0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 41 -41 )

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Bắc Yên là một huyện vùng núi cao của tỉnh Sơn La, nằm cách trung tâm tỉnh Sơn La 95 km về phía đông bắc có diện tích tự nhiên 110.371 ha.

- Phía Bắc và phía Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái và huyện Mường La; - Phía Nam và Đông nam giáp huyện Yên Châu và huyện Mộc Châu; - Phía Đông giáp huyện Phù Yên;

- Phía Tây và Tây nam giáp huyện Mai Sơn.

Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có 16 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn (thị trấn Bắc Yên) và 15 xã, diện tích tự nhiên toàn huyện là 110.371 ha chiếm 7,81% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La. Bình quân diện tích trên một đơn vị hành chính cấp xã là 7.358 ha. Là huyện nằm trên trục Quốc Lộ 37, tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế của tỉnh và các tỉnh Tây bắc, nối liền giữa trung tâm Phù Yên và Mai Sơn giáp với Mộc Châu, nên có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, dịch vụ, thương mại và văn hoá với các huyện bạn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập của huyện và nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên do cách khá xa trung tâm tỉnh và Trung ương nên việc tiếp nhận các dự án đầu tư, các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn khó khăn và chậm.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Bắc Yên có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, dốc đứng, núi cao, khe sâu, diện tích đất bằng ít. Độ cao trung bình 1.000-1.400 m so với mực nước biển. Có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Phù Sa Phìn cao 2.982 m, thấp nhất là mực nước Sông Đà 120m. Hướng dốc chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng Bắc Nam.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

trấn mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới có thời tiết mát, lạnh; vùng dọc sông Đà gồm 8 xã có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới.

Khí hậu Bắc Yên được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 18,5 - 200C, nhiệt độ thấp nhất 20C, nhiệt độ cao nhất 37,60C. Lượng mưa bình quân 1.500 mm/năm, mưa chủ yếu vào tháng 6,7,8 và 9, chiếm 85%. Độẩm bình quân 78,3%.

Nhìn chung, khí hậu Bắc Yên có thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi như: Cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa cùng với địa hình có độ dốc cao, chi cắt mạnh gây nên các hiện tượng lũ quét, ngập úng cục bộ một số khu vực vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô ở các xã dọc sông và quốc lộ 37 làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và giao thông của địa phương; các xã vùng cao khí hậu lạnh, mây mù bao phủ gây nhiều khó khăn trong sản xuất nhất là sản xuất cây lương thực.

3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Bắc Yên nằm trong lưu vực sông Đà, có hệ thống sông suối khá dày nhưng mật độ không đều, địa hình phức tạp, núi cao, khe sâu, có 8 suối lớn là: suối Sập, suối Cải, suối Chim, suối Lừm, suối Khoa, suối Sập Việt, suối Nhạn và rất nhiều suối nhỏ, các suối này là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; bên cạnh đó đặc điểm khí hậu và nguồn nước theo khảo sát ở 3 xã Xím Vàng, Tà Xùa, Hang Chú có thể phát triển nuôi cá Hồi.

Các suối trong khu vực có độ dốc dòng chảy lớn, có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. Huyện có 72 km Sông Đà chảy qua với diện tích mặt sông và hồ trên sông khoảng 2.510 ha có khả năng vào khai thác nuôi trồng thủy sản và phát triển tham quan, du lịch sinh thái - văn hóa. Mực nước trên sông thay đổi lớn qua mùa lũ và mùa kiệt. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình, phần lớn mặt nước thấp hơn so với mặt bằng canh tác và khu dân cư, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện, bên cạnh đó những năm gần đây do chặt phá rừng làm nương và khai thác rừng chưa hiệu quả nên lưu lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

nước giảm, nhất là ở các xã vùng cao, thường xuyên thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Huyện Bắc Yên có tài nguyên đất và tiềm năng về tài nguyên rừng lớn, khí hậu phù hợp phát triển nông lâm nghiệp là một lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp.

Theo kết quảđiều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 toàn tỉnh Sơn La do viện Ủy ban nông nghiệp tỉnh Sơn La tiến hành năm 1976, có điều tra bổ sung năm 2000 trên bản đồ 1/100.000 cho thấy, đất đai huyện Bắc Yên gồm 06 loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông suối (Py): Diện tích khoảng 220 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ (0,2% diện tích tự nhiên), nằm ở địa hình thấp dọc theo ven sông, suối. Hàm lượng dinh dưỡng đất ở mức trung bình. Loại đất này thích hợp với cho lúa nước và một số loại hoa màu (ngô, đậu đỗ, ..)

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs: diện tích khoảng 32.980 ha, chiếm 30% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao. Độ dốc phổ biến từ 20-30%, tầng đất dầy thường 50-100 cm. Hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình đến khá; độ chua của đất: PHKCL từ 3,8-4,5. Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như: chè, cây ăn quả,...

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 31.880 ha, chiếm khoảng 29% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình đồi núi cao từ 600 - 1000 m. Độ dốc thường trên 250; tầng đất mỏng, phổ biến từ 30- 50 cm; hàm lượng dinh dưỡng nghèo, đất chua PHKcl từ 3,5-4,2.

- Đất vàng đỏ trên đá Mác ma axít (Fa): diện tích 16.500 ha, chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, được phân bố trên địa hình núi cao từ 600 - 1.000 m; độ dốc phổ biến từ 20 - 250, đất có hàm dinh dưỡng nghèo; tầng dầy mỏng thường từ 30-70 cm. Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu đỗ, sắn, ...

- Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (Hs): diện tích khoảng 11.000 ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên; phân bố trên khu vực núi cao trên 1.000 m. Loại đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

này chỉ có ý nghĩa về lâm sinh.

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 7% diện tích tự nhiên; phân bố trên khu vực núi cao trên 1.000 m. Loại đất này chủ yếu để khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Ngoài ra, còn một số loại đất có diện tích 9600 ha, chiếm tỷ lệ 8,7% so với diện tích tích tự nhiên như: đất dốc tụ (D), đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv) .

Bảng 3.1. Các loại đất chính huyện Bắc Yên Loại đất KH DT (ha) TL (%) 1. Đất phù sa sông suối Py 220 0,20 2. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 32.980 29,88 3. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 32.371 29,33 4. Đất vàng đỏ trên đá Mác ma axít Fa 16.500 14,95 5. Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét Hs 11000 9,97 6. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 7700 6,98 7. Một số loại đất khác (đất dốc tụ, đất nâu đỏ trên đá vôi, ...) D, Fv 9.600 8,70 Tổng 110.371 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên, năm 2014)

Hiện nay, trên địa bàn huyện, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 45.304,69 ha, chiếm tỷ lệ lớn diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích đất này phù hợp với trồng rừng. Trong thời gian tới cần phải chuyển phần lớn diện tích đất này sang sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp nhằm đảm bảo tốt cho vùng phòng hộ xung yếu của thuỷđiện Hoà Bình cũng như mục tiêu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên khác

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt của huyện tương đối phong phú, hệ thống sông, suối khá dầy, lượng mưa bình quân hàng năm đạt 1.500 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, mùa mưa có lượng mưa lớn, tập trung gây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

lũở một số vùng, ngược lại mùa khô lại rất ít mưa, hơn nữa mặt nước lại rất thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước dưới đất: Ngoài mó nước nóng tại xã Phiêng Ban (cách QL 37 khoảng 3 km), thì nguồn nước dưới đất hiện nay trên địa bàn huyện chưa được khảo sát đầy đủ, trên thực tế ở một số khu vực nhân dân có sử dụng giếng đào để lấy nước. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, núi cao, khe sâu, độ dốc lớn nên việc khai thác nước dưới đất rất tốn kém.

* Tài nguyên rừng

Huyện có diện tích đất rừng và rừng khá lớn, diện tích đất có rừng hiện còn là 42.930,33 ha, chiếm 38,9% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ xung yếu cho hồ thuỷđiện Hoà Bình và 5.578 ha rừng đặc dụng Tà Xùa (nay là xã Háng Đồng). Hiện nay độ che phủ của rừng đạt 41,3% trong đó rừng gỗ lá rộng còn 35.537,9 ha, trữ lượng gỗ khoảng 491.100 m3, còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre là 7.902,6 ha nằm dọc 2 bờ sông Đà; diện tích rừng trồng có 4.800 ha, chủ yếu của dự án 219, dự án 747 và 661, KFW7. Trong những năm trước đây, nạn phá rừng làm nương diễn ra bừa bãi, diện tích rừng bị thu hẹp, đất trống, đồi núi trọc tăng nhanh, đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, đất đai bị sói mòn, rửa trôi. Đến nay trình độ dân trí đã được nâng lên, được giao đất, giao rừng nhân dân đã ý thức được việc bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các dự án các vụ vi phạm rừng đã giảm một cách rõ rệt, diện tích rừng trồng, diện tích khoanh nuôi bảo vệ không ngừng được tăng lên. Đến nay diện tích rừng và đất rừng hầu hết đã có chủ chăm sóc và bảo vệ. Rừng Bắc Yên đã dần dần được phục hồi và phát triển góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thuỷ bền vững cho thuỷđiện Hoà Bình.

* Tài nguyên khoáng sản

Huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, đáng kể nhất là mỏ Niekel - Đồng bản Pót, bản Phúc và bản Khoa xã Mường Khoa (diện tích khoảng trên 250 ha) có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

trữ lượng khá lớn 984.000 tấn quặng với hàm lượng Ni 3,55%, Cu 1,3% (theo số liệu khảo sát của Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc) hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản để chuẩn bị khai thác. Ngoài ra còn có mỏđồng ở Chiềng Sại (diện tích khoảng 100 ha), trữ lượng khoảng 177 tấn; mỏ chì Pắc ngà, mỏ cao lanh ở Làng Chếu; Mỏ Uran, Kaolin Trò A ở Tà Xùa; mỏĐồng - Niken ở bản Đung, bản Giàng xã Hồng Ngài.

* Tài nguyên nhân văn

Huyện Bắc Yên có 7 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo. Các dân tộc còn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc là những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và văn hoá. Trong đó dân tộc Hmông và dân tộc Thái là 02 dân tộc chiếm đa số (dân tộc Thái chiếm 31,28%, dân tộc Hmông chiếm 42,17% tổng dân số toàn huyện); Các dân tộc khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ như dân tộc Mường chiếm 17,32% dân số, dân tộc Dao chiếm 2,96%, dân tộc Kinh chiếm 5,36%.... Một số bản dân tộc còn giữđược nét truyền thống đặc sắc và có các yếu tố cảnh quan gắn với cộng đồng có tiềm năng khai thác văn hoá - du lịch, tiêu biểu có các bản, các xã:Khu vực Dãy núi xã Hồng Ngài nơi có câu truyện vợ chồng A Phủ và khu vực xã Tà Xùa có nhiều phong tục, tập quán của người Mông mang đậm bản sắc dân tộc và tính nhân văn.

Các dân tộc trên địa bàn huyện có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng đa dạng, phong phú và có tính nhân văn cao.

* Cảnh quan môi trường

Là huyện vùng núi cao, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, môi trường của huyện Bắc Yên đa dạng và còn khá tốt. Bắc Yên có nhiều tiểu vùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, các trung tâm kinh tế - xã hội chưa được phát triển mạnh, nên còn nhiều nét tự nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm 41,05% tổng diện tích tự nhiên. Trên một phần diện tích này, đất vẫn đang bị rửa trôi, xói mòn làm giảm tầng dầy, giảm độ phì gây ảnh hưởng lớn tới canh tác nông nghiệp và khả năng dự trữ nước của thuỷ điện Hoà Bình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 41 -41 )

×