Nhiệt độ, ẩm độ không khí và cường độ ánh sáng trong phòng phục hồi sau ghép

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của bốn tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt thiên ngọc (Trang 31)

PHÒNG PHỤC HỒI SAU GHÉP

Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ trong phòng phục hồi sau ghép tương đối ổn định. Nhiệt độ t 7:00 – 17:00 giờ dao động trong khoảng 25,5 – 28,5oC và ẩm độ dao động khoảng 86 – 92% (Bảng 3.1). Nhiệt độ cao nhất vào l c 11:00 giờ trưa (28,5oC), thấp nhất vào l c 7:00 giờ sáng (25oC). Ẩm độ cao nhất là 92% vào l c 7:00 giờ và 17:00 giờ, ẩm độ thấp nhất 77% vào l c 13:00 giờ. Theo nhận định của Trần Thị Ba (2010), nhiệt độ phòng phục hồi sau ghép thuận lợi cho sự phục hồi của cây ghép là 27 – 290C và ẩm độ không khí là 90%. Vì vậy, tỷ lệ sống sau ghép trên 66,7%, do điều kiện thích hợp cho cây ghép trong giai đoạn phục hồi.

Bảng 3.1 Nhiệt độ (0C) và ẩm độ (%) không khí và cường độ nh ng trong ph ng phục hồi au ghép

Tổ hợp ghép Thời gian trong ngày (giờ)

7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Nhiệt độ 25,0 27,0 28,5 27,5 26,0 25,5

Ẩm độ 92,0 90,0 86,0 77,0 88,0 92,0

Cường độ ánh sáng 41,0 60,0 75,0 40,0 20,0 10,0

(Số liệu ghi nhận)

Bảng 3.1 cho thấy cường độ ánh sáng trong phòng phục hồi có sự chênh lệch các thời điểm trong ngày, cường độ ánh sáng thấp nhất thời trong ngày vào thời điểm 17:00 giờ (10.000 lux), cao nhất vào thời điểm 11:00 giờ (75.000 lux). Theo

18

Trần Thị Ba và ctv. (1999), nếu nắng gay gắt vào buổi trưa có cường độ ánh sáng t 80.000 – 100.000 lux sẽ làm cây cà chua héo, lá và trái bị cháy nắng. Nên cường độ ánh sáng trong phòng phục hồi là thích hợp, cây không bị ảnh hư ng nhiều. Theo nhận định của Đường Hồng Dật (2003) thì ớt cần nhiều ánh sáng cho sinh trư ng và phát triển và Mai Văn Quyền và ctv. (2000), ớt có khả năng chịu nóng.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của bốn tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt thiên ngọc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)