0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 90 -90 )

3.5.2.1. Quan điểm

Quan điểm, định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bắc Yên là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nguồn nhân lực.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp bền vững theo định hướng địa bàn cây, con chủ lực, mũi nhọn; theo mô hình phát triển kinh tế hộở vùng cao và vùng thấp, đó là “Mỗi gia đình ở vùng cao có 01 ha ruộng nước, 02 ha táo sơn tra, 05 con trâu, bò, ngựa trở lên” và “Mô hình mỗi gia đình ở vùng thấp trồng 01 ha cây các loại bông vải, đậu tương, lạc, vừng; trồng, khoanh nuôi, bảo vệ 03 ha rừng và nuôi 10 con trâu, bò, ngựa trở lên. Đối với vùng kinh tế dọc Quốc lộ 37, tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đối với vùng kinh tế dọc sông Đà, phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao thay thế cây ngô. Đối với vùng kinh tế vùng cao, tận dụng khai hoang ruộng nước; khoanh vùng đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc; khoanh nuôi bảo vệ rừng; trồng rừng sơn tra; cây dược liệu; xây dựng thủy điện nhỏ.

- Ổn định diện tích cây lương thực, gắn với thâm canh, áp dụng kỹ thuật sản xuất để nâng cao sản lượng và chất lượng. Quy hoạch vùng chăn nuôi đại gia súc, gắn với trồng cỏ, thiết kế mô hình và xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô hộ, nhóm hộ gia đình. Tăng cường công tác bảo vệ vốn rừng, trồng rừng theo kế hoạch hàng năm; từng bước hình thành nghề rừng.

3.5.2.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

Khai thác quỹ đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho mục tiêu phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng cỏ và phát triển chăn nuôi gia súc (Ở những nơi khác do quỹ đất không đủ nên sẽ quyết định lựa chọn phát triển công nghiệp, lúa nước, cây ăn quả....sẽ hiệu quả kinh tế hơn trồng rừng, phát triển chăn nuôi...). Bên cạnh đó đặc điểm thổ nhưỡng của huyện Bắc Yên thích hợp với các cây có hiệu quả kinh tế cao cùng với 2 tiểu vùng khí hậu là khí hậu lạnh và khí hậu nhiệt đới rất phù hợp với một số cây ăn quả, cây trồng và các cây khác thích hợp với độ ẩm cao, nóng hoặc khí hậu lạnh quanh năm (Đào, Táo Sơn Tra, Các loại hoa...). Do đó trồng rừng, gia súc ăn cỏ, cây trồng ưa lạnh và độẩm, nóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

là một lợi thế so sánh cần quan tâm phát triển trong thời gian tới. Trong đó rừng còn có lợi thế của rừng phòng hộ, rừng sinh thái điều tiết nước cho thủy điện hòa bình và đồng bằng sông hồng. Các cây trồng, con nuôi nên phát triển theo hướng sản phẩm sạch, an toàn thân thiện với tự nhiên và môi trường.

Xác định nông - lâm nghiệp là nền tảng tạo sự phát triển bền vững, Bắc Yên đã chủ động thực hiện các biện pháp tích cực và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Huyện đã kiên trì tổ chức thực hiện công tác định canh định cư, các chương trình 133-135, 661 và các chương trình lồng ghép kinh tế - xã hội khác, đưa sản phẩm nông nghiệp từng bước trở thành hàng hóa. Vì vậy, sản lượng lương thực mấy năm qua tăng đáng kể. Phát huy kết quảđó, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông thôn; tăng cường ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, phát triển hệ thống thủy lợi nhằm đưa diện tích đất chưa khai thác vào sử dụng, đẩy mạnh phong trào trồng, bảo vệ rừng và tái sinh rừng.

- Đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm: Tiềm năng đất đai để phát triển các loại cây trồng này tập trung vào đất đang sử dụng. Ngoài ra có thể mở rộng diện tích loại đất này chủ yếu đất đồi núi chưa sử dụng. Bởi vậy, hướng chính chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trên 1 ha đất canh tác. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây trồng hàng năm trên đất dốc. Mặt khác, trên địa bàn huyện Bắc Yên có khoảng 32.980 ha loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs, chiểm 30% diện tích tự nhiên. Đặc điểm của loại đất này là: có độ dốc phổ biến từ 20-30%, tầng đất dầy thường 50-100 cm. Hàm lượng dinh dưỡng (mùn và đạm) ở mức trung bình đến khá, đất hình thành chặt, tính thấm nước kém, Độ chua của đất: PHKcl từ 3,8-4,5. Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như: chè, cây ăn quả,... vì vậy trong thời gian tới cần khai thác loại đất này cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

+ Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Những năm tới cần chuyển đổi một số diện tích lúa màu kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

du dịch sinh thái, chuyển đổi một phần lúa nương sang trồng ngô.

+ Về thâm canh tăng vụ: theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, 2012, 2013, 2014 hệ số sử dụng đất của huyện còn thấp. Trong những năm tới bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, ... kết hợp với hoàn chỉnh một số công trình thống thuỷ lợi để chuyển một số diện tích đất trồng lúa nước 1 vụ ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước lên canh tác 2 vụ trong năm nhằm đưa hệ số sử dụng đất lên cao hơn nữa.

- Đất lâm nghiệp: Ngoài diện tích rừng hiện có, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp chủ yếu được khai thác phát triển trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng (hiện trên địa bàn huyện còn 45.304 ha đất đồi, núi chưa sử dụng). Tăng cường công tác làm giàu vốn rừng, đặc biệt là trên diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng và đất mới trồng rừng. Chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ ở các vùng phòng hộ không xung yếu, vùng thấp hoặc vùng có giá trị kinh tế thấp sang rừng sản xuất để tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích này, trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: huyện Bắc Yên có đặc điểm khí hậu và nguồn nước theo khảo sát ở 3 xã Xím Vàng, Tà Xùa, Hang Chú có thể phát triển nuôi cá Hồi và đã phát triển thử nghiệm trong những năm 2010, 2011 đến nay tuy đang tạm dừng, song đây là loại sản phẩm hàng hoá đang có giá trị kinh tế cao trên thị trường.

3.5.2.3. Đề xuất

Để nghiên cứu đề xuất các loại hình sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế xã hội - môi trường cao trên quan điểm, định hướngthì cần xem xét, đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại để lựa chọn và nghiên cứu đề xuất thêm các loại hình sử dụng đất mới, hiệu quả hơn, từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Việc đánh giá, lựa chọn phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các LUT, tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của các vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

Các LUT được lựa chọn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đánh giá hiệu quả, người ta thường lựa chọn các loại hình sử dụng đất đạt các chỉ tiêu ở mức cao, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mục tiêu đề ra, ít khi người ta lựa chọn một LUT mới mà lợi nhuận thu được thấp hơn LUT trước đó. Trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó mà phải giữ lại một số LUT nhất định khi biết rằng hiệu quả kinh tế của LUT đó chưa phải là cao nhất.

Các LUT được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... của vùng, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy được kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Ngoài ra, LUT đó còn phải đảm bảo được hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất nông nghiệp bền vững.

Qua xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Yên, một số kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp cần giảm dần quy mô, diện tích đất; một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả hiệu quả trung bình - thấp và trung bình song cần giữ nguyên hoặc tăng diện tích do phải đảm bảo đáp ứng một phần nguồn cung lương thực, nguyên liệu cho chăn nuôi và trong khi chưa tìm được cây trồng phù hợp, hiệu quả nhất cho vùng, đặc biệt đối với các LUT có hiệu quả môi trường khá và cao cần được ưu tiên hơn. Đối với các LUT có hiệu quả khá cần nghiên cứu phát triển mở rộng quy mô, diện tích trong thời gian tới.

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng tại huyện Bắc Yên tại 2 tiểu vùng được thể hiện ở bảng 3.22 và bảng 3.23.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

Bảng 3.22. Đề xuất các đất tiểu loại hình sử dụng đất vùng I huyện Bắc Yên

Kiểu sử dụng đất Đánh giá chung vKT-XH-MT hi hin tru qung Đề((+) t xuăng; (=) git trong th nguyên) i gian ti

1 Lúa xuân - Lúa mùa Khá +

2 Lúa mùa - Ngô xuân Trung bình +

3 Lúa mùa - Đậu tương Trung bình +

4 Lúa mùa - Lạc xuân Trung bình +

5 Lúa mùa - Rau các loại Khá +

6 Rau, đỗ các loại Trung bình +

7 Ngô xuân - hè Trung bình =

8 Nhãn Trung bình - Thấp + 9 Xoài Trung bình - Thấp + 10 Mận hậu Thấp = 11 Sơn Tra Trung bình - Thấp + 12 Chuối Thấp = 13 Chè Thấp + Bảng 3.23. Đề xuất các đất tiểu loại hình sử dụng đất vùng II huyện Bắc Yên

Kiểu sử dụng đất quĐánh giá chung v KT-XH-MT hin tr hiu ng ((+) tĐề xuăng; (=) git tong thi gian t nguyên) i

1 Lúa xuân - Lúa mùa Khá +

2 Lúa mùa - Ngô xuân Trung bình +

3 Lúa mùa - Đậu tương Trung bình +

4 Lúa mùa - Lạc xuân Trung bình +

5 Lúa mùa - Rau các loại Khá +

6 Lúa mùa - Bông Thấp =

7 Rau, đỗ các loại Trung bình +

8 Ngô xuân - hè Trung bình =

9 Nhãn Trung bình - Thấp +

10 Xoài Trung bình - Thấp +

11 Mận hậu Thấp =

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

Ngoài các LUT hiện có, cần theo dõi, nghiên cứu đưa và các LUT mới đang hình thành (đã xuật hiện nhỏ trong dân nhưng tỷ lệ rất nhỏ, chưa đánh giá trong đề tài này) và phù hợp với quan điểm, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh và của huyện như: Trồng cỏ và khu vực canh tác ngô, Lúa nương phục vụ chăn nuôi, cải tạo, phát triển chè trên vùng cao áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng hoa ôn đới, trồng đào, cây dược liệu dưới tán rừng,...

3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Yên đến năm 2020

3.6.1. Nhóm gii pháp v quy hoch

- Rà soát hoàn chỉnh lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gắn với quy hoạch sử dụng đất và đồ án quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn các xã trên cơ sở số liệu điều tra thoái hóa đất và đánh giá khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất đai.

- Rà soát lại quy hoạch phát triển 3 loại rừng (lập năm 2011) trên địa huyện cho phù hợp với các định hướng phát triển và thực tiễn của huyện.

3.6.2. Nhóm gii pháp v chính sách

- Xem xét tăng mức kinh phí hỗ trợ nhân dân trong việc khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn thu thuế tài nguyên từ thủy điện Hòa Bình từ 219.000đ/ha/năm như hiện nay lên 500.000đ/ha/năm.

- Cho áp dụng lại chính sách hỗ trợ gạo cho nhân dân để thực hiện trồng rừng trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ giống ban đầu cho người nông dân kết hợp tìm kiếm thị trường và bao tiêu sản phẩm; ứng dụng các loại giống mới cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định để thay thế giống cây trồng cũ truyền thống (hiệu quả thấp) và phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai của từng tiểu vùng.

3.6.3. Nhóm gii pháp v th trường

- Tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp ổn định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.6.4. Gii pháp v tuyên truyn

- Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách về khoa học kỹ thật trong phát triển nông nghiệp của huyện bằng tiếng dân tộc như chính sách bảo vệ, phát triển rừng; khuyến nông, khuyến ngư trong đó ưu tiên đào tạo cho cán bộ là người địa phương để thực hiện công tác này.

- Tập trung xây dựng các mô hình điểm, hiệu quả cao ngay trong dân để tạo gương sáng, đòn bẩy thực tếđể nhân dân làm theo.

- Tuyên truyền việc hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.

- Tuyên truyền quản bá chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (theo Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh Sơn La) để thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện.

3.6.5. Gii pháp v khoa hc k thut

- Xem xét ứng dụng các loại giống mới, giống cho hiệu quả kinh tế cao ổn định để thay thế một số giống cây trồng cũ truyền thống có hiệu quả không cao phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng của huyện Bắc Yên và của từng tiểu vùng trên địa bàn.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giữa các loại đất cho hợp lý, hiệu quả nhất trên cơ sởđánh giá, phân tích hiểu của của các LUT hiện tại và phân tích thêm một số LUT đang hình thành.

- Áp dụng đúng các biện pháp canh tác trên đất dốc như làm đất, gieo hạt,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 90 -90 )

×