0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhóm đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 58 -58 )

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

chiếm 41,05% diện tích tự nhiên, bao gồm:

- Đất đồi núi chưa sử dụng hiện có 44.812,26 ha, chiếm 98,91% diện tích đất chưa sử dụng.

- Núi đá không có rừng cây có diện tích 492,43 ha, chiếm 1,09% diện tích đất chưa sử dụng.

Diện tích đất chưa sử dụng là tiềm năng để khai thác đưa vào sử dụng trong thời gian tới với các mục đích phát triển nông nghiệp (đặc biệt là phát triển lâm nghiệp), khai thác sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Hình 3.1. Cơ cấu các loại đất năm 2014 huyện Bắc Yên 3.3. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Bắc Yên là một huyện vùng núi cao của tỉnh Sơn La, có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, dốc đứng, núi cao, khe sâu, diện tích đất bằng ít, độ cao trung bình 1.000-1.400 m so với mực nước biển. Khí hậu của huyện chia thành 02 tiểu vùng khí hậu đó là: Vùng cao mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới có thời tiết mát lạnh; vùng dọc sông Đà có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới.

Với địa hình phức tạp và khí hậu đã tạo cho địa bàn huyện hệ thống cây trồng đa dạng và phong phú và hình thành nên các loại hình sử dụng đất khác nhau, phản ảnh thực trạng sử dụng đất của vùng. Qua điều tra thu thập, nghiên cứu qua các tài liệu tổng hợp của phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Nông nghiệp của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

huyện và kết hợp với kết quả điều tra trực tiếp từ các nông hộ cho thấy trên địa bàn huyện có 08 loại hình sử dụng đất, là:

- Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp với kiểu sử dụng đất: Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất;

- Loại hình sử dụng đất nông lâm kết hợp với các kiểu sử dụng đất: Khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp chăn thả đại gia súc (Trâu, bò) ở bìa rừng; Khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp chăn thả dê ở bìa rừng; Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất kết hợp chăn thả gia súc; Trồng rừng, chăm sóc và kết hợp trồng cây hàng năm khi rừng chưa khép tán; Trồng rừng, chăm sóc và kết hợp trồng cỏđể chăn nuôi. - Loại hình sử dụng đất Chuyên lúa; - Loại hình sử dụng đất Lúa - Màu; - Loại hình sử dụng đất chuyên màu; - Loại hình sử dụng đất Cây ăn quả; - Cây CN lâu năm; - Loại hình sử dụng đất nuôi và đánh bắt thủy sản.

Tuy nhiên, do địa hình đất đai huyện Bắc Yên rất dốc (80% có độ dốc trên 250) nên ưu tiên cho việc ảm bảo độ che phủ, không khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn trên đất dốc và dưới tán rừng gây hại cho môi trường, đồng thời các loại hình rừng sản xuất chỉ mới ở dạng khoanh nuôi bảo vệ để khai thác một số sản phẩm phụ, việc kết hợp trồng cây hàng năm, trồng cỏ còn ở mức hạn chế, rất nhỏ lẻ nên chúng tôi không đánh giá các loại hình sử dụng đất này, chỉ xem xét chung ở mức độ che phủ của rừng hiện là đạt 41,3% hiện cơ bản đảm bảo độ an toàn.

Đối với loại hình sử dụng đất nuôi và đánh bắt thủy sản, hiện diện tích ao trên địa bàn huyện là rất nhỏ, chủ yếu tận dụng các hồ, đập tựđể nuôi và đánh bắt thủy sản tự nhiên, giá trị không ổn định nên đề tài cũng không xem xét. Đề tài chỉ tập trung xem xét, đánh giá 5 loại sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (Bảng 3.6).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.6. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Bắc Yên

TT Loại hình sử dụng đất Ký hiệu Kiểu sử dụng đất

1 Chuyên lúa LUT (I) 1 Lúa xuân - Lúa mùa

2 Lúa nương

2 Lúa - Màu LUT (II)

3 Lúa mùa - Ngô xuân 4 Lúa mùa - Đậu tương 5 Lúa mùa - Lạc xuân 6 Lúa mùa - Rau các loại 7 Lúa mùa - Bông 8 Lúa nương - Rưa mèo 9 Lúa nương - Bí xanh

3 Chuyên mầu LUT (III)

10 Rau, đỗ các loại 11 Ngô xuân - hè 12 Ngô hè - thu 13 Sắn

14 Dong riềng

4 Cây ăn quả LUT (IV)

15 Nhãn 16 Xoài 17 Mận hậu 18 Sơn Tra 19 Chuối

5 Cây CN lâu năm LUT (V) 20 Chè

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Yên, năm 2014)

3.3.1. Tiu vùng I

Tiểu vùng I gồm 08 xã, thị trấn (các xã Phiêng Ban, Hang Chú, Xím Vàng, Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Hồng Ngài và thị trấn Bắc Yên) có độ cao so với mực nước biển từ 1000-1400 m, địa hình dốc, chia cắt sâu; mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, có mùa đông khô, lạnh, có sương mù, kéo dài khoảng 8 tháng.

Tiểu vùng I có tổng diện tích tự nhiên là 56.794,0 ha - chiếm 51,46% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đất đai chủ yếu có thành phần cơ giới đất nặng hình thành trên nền đá phiến sét và trên đá cát. Tổng diện tích đất nông nghiệp là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

28.388,70 ha - chiếm 47,26% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, diện tích trồng lúa nước chiểm tỉ lệ nhỏ (140,2 ha) chiếm 0,49 diện tích đất nông nghiệp của vùng và 37,57% diện tích đất trồng lúa nước của huyện.

Hình 3.2. Địa hình canh tác tiểu vùng I

Loại hình canh tác chủ yếu của vùng là trồng các cây hàng năm khác như ngô, sắn, dong riềng trên đất dốc, ngoài ra có phát triển cây Chè, cây Sơn Tra và khoanh nuôi bảo vệ rừng trên địa hình núi cao.

3.2.2. Tiu vùng II

Tiểu vùng II gồm 08 xã (Pắc Ngà, Chim Vàn, Mường Khoa, Song Pe, Tạ Khoa, Chiềng Sại, Phiêng Côn và Hua Nhàn) có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 800 - 1.000 m, mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn tiểu vùng là 53.577,0 ha, chiếm 48,54% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đất đai chủ yếu có thành phần cơ giới đất nặng. Đây là vùng đất hình thành chủ yếu trên nền các đá sét và biến chất Fs, đá Mác ma axít.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Hình 3.3. Địa hình canh tác tiểu vùng II

3.2.3. Mô t các loi hình s dng đất chính ca huyn

- Loại hình sử dụng đất LUT (I) gồm các kiểu sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) và 01 vụ lúa nương:

+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, phân bố chủ yếu trên đất có đặc tính phù sa, phân bố chủ yếu ở các xã vùng II và 04/8 xã vùng I. Chủ yếu tại những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng hoặc bậc thang, điều kiện tưới tiêu bán chủ động nguồn nước tưới từ các khe, mó nước chảy từ trên núi xuống hoặc được phân bố từ các phai, đập giữ nước chảy từ các suối, khu vực ven sông Đà. Kiểu sử dụng đất này có diện tích 373ha/3.255,77 ha đất trồng lúa của huyện.

+ Kiểu sử dụng đất chuyên lúa nương, thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình độ dốc lớn bị chia cắt mạnh. Chủ yếu là trên loại đất đất đỏ vàng trên đá sét và đất vàng nhạt trên đá cát. Đối với kiểu sử dụng đất này, do các hạn chế về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, không chủđộng chếđộ tưới, tiêu, nên không bố trí được cây trồng vụđông. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phương nó được tồn tại từ rất nhiều năm và hiện có tại cả 2 tiểu vùng của huyện. Năng suất lúa không cao trung bình 9,1 tạ/ha, thay đổi theo chế độ tưới, địa hình khác nhau, song ít gặp rủi ro khi có những biến động về thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi gia đình. Phân bón được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

dùng chủ yếu là phân hoá học, tro đốt thảm thực vật hoang trên đất khi làm đất; chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đây cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng và đầu tư sản xuất dễ chấp nhận, hiện tại huyện có khoảng 1.367 ha loại đất này.

Hình 3.4. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa

- Loại hình sử dụng đất LUT (II) gồm các kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc trồng xem lúa - màu: Huyện có khoảng 1.521 ha. Loại hình này chủ yếu được áp dụng trong các vùng đất trồng 01 vụ lúa nhờ nước trời và một vụ màu do không đủ lượng nước tưới. Loại hình sử dụng đất này ít gặp rủi ro về biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi gia đình. Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân hoá học, phân hữu cơ, phân xanh tự sản xuất từ các sản phẩm canh tác dư thừa bỏ đi như thân, lá và phân chuồng. Chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đây là lý do mà những nông hộ ít có khả năng và đầu tư sản xuất dễ chấp nhận, đây cũng là loại hình sử dụng đất khá phù hợp với tập quán canh tác của địa phương. Trong loại hình này có các kiểu sử dụng đất Lúa mùa - Ngô xuân, Lúa mùa - Rau các loại và trồng xen lúa nương với dưa mèo, lúa nương với bí xanh được phổ biến và tương đối ổn định, cho thu nhập khá hơn, có nhiều triển vọng. Cây trồng của LUT này như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Vụ lúa mùa: Cơ cấu giống đã được thay đổi, có sự áp dụng các loại giống mới phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất của địa phương; các giống được sử dụng chủ yếu có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn; như: BG6, DS1, N-46, ĐB5, ĐB 6, BT-E1, TH 3-3, TH3-4 và các giống lúa lai khác. Lúa mùa, thời vụ gieo trồng tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày;

Cây trồng vụ đông: Bao gồm các cây trồng như ngô đông - xuân, các loại rau, đỗ đông (Bắp cải, su hào, các loại rau cải, xà lách, đỗ cô ve, tỏi, ....). Đối với ngô đông - xuân, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh, có xu hướng ngày càng giảm. Các ngô lai CP 999, CP 888, NK6654, LVN14, ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương; …

Ngoài ra, trong loại hình LUT (II) có kiểu sử dụng đất Lúa nương - Dưa mèo; Lúa nương - Bí xanh. Đối với diện tích Lúa nương trồng lẫn với Dưa và Bí xanh được canh tác trên đất dốc có độ dốc từ 150-250, địa hình cao, không chủđộng nước tưới, phụ thuộc vào nước trời, phân bốở tất cả các xã trong huyện. Các giống thường được sử dụng như Khẩu Cai, Khẩu Nháp, Pe Cang, Máy Khía, Khẩu Nia, Ma Tra Trắng, Má Có, Khẩu Đành, Tẻ Mèo, Ma Tra Đỏ, Khẩu Sẻ Dành, Bắc Cạn, Lương Phượng,... có thời gian sinh trưởng và có trồng xen dưa mèo, bí xanh cùng với lúa.

- Loại hình sử dụng đất LUT (III) - Chuyên màu: Được canh tác chủ yếu trên đất có độ dốc từ 200 trở lên, phân bốở tất cả các xã của huyện; cây trồng của LUT này chủ yếu là ngô, sắn, dong riềng. Đối với canh tác ngô, chủ yếu diện tích ngô của huyện được gieo trồng trên đất dốc vào tháng 4, tháng 5 hàng năm và thu hoạch vào tháng 8, tháng 9; thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày với các giống ngô chủ yếu là DK8868, LVN 25, DK 9901, DK 9955, CP 999, CP 888, NK6654, LVN14. Một phần diện tích ngô được gieo trồng vào tháng 7,8 và thu hoạch vào tháng 10, 11 của năm. Với loại hình canh tác ngô hiện tại lượng phân bón sử dụng không nhiều, người dân đã biết sử dụng các sản phẩn dư thừa của cây sau thu hoạch (thân, lá) để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

giữ nước và làm phân bón. Tuy nhiên những năm gần đây, do việc tăng cường quản lý, phòng chống cháy rừng, hạn chế đốt nương dẫn đến việc nhân dân đang lạm dụng thuốc diệt cỏ trong quá trình làm đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước.

Hình 3.5. Canh tác Lúa nương; Lúa nương - Dưa mèo (Bí xanh) trên đất dốc

Đối với canh tác sắn, thường sử dụng giống sắn KM60, KM94, KM987, KM98-5, KM160, SC205 và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát; chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chăm bón nhiều cho sắn, năng suất đạt thấp trên dưới 91 tạ/ha.

Dong riềng được trồng trên đất dốc, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và canh tác theo phương thức truyền thống, không sử dụng biện pháp bảo vệ đất với các loại giống DR1 DR3, DR49, DCNR. Không sử dụng phân bón bổ sung, năng suất thấp khoảng 90 tạ/ha.

Tại một số xã có Sông Đà chạy qua nhân dân trồng thêm các loại rau như su hào, cải bắp, rau cải, bắp cải, xà lách, đỗ cô ve, hành, tỏi, cà chua trên các khu vực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

bãi vùng ngập lòng hồ thủy điện vào mùa nước cạn, có địa hình tương đối bằng phẳng. Tại các xã vùng cao, nhân dân khai thác diện tích đất tại các bãi bồi ve suối để trồng các loại rau, đỗ chủ yếu tự cung tự cấp phục vụđời sống của người dân.

- Loại hình sử dụng đất LUT (IV) - Cây ăn quả: Trên địa bàn huyện, ngoài cây Sơn Tra là cây thế mạnh của huyện, các loại cây ăn quả chưa hình thành vùng chuyên canh diện tích lớn, chủ yếu trồng phân tán nhỏ lẻ hoặc xem ghép trong diện tích vườn tạp. Với đặc điểm chung địa hình toàn huyện, các loại cây ăn quả đều trồng trên diện tích đất dốc, riêng cây Sơn Tra trồng ởđộ cao từ 1.200m so với mực nước biển trở lên. Các loại cây ăn quả chủ yếu của huyện gồm: Nhãn, xoài, mận hậu; Sơn Tra - Chỉ có ở tiểu vùng I; cam (diện tích rất nhỏ, phân tán trong các vườn tạp) - Chỉ có ở tiểu vùng II.

- Loại hình sử dụng đất LUT (V) - Cây công nghiệp lâu năm: Có kiểu sử dụng đất trồng chè trên đất dốc của huyện. Loại hình sử dụng đất này chỉ có ở tiểu vùng I, ở độ cao trên 1.400 m với diện tích 89 ha với giống chè Tuyết shan. Tuy nhiên do không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nhiều khu vực cây chè đã già cỗi, khả năng cho thu hoạch thấp, năng suất chè chưa cao, khoảng 4,94 tạ chè búp tươi/ha.

Hình 3.6. LUT chè ở Bắc Yên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 58 -58 )

×