NUÔI
Bảng 4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên heo theo phương thức chăn nuôi
Hình thức nuôi
Tình hình nhiễm chung Nhiễm theo xã
Cẩm Sơn Phước Hiệp
SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) Gia đình 224 129 57,59a 87 46 52,87 137 83 60,58 Trại 93 39 41,94b 93 39 41,94 Tổng 317 168 53,00 180 85 47,22 137 83 60,58
Ghi chú: SMKT: số mẫu kiểm tra SMN: số mãu nhiễm TLN: tỷ lệ nhiễm
a,b: 2 chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua bảng 4 nhận thấy ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre heo nuôi theo phương thức gia đình (57,59%) nhiễm cầu trùng với tỷ lệ chung cao hơn nhiều so với nuôi theo phương thức trang trại (41,94%).
24
Hình 6 Hệ thống thoát chất thải của chuồng trại nuôi gia đình chưa hợp lý
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do phần lớn heo nuôi ở gia đình đều tận dụng khu diện tích quanh nhà, xây dựng chuồng trại chưa hợp lý, khâu vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức, chuồng trại ẩm thấp, nguồn nước, thức ăn không đản bảo chất lượng, hệ thống thoát nước và chất thải còn thô sơ, do đó chất thải còn được giữ lại bên trong và xung quanh chuồng nuôi tạo điều kiện cho các mầm bệnh lưu trữ và phát triển, trong đó có mầm bệnh cầu trùng. Trong khi đó, heo nuôi ở trại có tốt hơn như chuồng trại được xây dựng có hệ thống thoát chất thải ra khỏi khu vực nuôi, một số trại chăn nuôi quy mô lớn có thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại theo định kỳ, có hệ thống nhà sát trùng, do đó đã góp phần hạn chế sự tồn đọng của noãn nang cầu trùng nơi chuồng nuôi.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005), heo nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém nhiễm cầu trùng cao (55,45% - 66,30%). Tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm rõ rệt ở nhiều đàn heo nuôi trong tình trạng vệ sinh tốt.
Hình 5 Chuồng trại tận dụng diện tích quanh nhà
Hình 7 Trại chăn nuôi có phòng sát trùng
Hình 8 Phân heo trong trại chăn nuôi được tập trung để xử lý
25