễm theo xã

Cẩm Sơn Phước Hiệp

SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) Gia đình 224 129 57,59a 87 46 52,87 137 83 60,58 Trại 93 39 41,94b 93 39 41,94    Tổng 317 168 53,00 180 85 47,22 137 83 60,58

Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mãu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm

a,b: 2 chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4 nhận thấy ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre heo nuôi theo phương thức gia đình (57,59%) nhiễm cầu trùng với tỷ lệ chung cao hơn nhiều so với nuôi theo phương thức trang trại (41,94%).

24

Hình 6 Hệ thống thoát chất thải của chuồng trại nuôi gia đình chưa hợp lý

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do phần lớn heo nuôi ở gia đình đều tận dụng khu diện tích quanh nhà, xây dựng chuồng trại chưa hợp lý, khâu vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức, chuồng trại ẩm thấp, nguồn nước, thức ăn không đản bảo chất lượng, hệ thống thoát nước và chất thải còn thô sơ, do đó chất thải còn được giữ lại bên trong và xung quanh chuồng nuôi tạo điều kiện cho các mầm bệnh lưu trữ và phát triển, trong đó có mầm bệnh cầu trùng. Trong khi đó, heo nuôi ở trại có tốt hơn như chuồng trại được xây dựng có hệ thống thoát chất thải ra khỏi khu vực nuôi, một số trại chăn nuôi quy mô lớn có thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại theo định kỳ, có hệ thống nhà sát trùng, do đó đã góp phần hạn chế sự tồn đọng của noãn nang cầu trùng nơi chuồng nuôi.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005), heo nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém nhiễm cầu trùng cao (55,45% - 66,30%). Tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm rõ rệt ở nhiều đàn heo nuôi trong tình trạng vệ sinh tốt.

Hình 5 Chuồng trại tận dụng diện tích quanh nhà

Hình 7 Trại chăn nuôi có phòng sát trùng

Hình 8 Phân heo trong trại chăn nuôi được tập trung để xử lý

25

4.3 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN HEO GIỮA CÁC KIỂU CHUỒNG NUÔI CHUỒNG NUÔI

Bảng 5 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên trên heo giữa các kiểu chuồng

Kiểu chuồng Tình hình nhiễm chung

Nhiễm theo xã

Cẩm Sơn Phước Hiệp

SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) Nền xi măng 302 159 52,65 180 85 47,22 122 74 60,66 Nền sàn 15 9 60,00    15 9 60,00

Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mẫu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua bảng 5 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung ở chuồng nuôi kiểu nền sàn (60,00%) cao hơn chuồng nuôi kiểu nền xi măng (52,65%). Khi so sánh giữa tỷ lệ nhiễm của 2 loại kiểu chuồng tại xã Phước Hiệp, cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng giữa 2 kiểu chuồng không có sự sai khác (60,0% và 60,66%). Do đó, kiểu nền chuồng không ảnh hưởng đến tình hình nhiễm cầu trùng heo tại 2 xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre trong điều kiện nghiên cứu của chúng tôi.

4.4 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO GIỮA CÁC LỨA TUỔI Bảng 6 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên heo giữa các lứa tuổi Bảng 6 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên heo giữa các lứa tuổi

Lứa tuổi Nhiễm chung

Cường độ nhiễm 1(+) 2(++) 3(+++) SM KT SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Theo mẹ 40 17 42,50 17 100,00     Cai sữa 122 66 54,10 58 87,88 2 3,03 6 9,09 Thịt 97 54 55,67 54 100,00     Nái 58 31 52,54 30 96,77   1 3,23 Tổng 317 168 53,00 159 94,64 2 1,19 7 4,17

Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mẫu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm

Khảo sát heo ở 4 lứa tuổi, bảng 6 cho thấy heo ở 4 lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao tuần tự ở heo thịt nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (55,67%), kế đến là heo cai sữa (54,10%), ở heo nái chiếm tỷ lệ thấp (52,54%) và thấp nhất là heo con theo mẹ (42,50%). Phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các lứa tuổi. Điều này được giải thích như sau: heo nái sinh sản được chăm sóc tốt, được nuôi trong môi trường có vệ sinh, do đó heo ở lứa tuổi này có sức đề kháng và sự tiếp xúc với mầm bệnh là rất hạn chế, dẫn đến tỷ lệ nhiễm thấp, do đó, heo con được sinh ra từ những heo mẹ này có khả năng nhiễm

26

bệnh là rất thấp. Song song đó, những heo nái nuôi con có tỷ lệ nhiễm thấp thì khả năng heo con theo mẹ bị nhiễm cầu trùng cũng rất ít. Hơn thế nữa, heo con

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã cẩm sơn và phước hiệp, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)