Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của BIDV CN SGD2 giai đoạn 2009-2011, chúng ta thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng nhưng không ổn định, nền khách hàng còn yếu. Do đó việc đánh giá khái quát tình hình huy động vốn thời gian vừa qua, tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động huy động vốn của BIDV CN SGD2 trong thời gian tới.
2.4.1 Những kết quả đạt được:
Một là, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn giữ ở tốc độ tăng trưởng cao. BIDV CN SGD2 luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm,... Đồng thời BIDV CN SGD2 cũng huy động được một khối lượng lớn vốn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Hai là, cơ cấu huy động đang dần dần được điều chỉnh theo xu hướng phù hợp với chính sách kinh doanh của ngân hàng. Tăng dần tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn, tập trung thu hút lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn, hạn chế tiếp cận với các khách hàng mới khi chưa có bằng chứng xác minh khách hàng này không phải khách hàngẩn danh.
Ba là, cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt và sử dụng công cụ lãi suất mền dẻo. Các phòng giao dịch của Chi nhánh được giao quyền chủ động quyết định, đàm phán lãi suất huy động và cho vay tại đơn vị mình phù hợp trong kiểm soát, tạo được khả năng cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng.
2.4.2 Những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của BIDV CN SGD2 còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh.
Một là, quy mô và tốc độ huy động của BIDV CN SGD2 trong những năm vừa qua tăng không đồng đều. Nguồn tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng cao song vẫn chưa ổn định. Đối với các nguồn huy động khác như phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi của TCTD chưa được CN SGD2 hướng tới.
Hai là, sản phẩm, dịch vụ bổ trợ huy động vốn còn nhiều hạn chế
-Dịch vụ thanh toán qua internet hay bị lỗi khi truy cập, truy vấn thông tin cũng như thanh toán còn chậm, đôi khi phải đăng nhập nhiều lần mới thành công được một giao dịch, phí đăng ký tham gia dịch vụ còn cao. Việc thanh toán thẻ Visa qua internet hay bị từ chối, trang web chấp nhận thanh toán bằng thẻ BIDV không nhiều, không đa dạng. Hệ thống BSMS chưa hoàn thiện (báo chậm, nghẽn mạch, không báo tin nhắn cho khách hàng, 1 giao dịch báo nhiều lần...). Ngoài ra, sản phẩm tiền gửi thanh toán chưa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Chưa tạo ra các hình thức bán chéo sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm thu hút nhiều khách hàng.
-Hoạt động phát hành thẻ hầu như chạy theo về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Địa điểm đặt ATM của BIDV chưa nhiều. Giao dịch qua thẻ còn bị lỗi: tình trạng máy trong quá trình nâng cấp, máy nuốt thẻ, giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền, xử lý quá trùng tra soát khiếu nại rất chậm. Phí phát hành thẻ cao, phí thanh toán qua thẻ visa còn cao so với các ngân hàng khác, phí thường niên cao, quá trình phát hành thẻ chậm. Thời gian qua đã có rất nhiều khách hàng khoá thẻ, đóng tài khoản chỉ vì bị trừ phí thường niên, giao dịch qua ATM không thành công nhưng vẫn bị trừ tiền. Nhiều khách hàng không sử dụng dịch vụ internet banking vì phí tham gia quá cao, thêm vào đó còn e ngại tính bảo mật của dịch vụ.
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
Một là, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động: Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng, lạm phát tăng cao, biến động lãi suất, giá vàng leo
thang, thị trường chứng khoánảm đạm...Những yếu tố trên dẫn đến nhiều bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân nhất là những người có thu nhập thấp. Hai là, thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hàng, tính cạnh tranh chưa cao.
-Cạnh tranh giá, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, thương hiệu chưa trở nên phổ biến khiến thị trường ngân hàng thiếuổn định và dễ xảy ra các cuộc đua lãi suất, cạnh tranh mở rộng mạng lưới thiếu tính hiệu quả. Chẳng hạn chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố... nhưngthiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Ba là, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều.
-Đại đa số người dân Việt Nam vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu trong các hoạt động thanh toán. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thanh toán bằng thẻ hầu như còn xa lạ với các tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng tăng các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của NHTM là hết sức cần thiết. Cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Giữa các khách hàng và các NHTM còn một khoảng cách: có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy đủ). Từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là đối với tầng lớp dân cư ít học.
Bốn là, hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế ngân hàng.
-Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.
Năm là, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
-Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ.
-Quá trình mở cửa, tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các NHTM chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho đến việc thu hút nguồn lao động có kỹ năng trong khi nhu cầu của ngân hàng ngày càng tinh tế và có sự lựa chọn nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang thị phần ngân hàng ngoại – ngân hàng có ưu thế về quy mô, thực lực vốn hùng hậu, lượng tài sản tốt, cơ chế kinh doanh linh hoạt, thiết bị hiện đại, tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng.
Sáu là, cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa thật hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt- thiết bị, chất lượng và giá thành phục vụ. Trong khi, các sản phẩm hiện đại của ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông.
Những trục trặc, chậm trễ trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ phần nào là do chất lượng không ổn định của mạng truyền thông.