Tình hình nghiên cứu triển khai dạy học giải quyếtvấn đề trong mơn vật lý [6]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương '' sóng cơ'' vật lý 12 chương trình nâng cao theo hướng giải quyết vấn đề (Trang 31 - 32)

- Mơ hình, định luật, giả thuyết về hiện tượng mớ

1.4.1.Tình hình nghiên cứu triển khai dạy học giải quyếtvấn đề trong mơn vật lý [6]

Sơ đồ 8: Sơ đồ cấu trúc dạy học GQVĐ trong bài học bài tập vật lý

1.4.1.Tình hình nghiên cứu triển khai dạy học giải quyếtvấn đề trong mơn vật lý [6]

Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay cịn gọi là phương pháp phát kiến, tìm tịi. Phương pháp này cịn cĩ tên gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”.

Trên thế giới phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicơp,… vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tịi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây cĩ thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đơi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đĩ là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học cịn lạc hậu. Chính vì vậy, phương pháp “dạy học nêu vấn đề” hay cịn gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” chính thức ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ phương pháp này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng phương pháp này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phương pháp này.

Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

Ở nước ta, phương pháp dạy học nêu vấn đề lần đầu tiên được biết đến vào năm 1977 do dịch giả Phan Tất Đắc. Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp này như Lê Khánh Bằng, Nguyễn Bá Kim,….Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thơng và đại học.

Trong những năm gần đây, đặc biệt với chủ trương đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thật sự được đưa vào nhà trường phổ thơng, và trở thành một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường.

Trong lĩnh vực khoa học bộ mơn, Vật lý là mơn khoa học thực nghiệm. Do đĩ, để lĩnh hội được kiến thức vật lý trước hết học sinh phải cĩ được năng lực tìm tịi, giải quyết vấn đề, tự lực để chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được nhiều giáo viên vật lý sử dụng để hình thành kiến thức cho học sinh theo đúng ý nghĩa của mơn học.

Những năm gần đây, cĩ nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học giải quyết vấn đề trong mơn vật lý và đã mang lại những hiệu quả nhất định như: “Nghiên cứu vận dụng các phương pháp nhận thức vào dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học vật lý trung học phổ thơng” của PGS.TS. Phạm Thị Phú (tổng kết đề tài cấp Bộ) gĩp phần làm sáng tỏ cơ sở về dạy học giải quyếtvấn đề trong dạy học vật lý phổ thơng, hiện thực hố việc vận dụng phối hợp các phương pháp nhận thức vào dạy học giải quyết vấn đề. Và nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu dạy học một chương cụ thể theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề gĩp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở thực tiễn của dạy học giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương '' sóng cơ'' vật lý 12 chương trình nâng cao theo hướng giải quyết vấn đề (Trang 31 - 32)